Tiểu thương là gì

tieu thuong la gi

Thuật ngữ tiểu thương khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Họ đóng góp một phần vô cùng quan trọng trong việc định hướng và phát triển thị trường kinh tế Việt Nam. Vậy khái niệm tiểu thương là gì?

Tiểu thương là gì?

Tiểu thương là một từ ghép Hán Việt. Trong đó “Tiểu” có nghĩa là nhỏ, còn “Thương ” là chỉ về việc kinh doanh buôn bán. Vậy khái niệm “tiểu thương” có nghĩa là người làm ăn kinh doanh buôn bán nhỏ. Tiểu thương cũng còn có thể hiểu là những đơn vị doanh nghiệp có quy mô nhỏ ví dụ như những cá nhân/hộ kinh doanh quy mô gia đình, các con buôn, những người thương lái,…

Ngay từ khi con người biết cách trao đổi hàng hoá, buôn bán, kinh doanh, thì khái niệm tiểu thương đã được hình thành và phát triển một cách nhanh chóng, mạnh mẽ. Thậm chí, các tiểu thương còn được đánh giá là “cha đẻ” của các thương gia, công ty doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn.

Đặc điểm của tiểu thương là gì

Khi nhắc đến khái niệm tiểu thương thì người ta thường hình dung đến những đặc điểm cơ bản như: quy mô của kinh doanh của các tiểu thương thường nhỏ, rời rạc, manh mún, trình độ của các tiểu thương cũng thường thấp. Hầu hết các đơn vị doanh nghiệp này có nhu cầu về vốn đầu tư thấp thế nhưng thời gian để thu hồi vốn và có lãi tương đối nhanh.

Các tiểu thương có thể đáp ứng được các mặt hàng đa dạng hoặc cũng có thể bị hạn chế về mặt hàng nhưng lại khá hiệu quả trong những phi vụ cung ứng các loại hình hàng hóa, sản phẩm cụ thể. Bên cạnh đó, những tiểu thương thường rất dễ bị phân tán, họ cũng không có nhiều tác động lớn đến nền kinh tế thị trường. Ngoài ra, những tiểu thương cũng thường phải trải qua khá nhiều những sự biến động của nền kinh tế thị trường chung, chưa kể do trình độ quản lý, giám sát công việc kinh doanh còn yếu kém, thiếu chiều sâu cho nên hiệu quả kinh tế cũng chưa cao.

Vai trò của tiểu thương là gì

Tiểu thương có các vai trò như sau:

Theo giai đoạn, thời kỳ

Trong một xã hội đang bước vào thời kỳ kinh doanh, trao đổi hàng hóa, mạnh mẽ thì chính các tiểu thương sẽ là đối tượng đóng vai trò quan trọng trong việc đặt nền móng cho những hoạt động kinh doanh, buôn bán. Họ là người khởi xướng và định hướng phát triển các hoạt động buôn bán, kinh doanh, trao đổi hàng hóa sản phẩm và dịch vụ của người dân, trong đó sự lưu thông hàng hóa dịch vụ đã đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng ở trong nền kinh tế.

Hiện tại, việc tiến hành giao thương kinh doanh hàng hóa đã tăng lên gấp bội và các giao dịch không chỉ đơn thuần là giới hạn trong một khu vực cụ thể, mà còn là giao dịch giữa các quốc gia hay các khu vực châu lục khác. Mặc dù các giao dịch tầm cỡ, quy mô lớn chỉ được thực hiện bởi các thương gia lớn, giàu có hoặc các tập đoàn có thế lực. Nhưng các tiểu thương cũng đã có sự ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế. Và cho đến tận bây giờ, không một ai có thể phủ nhận được vai trò quan trọng, to lớn của các đơn vị doanh nghiệp quy mô nhỏ trong quá trình từ sản xuất cho đến cung cấp, trao đổi hàng hóa.

Theo nhiệm vụ, chức năng

Tiểu thương thường là những chủ kinh doanh nhỏ có phạm vi hoạt động mở rộng đến tất cả những lĩnh vực kinh doanh khác nhau như: sản xuất, phân phối hàng hóa, cung ứng sản phẩm, vận chuyển hàng hóa… nhưng với quy mô vừa phải, không quá lớn. Đặc điểm chung của các tiểu thương đó là tất cả những hình thức kinh doanh của các tiểu thương đều chỉ là tự phát và có thể tự tìm hiểu hoặc tham khảo thông tin, ý kiến từ đối tượng người này sang những người khác.

Về mặt quy mô sản xuất, tiểu thương có thể là những người thực hiện công việc sản xuất nhỏ lẻ với quy mô hộ gia đình hoặc có thể là những xưởng sản xuất nhỏ để từ đó có thể đáp ứng được nhu cầu cơ bản của một số ít các cá nhân, các tổ chức kinh doanh.

Theo chức năng, các tiểu thương hiện thường được chia ra thành hai loại mô hình kinh doanh chính: tự kinh doanh những sản phẩm dịch vụ của mình sản xuất và kinh doanh những nhóm sản phẩm dịch vụ của người khác. Tuy nhiên cũng có thể có những tiểu thương kết hợp đan xen hài hòa giữa hai loại hình kinh doanh này. Có thể hiểu, các chủ doanh nghiệp nhỏ sẽ thực hiện việc kinh doanh hàng hóa của chính bản thân mình hoặc có thể là tham gia vào việc bán lại những nhóm sản phẩm dịch vụ của những người khác, tùy thuộc vào tư duy suy nghĩ quan điểm của mỗi đơn vị chủ hộ kinh doanh.

Lợi thế và bất lợi của các tiểu thương 

Lợi thế:

quy mô kinh doanh của các tiểu thương nhỏ, linh hoạt và năng động. Nguồn lực đầu tư không cần quá lớn, có thể sử dụng số vốn nhỏ, có thể dễ dàng thay đổi hội nhập phát triển. Hầu hết các quốc gia hiện nay đều có những chính sách ưu tiên cho việc phát triển kinh tế và điều đó rất có lợi cho các tiểu thương… ít chịu ảnh hưởng của vấn đề suy thoái kinh tế, khủng hoảng kinh tế.

Không giống như những bộ máy phức tạp cồng kềnh của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, công việc kinh doanh nhỏ có thể được thực hiện một cách đơn giản và dễ dàng hơn bao giờ hết. Họ có thể dễ dàng, hoàn thành công việc được vạch ra một cách nhanh chóng và mang lại kết quả cuối cùng chỉ trong thời gian ngắn.

Các tiểu thương vì có quy mô hệ thống quản lý khá nhỏ nên dễ dàng điều chỉnh thay đổi, điều này cũng giúp cho tiểu thương có thể quản lý mọi vấn đề trở nên nghiêm ngặt hơn. Vì có quy mô kinh doanh nhỏ nên các tiểu thương sẽ có sự dễ dàng điều chỉnh mọi việc một cách linh hoạt, năng động. Bên cạnh đó họ còn có thể tự do sáng tạo và cải tiến hệ thống làm việc một cách tối ưu hiệu quả.

Bất lợi

Khả năng quản lý của các tiểu thương còn kém. Không có hệ thống đồng bộ để cùng nhau có thể phát triển, làm ăn một cách manh mún, nhỏ lẻ điều này sẽ dẫn đến rất nhiều bất lợi khi bị các “ông lớn’’ nhăm nhe việc đe dọa chiếm mất thị phần và thị trường.

Khả năng vận động, quảng cáo của các tiểu thương hầu như không hiệu quả do nguồn tài chính hạn hẹp, họ được biết tới hầu như thông qua truyền miệng. Khả năng cạnh tranh ở trên thị trường của các tiểu thương luôn kém hiệu quả hơn so với những đơn vị công ty, doanh nghiệp lớn khác.Do điều kiện hoạt động kinh doanh còn thiếu sót nên họ cũng khó giành được sự tin tưởng của khách hàng.

tieu thuong la gi
tiểu thương là gì

Những nhân tố tác động đến sự phát triển của các tiểu thương là gì

Có rất nhiều nhân tố có thể gây ra sự ảnh hưởng đến việc phát triển của tiểu thương nhưng chủ yếu tập chung vào những yếu tố sau:

Con người: con người được đánh giá là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng trong bất kỳ lĩnh vực ngành nghề nào trên thế giới và đặc biệt là việc kinh doanh nhỏ lẻ thường được điều hành trực tiếp dựa trên kinh nghiệm, kỹ năng của tiểu thương, ít có cơ sở nghiên cứu chi tiết rõ ràng, không có chiến lược cụ thể nhất định.

Hệ thống cơ sở hạ tầng: nhà xưởng, các trang công cụ, các loại máy móc trang thiết bị, công nghệ là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình thực hiện sản xuất và trao đổi hàng hoá

Nguồn vốn: hầu hết vốn của các tiểu thương khi hoạt động kinh doanh đều là do tự cá nhân chi trả nên ngân sách tương đối eo hẹp.

Nền kinh tế: tuy rằng nền kinh tế toàn cầu hiện nay ít có khả năng chịu tác động ảnh hưởng lớn đến những tiểu thương, chủ hộ kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ nhưng tuy nhiên nó cũng có những tác động một phần trực tiếp đến người tiêu dùng của các hộ kinh doanh. Nếu người tiêu dùng chi tiêu mua sắm ít sẽ gây ra thiệt hại kinh tế cho các tiểu thương.

Các tiểu thương trong xã hội Việt Nam

Việt Nam hiện là một đất nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ, nền kinh tế đất nước có những bước biến chuyển mạnh mẽ, dần hội nhập với thế giới. Vai trò của tiểu thương từ xưa đến nay chắc chắn không thể phủ nhận. Ngoài những đóng góp to lớn cho nền kinh tế chung các chủ hộ kinh doanh cá nhân vừa và nhỏ cũng còn góp phần tạo ra những nét đẹp bản sắc văn hóa riêng của Việt Nam, mang đến sự ấn tượng cho du khách khi đến Việt Nam du lịch. Họ giúp duy trì sự tồn tại của rất nhiều những lịch vực ngành nghề truyền thống, giúp lưu giữ những giá trị tinh hoa của văn hoá dân tộc.

Các tiểu thương còn là nơi giúp giải quyết tình trạng thất nghiệp, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho một lượng lớn người lao động tại Việt Nam, góp phần tạo ra sự ổn định và phát triển cho xã hội. Hiện nay nhà nước đã và đang đưa ra nhiều chính sách thuận lợi giúp đẩy mạnh sự phát triển hoạt động thương mại hàng hóa tạo nên những điều kiện thuận lợi nhất cho các tiểu thương ở Việt Nam có thể phát triển.

Thử thách khó khăn dành cho các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ

Ngày nay trong khi cuộc sống – xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, công nghệ làm thay đổi những giá trị sống, các hệ thống công ty tập đoàn, doanh nghiệp lớn không ngừng tìm cách mở rộng sự ảnh hưởng, điều đó gây ra những sự tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh vừa và nhỏ của những tiểu thương.

Cơ cấu dân số chuyển dời người dân cũng không còn quá mặn mà hứng thú đầu tư vào công việc kinh doanh nhỏ lẻ, thêm vào đó là loại hình kinh doanh trực tuyến cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ và rất được khách hàng ưa chuộng…Khiến cho nhiều ngành nghề mai một, các tiểu thương không còn hứng thú khi làm nghề.

Điều này đòi hỏi các chủ hộ kinh doanh phải không ngừng học hỏi, cải tiến để từ đó có thể phát triển kinh doanh nhằm nhanh chóng có thể bắt kịp được với xu hướng phát triển của thời đại.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến tiểu thương là gì? vai trò chức năng, những ưu điểm và khó khăn, thách thức mà các tiểu thương hiện gặp phải. Khi bắt đầu kinh doanh, có thể các tiểu thương sẽ gặp bất lợi khi phải cạnh tranh với các công ty lớn tuy nhiên điều mà họ cần làm là nỗ lực kiên trì để phát huy thế mạnh của mình.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139