Thuế tncn thuê nhà

thuế tncn thuê nhà

Hiện nay, nhiều người lao động được công ty hỗ trợ tiền thuê nhà. Vậy tiền thuê nhà có tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) không? Nếu có thì tiền thuê nhà tính thuế TNCN như thế nào?

Doanh nghiệp có được trừ khoản tiền thuê nhà cho người lao động khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp không? thuế tncn thuê nhà? Bài viết sau đây của Luật Trần và Liên Danh sẽ giúp bạn làm sáng tỏ những vấn đề này.

Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu tức là việc tính thuế dựa trên thu nhập của người nộp thuế khi đã trừ đi các khoản thu nhập được tính vào miễn thuế và các khoản được giảm trừ theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân cùng các văn bản, hướng dẫn liên quan.

Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân?

Nhắc đến đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân chúng ta có thể nhắc tới các đặc điểm nổi trội như:

– Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế đánh lên tất cả cá nhân trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam có thu nhập chịu thuế. Chính vì thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu nên người có nghĩa vụ nộp thuế này không thể chuyển các khoản thuế của mình cho người khác.

Vì vậy đôi khi khi phải thực hiện tính thuế và quyết toán thuế một tâm lý chung của người chịu thuế thu nhập cá nhân là thường nặng nề, cảm thấy không vui vẻ so với việc nộp theo các loại thuế gián thu.

– Thuế thu nhập cá nhân luôn gắn với chính sách xã hội, việc nộp thuế là để phục vụ cho ngân sách nhà nước, để đóng góp vào các chính sách an sinh xã hội cũng như vì các mục đích công cộng…

– Việc đánh thuế thu nhập cá nhân thường áp dụng theo nguyên tắc lũy tiến từng phần và sẽ có biểu phí tính thuế riêng với từng mức chi trả thu nhập cụ thể của người nộp thuế với các đối tượng khác nhau.

– Việc quản lý thuế; thu thuế đòi hỏi người thực hiện cần có trình độ chuyên môn; kỹ thuật cao; chi phí quản lý thuế lớn.

Bởi bản chất của loại thuế thu nhập cá nhân là một lọai thuế phức tạp nên trong quá trình quản lý thì Cơ quan thuế phải nắm được các nguồn thu nhập chính của người chịu thuế, tình trạng cư trú… để tránh các trường hợp trốn thuế, nợ thuế…

Cá nhân cho thuê những loại tài sản nào sẽ phải đóng thuế?

– Cá nhân cho thuê tài sản là cá nhân có phát sinh doanh thu từ cho thuê tài sản bao gồm: cho thuê nhà, mặt bằng, cửa hàng, nhà xưởng, kho bãi; cho thuê phương tiện vận tải (như xe…), máy móc thiết bị không kèm theo người điều khiển; cho thuê tài sản khác không kèm theo dịch vụ.

– Lưu ý: Dịch vụ lưu trú không tính vào hoạt động cho thuê tài sản gồm: cung cấp cơ sở lưu trú ngắn hạn cho khách du lịch, khách vãng lai khác; cung cấp cơ sở lưu trú dài hạn không phải là căn hộ cho sinh viên, công nhân và những đối tượng tương tự; cung cấp

cơ sở lưu trú cùng dịch vụ ăn uống hoặc các phương tiện giải trí. 

Đối tượng phải chịu thuế:

– Nếu có doanh thu cho thuê tài sản trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN và không phải nộp lệ phí môn bài.

– Nếu có doanh thu cho thuê tài sản trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng thì thuộc trường hợp phải nộp thuế GTGT và phải nộp thuế TNCN và phải nộp lệ phí môn bài.

(Lưu ý: Cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh)

Tiền thuê nhà có tính thuế thu nhập cá nhân không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 sửa đổi, bổ sung năm 2014 và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm các khoản như sau:

Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm các khoản như: tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có), không bao gồm các khoản như: khoản lợi ích về nhà ở, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng để cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp; nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng tại khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại đó.

Do đó, tiền thuê nhà ở do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế thu nhập cá nhân được hưởng thì vẫn tính thuế thu nhập cá nhân nếu đáp ứng điều kiện theo luật định.

 Tiền thuê nhà tính thuế TNCN như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC và khoản 2 Điều 11 Thông tư số 92/2015/TT-BTC, tiền thuê nhà tính thuế thu nhập cá nhân được xác định như sau:

Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện nước và dịch vụ kèm theo) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập;

Phần vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà): là phần không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động;

Khoản tiền thuê nhà mà doanh nghiệp trả hộ cho người lao động không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà): là khoản tiền được tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động.

Lưu ý: Một số trường hợp cần lưu ý theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 92/2015/TT-BTC như sau:

Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân căn cứ vào tiền thuê nhà hoặc chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ sở làm việc;

Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có), không bao gồm các khoản sau: khoản lợi ích về nhà ở, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng để cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp; nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng tại khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại đó.

thuế tncn thuê nhà
thuế tncn thuê nhà

Ví dụ: Bà A đi làm tại công ty có thu nhập phát sinh trong một tháng như sau:

Lương cơ bản: 9.000.000 đồng;

Phụ cấp chức vụ: 1.500.000 đồng;

Phụ cấp thuê nhà: 5.000.000 đồng;

Phụ cấp cơm trưa: 730.000 đồng; (là mức phụ cấp không tính thuế)

Tổng thu nhập của bà A: 16.230.000 đồng.

Như vậy: Tổng thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của bà A (chưa bao gồm tiền thuê nhà) = 16.230.000 – 5.000.000 – 730.000 = 10.500.000 đồng.

Tiền thuê nhà tính vào thu nhập chịu thuế = 15% x 10.500.000 = 1.575.000 đồng.

Tổng thu nhập chịu thuế (bao gồm tiền thuê nhà) = 10.500.000 + 1.575.000 = 12.075.000 đồng.

Do đó, trong số tiền phụ cấp nhà ở mà công ty trả cho bạn, chỉ tính 1.575.000 đồng vào thu nhập chịu thuế của bạn. Phần còn lại (5.000.000 – 1.575.000 = 3.425.000 đồng) không phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.

Trong trường hợp này, bà A phải nộp thuế thu nhập cá nhân trên tổng thu nhập chịu thuế là 12.075.000 đồng.

Tiền thuê nhà cho người lao động được trừ thuế thu nhập doanh nghiệp?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư số 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính, doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động trong đó có ghi khoản chi về tiền nhà do doanh nghiệp trả cho người lao động, khoản chi trả này có tính chất tiền lương, tiền công và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Theo đó, tiền thuê nhà do doanh nghiệp trả cho người lao động sẽ được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, tuy nhiên doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu về hồ sơ chứng từ sau đây:

Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân cho chủ nhà (nếu có);

Chứng từ trả tiền thuê nhà;

Hợp đồng thuê nhà;

Nêu rõ các quy chế thưởng phạt do chủ doanh nghiệp, hội đồng quản trị, giám đốc quy định đối với quy chế tài chính và tổng công ty theo quy định;

Quy chế tài chính của công ty, tập đoàn lao động;

Quy chế và thỏa ước lao động tập thể;

Hợp đồng lao động.

Tóm lại, tiền thuê nhà do doanh nghiệp trả cho người lao động sẽ được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp nếu doanh nghiệp đáp ứng điều kiện theo luật định.

Cá nhân có doanh thu cho thuê nhà dưới 100 triệu đồng/năm không phải nộp thuế tncn thuê nhà

Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 100/2021/TT-BTC sửa đổi Thông tư 40/2021/TT-BTC hướng dẫn về thuế GTGT, thuế TNCN và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Theo đó, sửa đổi phương pháp tính thuế đối với cá nhân cho thuê tài sản tại điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư 40/2021/TT-BTC như sau:

– Cá nhân chỉ có hoạt động cho thuê tài sản và thời gian cho thuê không trọn năm, nếu phát sinh doanh thu cho thuê từ 100 triệu đồng/năm trở xuống thì thuộc diện không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN. 

– Trường hợp bên thuê trả tiền thuê tài sản trước cho nhiều năm thì mức doanh thu để xác định cá nhân phải nộp thuế hay không phải nộp thuế là doanh thu trả tiền một lần được phân bổ theo năm dương lịch. 

* Hoạt động cho thuê tài sản theo Thông tư 40/2021/TT-BTC bao gồm:

– Cho thuê nhà, mặt bằng, cửa hàng, nhà xưởng, kho bãi không bao gồm dịch vụ lưu trú; 

– Cho thuê phương tiện vận tải, máy móc thiết bị không kèm theo người điều khiển; 

– Cho thuê tài sản khác không kèm theo dịch vụ. 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về thuế tncn thuê nhà Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139