Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại Hà Nam

thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại Hà Nam

Những năm gần đây, Hà Nam trở thành một nơi đáng đến để có thể đầu tư và phát triển kinh doanh. Chính sách mở cửa của tỉnh, hỗ trợ các nhà đầu tư về mọi mặt làm nhu cầu về thành lập địa điểm kinh doanh tại Hà Nam tăng lên nhanh chóng. Bởi vậy, trong bài viết dưới đây, Luật Trần và Liên danh xin giới thiệu đến thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại Hà Nam với những nội dung chính khách hàng cần nắm rõ khi có nhu cầu!

1. Những lợi ích khi thành lập địa điểm kinh doanh tại Hà Nam

thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại Hà Nam

                                       thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại Hà Nam

1. Những lợi ích khi thành lập địa điểm kinh doanh tại Hà Nam

Hà Nam đã ban hành và tích cực tổ chức về đẩy mạnh công nghiệp hóa đa dạng hóa các ngành nghề kinh tế, tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững về mọi mặt. Bởi vậy, không thể phủ nhận rằng, nhu cầu về thành lập địa điểm kinh doanh tại đây tăng mạnh mẽ.

Địa điểm kinh doanh tại Hà Nam là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Bởi vậy, những lợi ích mà quý khách hàng nhận được có thể nói đến gồm:

  • Bảo vệ quyền và lợi ích của công ty chủ quản theo sự ủy quyền của doanh nghiệp.
  • Thực hiện chức năng của một văn phòng liên lạc;
  • Thực hiện các hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp mẹ tiếp cận với thị trường và các đối tác kinh doanh.
  • Mặc dù không được thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời nào khác song địa điểm kinh doanh tại Hà Nam cũng có thể thay mặt công ty ký các hợp đồng hoặc thực hiện các công việc khác được giao, trong phạm vi ủy quyền

2. Những công việc công ty Luật Trần và Liên danh thực hiện để tiến hành thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại Hà Nam

– Tư vấn về thông tin, giấy tờ trước khi thành lập địa điểm kinh doanh tại Hà Nam

  • Thông tin về tên địa điểm kinh doanh: Tên địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
  • Thông tin về địa chỉ của địa điểm kinh doanh: Địa chỉ địa điểm kinh doanh có thể được đặt trong phạm vi cùng tỉnh hoặc khác tỉnh của địa chỉ công ty. Doanh nghiệp không được sử dụng nhà chung cư hoặc tập thể để đăng ký cho địa chỉ địa điểm kinh doanh.
  • Thông tin về ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh: Ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh phải đúng với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Địa điểm kinh doanh không được phép kinh doanh những ngành nghề mà doanh nghiệp chưa đăng ký kinh doanh.
  • Thông tin về Người đứng đầu địa điểm kinh doanh: Người đứng đầu địa điểm kinh doanh là cá nhân được công ty cử để thực hiện việc quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của địa điểm kinh doanh. Luật doanh nghiệp không có quy định cụ thể về điều kiện của Người đứng đầu địa điểm kinh doanh. Vì vậy, mọi cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự, có đủ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất, đạo đức đều có thể được công ty bổ nhiệm làm Người đứng đầu địa điểm kinh doanh.

– Tư vấn về các giấy tờ tài liệu cần chuẩn bị khi thành lập địa điểm kinh doanh:

Hồ sơ lập địa điểm kinh doanh bao gồm:

  • Thông báo lập địa điểm kinh doanh: Theo mẫu quy định tại Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:

              + Mã số doanh nghiệp;

              + Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);

              + Tên địa điểm kinh doanh:

              + Địa chỉ của địa điểm kinh doanh:

              + Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh

              + Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

  •  Quyết định thành lập địa điểm kinh doanh công ty;
  •  Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục lập địa điểm kinh doanh
  • Bản sao chứng thực CMTND/Căn cước/Hộ chiếu của người nộp hồ sơ

– Tư vấn về quy trình thành lập văn phòng địa điểm kinh doanh theo các bước cụ thể sau:

Bước 1: Chuẩn bị thông tin cho việc thành lập địa điểm kinh doanh

Doanh nghiệp cần chuẩn bị thông tin cho việc thành lập địa điểm kinh doanh như thông tin địa chỉ địa điểm kinh doanh, người đứng đầu địa điểm kinh doanh….vv.

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh theo quy định

Hồ sơ là tại liệu quan trọng và là căn cứ để cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận thành lập địa điểm cho doanh nghiệp, chi tiết hồ sơ đã được chúng tôi trình bày ở nội dung trên.

Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập địa điểm đến Phòng Đăng ký kinh doanh

Sau khi soạn thảo xong hồ sơ, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ bằng hình thức online (trực tuyến) qua công thông tin

Bước 4: Phòng Đăng ký kinh doanh xử lý hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

Hồ sơ sau khi được nộp sẽ được sở kế hoạch đầu tư xem xét tính hợp pháp để tiến hành cấp giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh hoặc yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

Bước 5: Cấp giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh công ty

Sau khi thẩm định và xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, sở kế hoạch đầu tư sẽ tiến hành cập giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp và đăng thông tin thông tin địa điểm trên cơ sở dữ liệu.

3. Nộp hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh ở đâu

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và thụ lý giải quyết: Doanh nghiệp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Ví dụ: Công ty A có đăng ký trụ sở chính tại thành phố Hà Nội và muốn lập địa điểm kinh doanh ở tỉnh Hưng Yên, công ty A sẽ nộp hồ sơ tới Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hưng Yên để thành lập địa điểm kinh doanh.

Thời gian thành lập địa điểm kinh doanh: 3-5 ngày làm việc tính từ ngày hồ sơ được nộp và chấp nhận hợp lệ.

4. Cách thức nộp hồ sơ đăng kí thành lập địa điểm kinh doanh

Sau khi hoàn tất hồ sơ, bước tiếp theo mọi người cần thực hiện chính là gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước chuyên trách. Có hai cách thức nộp hồ sơ mà mọi người có thể lựa chọn chính là: gửi hồ sơ trực tiếp tới Phòng Đăng ký kinh doanh và gửi hồ trực trực tuyến trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Đối với cách thức nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh trực tiếp

Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ có một Sở Kế hoạch và Đầu tư riêng. Phụ thuộc vào việc doanh nghiệp đăng ký thành lập ở Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nào, mà hồ sơ sẽ nộp tại Sở đó.

Đối với cách thức nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh trực tuyến

Ngoài việc nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, mọi người còn có thể lựa chon hình thức gửi hồ sơ online thông qua Cổng thông tin quốc gia trên https://dangkykinhdoanh.gov.vn/. Hình thức được khá nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhờ tiết kiệm thời gian, không phải di chuyển nhiều.

Bên cạnh dịch vụ về thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh, Luật Trần và Liên danh còn cung cấp các dịch vụ thành lập công ty, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, kho chứa hàng, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh (thay đổi tên công ty, (thay đổi trụ sở công ty, bổ sung thay đổi ngành nghề, tăng giảm vốn điều lệ, thay đổi thành viên công ty, chuyển đổi loại hình kinh doanh,…), thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài, dịch vụ kế toán, Thay đổi giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, dịch vụ đăng ký chữ ký số giá rẻ, hóa đơn điện tử, đăng ký nhãn hiệu, …

Trên đây là một số chia sẻ về thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại Hà Nam của Luật Trần và Liên danh, hi vọng qua bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các bước mở địa điểm kinh doanh công ty. Hãy liên hệ với chúng tôi để được cung cấp dịch vụ một cách chuyên nghiệp và nhanh nhất. Luật Trần và Liên danh – Đồng hành pháp lý cùng bạn

5. Những lợi ích khi lựa chọn dịch vụ tiến hành thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại Hà Nam của công ty Luật Trần và Liên danh

Khi đến với dịch vụ của Luật Trần và Liên danh, quý khách hàng sẽ được chúng tôi

– Tư vấn về hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh, gồm:

  • Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu địa điểm kinh doanh.
  • Văn bản ủy quyền cho Luật Trần và Liên danh thực hiện thủ tục

– Tư vấn về địa điểm nộp hồ sơ hoặc thay mặt quý khách thực hiện dịch vụ

  • Cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh nộp hồ sơ đăng ký qua mang điện tử hoặc nộp trực tiếp đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi địa điểm kinh doanh đặt trụ sở.
  • Trường hợp sử dụng dịch vụ trọn gói của Luật Trần và Liên danh thì chúng tôi sẽ thay mặt quý khách thực hiện công việc

– Tư vấn về thời điểm nhận hồ sơ hoặc nhận và trả kết quả thành lập địa điểm kinh doanh cho quý khách

    • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.
    • Nếu quý khách hàng sử dụng dịch vụ của chúng tôi thì trường hợp có vấn đề phát sinh, chuyên viên đảm nhận hồ sơ sẽ tự giải quyết và đảm bảo giao giấy chứng nhận đúng thời hạn trong văn bản ủy quyền, làm hài lòng quý khách
Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139