Thủ tục đăng ký nội quy lao động

thủ tục đăng ký nội quy lao động

Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động bằng văn bản nếu sử dụng từ 10 lao động trở lên. Vậy thủ tục đăng ký nội quy lao động như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Trần và Liên Danh xin hướng dẫn về thủ tục đăng ký nội quy lao động.

Đối tượng phải đăng ký nội quy lao động

Theo quy định tại khoản 1 Điều 118 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản.

Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 119 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh.

Doanh nghiệp nào bắt buộc phải đăng ký nội quy lao động?

Theo khoản 1 Điều 118 BLLĐ năm 2019, mọi người sử dụng lao động đều phải ban hành nội quy lao động, trường hợp sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản.

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 119 Bộ luật này cũng chỉ rõ:

Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh.

Như vậy, các doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên bắt buộc phải đăng ký nội quy lao động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trường hợp không đăng ký nội quy lao động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh, doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 05 – 10 triệu đồng (theo điểm b khoản 2 Điều 18 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).

Do đó, để không bị phạt, doanh nghiệp sử dụng từ 10 lao động trở lên cần nghiêm túc thực hiện thủ tục đăng ký nội quy lao động.

 Nội dung của nội quy lao động

Theo khoản 2 Điều 118 Bộ luật Lao động 2019 quy định nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan, bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

– Trật tự tại nơi làm việc;

– An toàn, vệ sinh lao động;

– Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

– Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;

– Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động;

– Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động;

– Trách nhiệm vật chất;

– Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động.

Lưu ý:

– Trước khi ban hành nội quy lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

– Nội quy lao động phải được thông báo đến người lao động và những nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.

Hồ sơ đăng ký nội quy lao động

Điều 120 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hồ sơ đăng ký nội quy lao động bao gồm:

– Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động;

– Nội quy lao động;

– Văn bản góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;

– Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (nếu có).

thủ tục đăng ký nội quy lao động
thủ tục đăng ký nội quy lao động

Trình tự, thủ tục thực hiện đăng ký nội quy lao động

Căn cứ theo quy định tại Điều 119 Bộ luật Lao động 2019, trình tự thủ tục thực hiện đăng ký nội quy lao động như sau:

Bước 1. Nộp hồ sơ

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh.

Bước 2. Cơ quan chuyên môn xem xét, tiếp nhận hồ sơ

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu nội dung nội quy lao động có quy định trái với pháp luật thì cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo, hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại.

Việc đăng ký là điều kiện để nội quy lao động có hiệu lực pháp luật.

Lưu ý:

Người sử dụng lao động có các chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh đặt ở nhiều địa bàn khác nhau thì gửi nội quy lao động đã được đăng ký đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Hiệu lực của nội quy lao động

Theo Điều 121 Bộ luật Lao động 2019, hiệu lực của nội quy lao động được quy định như sau:

– Nội quy lao động có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 119 của Bộ luật Lao động 2019 nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký nội quy lao động.

– Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động ban hành nội quy lao động bằng văn bản thì hiệu lực do người sử dụng lao động quyết định trong nội quy lao động.

Doanh nghiệp có bắt buộc có nội quy lao động?

Tôi mới làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp vào đầu năm nay, doanh nghiệp của tôi có 8 lao động thường xuyên, tuy nhiên có những thời điểm có thể thuê tới 20 lao động mùa vụ. Vậy doanh nghiệp của tôi có buộc phải làm nội quy lao động hay không? Nếu có thì thủ tục là như thế nào?

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn, luật sư của Luật Trần và Liên Danh xin trả lời như sau:

Trước tiên, doanh nghiệp của bạn thuộc trường hợp buộc phải có nội quy lao động.

Điều 118 Bộ luật lao động 2019 quy định cụ thể:

  1. Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản.
  2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

Trật tự tại nơi làm việc;

An toàn, vệ sinh lao động;

Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

  1. Trước khi ban hành nội quy lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
  2. Nội quy lao động phải được thông báo đến người lao động và những nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.

Theo đó, có thể thấy rằng tính chất hợp đồng lao động là hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn hay hợp đồng mùa vụ cũng như tính chất thường xuyên của công việc không ảnh hưởng đến việc Doanh nghiệp có phải lập nội quy lao động hay không?  

Pháp luật quy định cụ thể, chỉ cần sử dụng từ 10 lao động trở lên, người sử dụng lao động sẽ buộc phải có lập nội quy lao động, vậy nên doanh nghiệp của bạn có thời điểm sử dụng đến gần 30 lao động thì buộc phải có nội quy lao động.

Đây là quy định hợp lý nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người lao động bởi khi sử dụng một lượng lớn lao động, để các mối quan hệ công bằng và khách quan cần đến những văn bản mang tính chất nội bộ, quy định về các vấn đề cơ bản trong quan hệ lao động như: chế độ tuyển dụng, chế độ làm việc, lương và thưởng cho người lao động, kỷ luật lao động…như nội quy lao động.

Về thủ tục đăng ký nội quy lao động, bạn có thể tham khảo quy định tại các điều 119 và điều 120 Bộ luật lao động 2019 như sau:

– Trong 10 ngày kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động nộp hồ sơ đăng ký tại Sở Lao động, thương binh và xã hội;

– Hồ sơ gồm:

+ Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động;

+ Nội quy lao động;

+ Văn bản góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;

+ Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (nếu có).

– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động, nếu nội quy lao động có quy định trái với pháp luật thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh thông báo, hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại.

Sửa đổi nội quy lao động có phải đăng ký lại?

Với hàng loạt quy định mới tại BLLĐ năm 2019, các doanh nghiệp sẽ phải tiến hành sửa đổi nội quy lao động của mình để phù hợp với quy định của pháp luật. Đơn cử như việc bổ sung nội dung về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc; người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động…

Vậy khi sửa đổi nội quy lao động theo các quy định mới, doanh nghiệp có cần đăng ký lại nội quy lao động không?

Trước đây, theo khoản 5 Điều 28 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành BLLĐ năm 2012, trường hợp sửa đổi, bổ sung nội quy lao động đang có hiệu lực, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thực hiện đăng ký lại nội quy lao động.

Tuy nhiên, hiện nay, tại khoản 3 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn BLLĐ năm 2019 này, khi sửa đổi, bổ sung nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Ngoài ra, Nghị định này và BLLĐ năm 2019 không có quy định nào đề cập đến việc phải đăng ký lại nội quy lao động khi sửa đổi. Do đó, người sử dụng lao động không bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký lại nội quy lao động khi sửa đổi, bổ sung.

Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn cần đảm bảo nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan (theo khoản 2 Điều 118 BLLĐ năm 2019).

Như vậy, trên đây là toản bộ nội dung tư vấn của Luật Trần và Liên Danh về thủ tục đăng ký nội quy lao động. Nếu bạn đọc còn có bất cứ câu hỏi hay vướng mắc nào liên quan đến nội dung tư vấn của Luật Trần và Liên Danh, bạn đọc xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn tốt nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139