Nhà đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam thành lập công ty thì phải xin giấy phép thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Pháp luật Việt Nam quy định chặt chẽ về thủ tục này nhằm quản lý nghiệm trong lĩnh vực đầu tư. Thủ tục thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài thực hiện như thế nào? Luật Trần và Liên danh sẽ chia sẻ về thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại huyện Mê Linh trong bài viết sau.
Căn cứ pháp lý về việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Biểu cam kết WTO,
Luật đầu tư năm 2020 và văn bản hướng dẫn thi hành;
Luật doanh nghiệp năm 2020 và văn bản hướng dẫn thi hành;
Văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực đầu tư.
Hiệp định thương mại với các nước nhà đầu tư nước ngoài mang quốc tịch.
Nghị định số 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại và Luật quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài là gì?
Luật đầu tư năm 2020 thì không có quy định cụ thể về định nghĩa thế nào là công ty có vốn đầu tư nước ngoài nhưng công ty có vốn đầu tư nước ngoài có thể được hiểu thông qua các định nghĩa sau.
Theo khoản 21 Điều 3 Luật Đầu tư thì “Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.”
Trong khi đó “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.” (Khoản 22, Điều 3 Luật đầu tư), thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
“Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác theo quy định của pháp luật về dân sự và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh” (Khoản 23, Điều 3 Luật đầu tư).
“Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.” (Khoản 19, Điều 3 Luật đầu tư).
Từ những định nghĩa trên, có thể hiểu công ty có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, do các nhà đầu tư là cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài thành lập hoặc tham gia góp vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Ưu điểm thủ tục nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần vào công ty Việt Nam, thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại huyện Mê Linh
Ưu điểm thủ tục nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần vào công ty Việt Nam so với thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài nhà đầu tư nước ngoài góp vốn ngay từ đầu như sau:
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài dù có thành viên là nhà đầu tư nước ngoài nhưng không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Khi doanh nghiệp không có Giấy chứng nhận đầu tư sẽ giảm thiểu thủ tục khi có sự thay đổi các nội dung đăng ký doanh nghiệp với cơ quan nhà nước,thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;
Thủ tục thay đổi đơn giản: Khi doanh nghiệp chỉ có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ phải thực hiện khi có sự thay đổi tên công ty, địa chỉ công ty, thông tin chủ sở hữu,…thực hiện thủ tục giống như doanh nghiệp Việt Nam;
Không phải thực hiện nghĩa vụ báo cáo tình hình thực hiện dự án, báo cáo giám sát đầu tư,…;
Không phải thực hiện các thủ tục cập nhật thông tin đầu tư trên hệ thống quản lý về đầu tư.
Thủ tục chứng minh năng lực tài chính cũng đơn giản và dễ dàng hơn.
Các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần vào công ty Việt Nam đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (kể cả trường hợp mua tới 100% vốn góp của công ty) cũng không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trừ trường hợp công ty kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, nếu nhà đầu tư nước ngoài mua từ 1% phần vốn góp cũng cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại huyện Mê Linh
Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư sau:
– Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
– Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tại những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.
Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, gồm:
– Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
– Dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:
– Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Dự án đầu tư thực hiện đồng thời ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.
Những hình thức đầu tư thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại huyện Mê Linh hiện nay
Các hình thức thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại huyện Mê Linh như sau:
Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật này và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư thông qua tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp hoặc đầu tư theo hợp đồng, xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:
a) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
b) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
c) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên.
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC,Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư.
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì được làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.
Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục thành lập tổ chức kinh tế để thực hiện dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế
Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế.
Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Luật này.
Hình thức và điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế
Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
a) Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
b) Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
c) Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
a) Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
b) Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
c) Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
d) Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo các hình thức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 22 của Luật này.
Làm sao để chọn Văn phòng Luật sư, công ty luật phù hợp nhất cho sự việc thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại huyện Mê Linh của tôi?
Địa phương nơi hành nghề của Luật sư hoặc các quận lân cận là tiêu chí quan trọng nhất
Địa phương nơi hành nghề của Luật sư là một trong những tiêu chí quan trọng nhất mà bạn cần quan tâm khi chọn Luật sư. Bạn nên chọn Luật sư gần nơi mà bạn đang sinh sống hoặc gần nơi bạn làm việc. Điều này tạo thuận lợi cho bạn trong việc đi lại, gặp mặt và trao đổi trực tiếp với Luật sư. Thường thì công việc của Luật sư sẽ kéo dài trong một khoản thời gian nhất định nên nếu chọn được Luật sư ở gần thì bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian đi lại sau này.
Bạn cũng có thể lựa chọn Luật sư ở gần nơi mà vụ việc của bạn cần phải được giải quyết nếu nơi bạn sinh sống hoặc làm việc khác với nơi đó (ví dụ, nếu bạn có tranh chấp mảnh đất thì bạn nên lựa chọn Luật sư ở địa bàn nơi mảnh đất đó toạ lạc). Thông thường, các Luật sư sẽ hiểu rõ thủ tục hành chính ở địa phương nơi mình hành nghề, cũng như có kinh nghiệm giải quyết công việc với các cơ quan nhà nước ở địa phương đó. Những lợi thế này có thể giúp Luật sư hỗ trợ bạn tốt hơn trong vụ việc của bạn.
Do sự phát triển của các phương tiện liên lạc như điện thoại, máy tính nên việc giao tiếp với các Luật sư ở xa cũng trở nên dễ dàng và ít tốn kém hơn. Vì vậy, bạn cũng có thể chọn Luật sư ở bất cứ nơi nào nếu bạn chỉ muốn được Luật sư tư vấn qua điện thoại hoặc qua email (mà không cần gặp mặt trực tiếp).
Lĩnh vực hành nghề của Luật sư
Do các lĩnh vực pháp luật quá rộng lớn và đa dạng nên các Luật sư thường chọn chỉ tập trung hành nghề trong một số lĩnh vực nhất định. Điều này giúp các Luật sư có thời gian nghiên cứu chuyên sâu pháp luật lĩnh vực đó và tích luỹ được nhiều kiến thức hơn. Vì vậy, khi cần thuê Luật sư, bạn nên chọn Luật sư có lĩnh vực hành nghề phù hợp với vụ việc của bạn. Ví dụ, nếu bạn cần nhờ Luật sư giúp bạn tư vấn về ly hôn và chia tài sản thì những Luật sư hành nghề trong lĩnh vực tư vấn thuế hay tư vấn lao động sẽ không phải là lựa chọn tốt. Thay vào đó, bạn nên chọn Luật sư hành nghề trong lĩnh vực hôn nhân – gia đình.
Thời gian hành nghề cũng là một yếu tố quan trọng, và những Luật sư đã hành nghề lâu năm sẽ có kiến thức phong phú và kinh nghiệm dày dạn, kể cả khi tư vấn hoặc khi tham gia bảo vệ quyền lợi của bạn tại phiên toà. Nếu vụ việc của bạn quá phức tạp hoặc có gía trị tranh chấp lớn, bạn nên cân nhắc lựa chọn Luật sư có nhiều năm kinh nghiệm để hỗ trợ bạn. Tuy nhiên, nếu vụ việc của bạn đơn giản thì lựa chọn Luật sư trẻ sẽ phù hợp hơn.
Trình tự thủ tục thành lập chi nhánh công ty
Hồ sơ thành lập cho nhánh công ty
– Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty trách nhiệm hữu hạn gồm:
(1) Thông báo đăng ký hoạt động chi nhánh (Phụ lục II-7 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
(2) Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc lập chi nhánh (đối với công ty TNHH 1 thành viên);
(3) Bản sao biên bản họp và quyết định của Hội đồng thành viên về việc thành lập chi nhánh công ty (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
(4) Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục này nếu người thực hiện thủ tục không phải là người đại diện của công ty;
(5) Bản sao hợp lệ Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu Người đứng đầu chi nhánh
– Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty cổ phần gồm:
(1) Thông báo đăng ký hoạt động chi nhánh (Phụ lục II-7 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
(2) Quyết định của Hội đồng quản trị về việc lập chi nhánh;
(3) Biên bản của Hội đồng quản trị về việc lập chi nhánh
(4) Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục này (nếu có);
(5) Bản sao hợp lệ Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu Người đứng đầu chi nhánh
Thủ tục đăng kí thành lập chi nhánh công ty
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đã được đề cập tại mục 4.2 bài viết
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tiến hành nộp tại văn phòng đại diện đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh.
Bước 2: Theo dõi hồ sơ và nhận kết quả
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phường đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
+ Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.
Trên đây là bài viết tư vấn về thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại huyện Mê Linh của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline Công ty luật để được tư vấn miễn phí.