Thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Hà Nội

thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Hà Nội

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, Thành lập công ty có vốn nước ngoài ở Việt Nam ngày càng phát triển, ngày càng có nhiều người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam. Công ty có vốn đầu tư nước ngoài là một loại hình tổ chức kinh tế đặc biệt, với một phần hoặc toàn bộ vốn góp là của nhà đầu tư nước ngoài và được thành lập, hoạt động tuân thủ theo quy định pháp luật Việt Nam và một số công ước, luật pháp quốc tế. Thủ tục thành lập công ty vốn nước ngoài ở Việt Nam phải đáp ứng một số điều kiện riêng quy định trong Luật doanh nghiệp 2020 và Luật đầu tư 2020. Doanh nghiệp nước ngoài là gì? Thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Hà Nội ra sao? Sau đây là một số quy định pháp luật hiện hành về thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài cũng như dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam mà Luật Trần và Liên danh cung cấp.

Nhà đầu tư nước ngoài là gì?

Căn cứ khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định như sau:

“19. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.”

Quy định về đầu tư thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Hà Nội của nhà đầu tư nước ngoài

(1) Căn cứ Điều 22 Luật Đầu tư 2020 quy định về đầu tư thành lập tổ chức kinh tế như sau:

– Nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định sau đây:

+ Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;

+ Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;

+ Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa,thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

– Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

(2) Căn cứ Điều 63 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài như sau:

– Trừ trường hợp quy định tại Điều 67 Nghị định này, nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế và thực hiện dự án đầu tư theo thủ tục sau:

+ Trường hợp thực hiện dự án đầu tư mới, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư mới và thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;

+ Trường hợp nhận chuyển nhượng dự án đầu tư và thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trong trường hợp dự án đó không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trong trường hợp dự án đó đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) và thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

– Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

– Vốn điều lệ của tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện dự án đầu tư không nhất thiết phải bằng vốn đầu tư của dự án đầu tư. Tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập thực hiện góp vốn và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư,thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;

Như vậy, trường hợp thực hiện dự án đầu tư mới, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư mới và thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

Theo đó thủ tục trước tiên đó là xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Điều 37, Điều 38 Luật Đầu tư 2020); sau đó thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế (về việc thành lập doanh nghiệp bạn tham khảo Nghị định 01/2021/NĐ-CP).

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có được thực hiện quyền xuất nhập khẩu không?

(1) Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu như sau:

“2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này phải thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Danh mục hàng hóa và lộ trình do Bộ Công Thương công bố, đồng thời thực hiện các quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan”.

(2) Căn cứ Điều 4 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu như sau:

– Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.

– Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật.

– Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra theo quy định tại Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật,xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư;

– Đối với hàng hóa không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này, thương nhân chỉ phải giải quyết thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan hải quan.

Như vậy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện quyền xuất nhập khẩu nếu đáp ứng đấy đủ các điều kiện nêu trên,Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư.

Ngoài ra, bạn tham khảo thêm Nghị định 09/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Thủ tục nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty Việt Nam để thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Hà Nội (FPI)

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài

Hồ sơ đăng ký mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp Việt Nam

+ Văn bản đăng ký mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần. Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần vào tổ chức kinh tế.

+ Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân. Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.

+ Văn bản thỏa thuận về việc góp vốn, mua cổ phần giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế nhận góp vốn, mua cổ phần;

+ Văn bản kê khai (kèm theo bản sao) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế nhận vốn góp, cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký mua phần vốn góp, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài

+ Nhà đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký đầu tư – Sở Kế hạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Thông báo về việc đáp ứng đủ điều kiện góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam.

Bước 3: Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam.

+ Trường hợp Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn trên 51%, Công ty Việt Nam thực hiện mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp. Nhà đầu tư thực hiện góp vốn, chuyển vốn thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp.

+ Các thành viên, cổ đông chuyển nhượng vốn thực hiện kê khai và nộp thuế khi chuyển nhượng theo pháp luật thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu có).

Bước 4: Thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi nhà đầu tư nước ngoài hoàn thiện việc góp vốn, công ty tiến hành thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp. Việc thay đổi Giấy chứng nhận doanh nghiệp là để ghi nhận việc góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Hà Nội
thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Hà Nội

Hồ sơ thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh;

+ Quyết định về việc thay đổi của công ty;

+ Biên bản họp về việc thay đổi công ty;

+ Hợp đồng chuyển nhượng và các giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc chuyển nhượng có xác nhận của đại diện pháp luật của công ty;

+ Danh sách thành viên góp vốn hoặc Danh sách cổ đông là người nước ngoài;

+ Bản sao công chứng hộ chiếu/ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà đầu tư.

Thẩm quyền cấp thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính.

Dịch vụ tư vấn thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Hà Nội của Luật Trần và Liên danh

Dịch vụ tư vấn thành lập công ty vốn nước ngoài được biết đến là một trong những dịch vụ trọng tâm của Luật Trần và Liên danh. Với hệ thống văn phòng luật chuyên nghiệp toàn quốc và đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, Luật Trần và Liên danh tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp

Dịch vụ tư vấn thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Hà Nội của Luật Trần và Liên danh bao gồm những nội dung sau:

–  Tư vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan đến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bao gồm: 

+ Tư vấn các chủ trương, chính sách của Nhà nước liên quan đến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

+ Tư vấn lựa chọn các hình thức đầu tư nước ngoài phù hợp với nhu cầu của các nhà đầu tư.

+ Tư vấn về điều kiện thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Hà Nội

+ Tư vấn thủ tục thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Hà Nội bao gồm các thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép kinh doanh.

Ngoài ra, Luật Trần và Liên danh hỗ trợ tư vấn cho khách hàng những nội dung khác liên quan như lựa chọn địa điểm đầu tư, chế độ báo cáo giám sát định kỳ sau khi lập dự án, chế độ kê khai thuế, chế độ kế toán, thủ tục đăng ký tạm trú cho nhà đầu tư nước ngoài,..

– Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty có vốn nước ngoài, soạn thảo các văn bản pháp ly theo quy định đầu tư nước ngoài vào Việt Nam của Luật đầu tư 2020, bao gồm các nội dung như:

+ Chuẩn bị hồ sơ tài liệu cần thiết để xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án, cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, con dấu pháp nhân, Giấy phép kinh doanh.

+ Nghiên cứu, xem xét hồ sơ do khách hàng cung cấp. 

+ Đại diện cho khách hàng khi thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến hoạt động thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài; thay mặt nhà đầu tư làm việc với các cơ quan có thẩm quyền.

Trên đây là bài viết tư vấn về thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Hà Nội của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline Công ty luật  để được tư vấn miễn phí.­­

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139