Thành lập công ty có vốn nhật bản tại việt nam

thành lập công ty có vốn nhật bản tại việt nam

Giữa Việt Nam và Nhật Bản đã ký kết với nhau một số hiệp định hợp tác thương mại như là Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) hay như Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam – Nhật Bản (EPA) cùng với các chính sách ưu đãi về thuế quan‚ đổi mới thủ tục hải quan đã đẩy mạnh hơn nữa việc đầu tư của các nhà đầu tư Nhật Bản vào nước ta.

Tại bài viết này‚ Luật Trần và Liên Danh sẽ cung cấp những quy định của pháp luật hiện hành để hướng dẫn các nhà đầu tư Nhật Bản có ý định thành lập công ty có vốn nhật bản tại việt nam.

Công ty có vốn đầu tư nước ngoài là gì?

Căn cứ theo quy định tại Luật Đầu tư 2020 không đề cập trực tiếp loại hình doanh nghiệp này mà chỉ định nghĩa một cách khái quát tại Khoản 17 Điều 3 như sau: “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.”

Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài bao gồm:

– Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

– Doanh nghiệp có cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đầu tư (góp vốn thành lập, mua vốn góp).

Đối tượng có thể thành lập công ty có vốn nước ngoài

– Công ty có từ 1% đến 100% vốn do nhà đầu tư nước ngoài góp ngay khi thành lập;

– Công ty có vốn nước ngoài (Công ty đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam) tiếp tục thành lập thêm tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; 

– Các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần vào công ty Việt Nam đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (kể cả trường hợp mua tới 100% vốn góp của công ty) cũng không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

– Đối với công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ hàng hóa tới người tiêu dùng hoặc lập cơ sở bán lẻ hàng hóa cần xin thêm Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ;

Điều kiện thành lập công ty có vốn nước ngoài

Điều kiện thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng được một số quy định, cụ thể trong Luật doanh nghiệp 2020 và Luật đầu tư 2020.

Chủ thể có quyền thành lập công ty vốn nước ngoài được quy định tại Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020, bao gồm các tổ chức, cá nhân và không rơi vào trường hợp sau đây:

– Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

– Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

– Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;

– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

– Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

– Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (FDI) thì nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể, cần xem xét đến các ngành nghề hạn chế nhà đầu tư nước ngoài bao gồm: Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường và ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện. Chẳng hạn với ngành nghề kinh doanh hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhà đầu tư không được phép thành lập công ty có vốn nước ngoài để kinh doanh hoạt động này vì pháp luật hiện hành quy định chỉ doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ của các tổ chức, cá nhân Việt Nam mới được cấp phép hoạt động (theo Điều 6 Nghị định 38/2020/NĐ-CP).

– Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

 Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần (FPI) thì được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế, trừ các trường hợp sau:

– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;

– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc hai trường hợp trên thì thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Tình hình vốn đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam

Làn sóng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam không ngừng tăng cả về số lượng doanh nghiệp và vốn đầu tư. Cụ thể, năm 2018, Nhật Bản dẫn đầu các quốc gia đầu tư vào Việt Nam với 8,59 tỷ USD, chiếm 24,2% tổng vốn đầu tư trong số 112 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Tính đến cuối năm 2019, hơn 2.000 doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư ở Việt Nam và dòng vốn FDI từ Nhật Bản vẫn tiếp tục gia tăng mạnh mẽ.

“Tính lũy kế tình hình thu hút FDI đến cuối năm 2019, Nhật Bản đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký đạt 59,3 tỷ USD, chiếm 16,7%. Điều này cho thấy Nhật Bản vẫn luôn là đối tác đầu tư quan trọng của Việt Nam sau 47 năm thiết lập quan hệ ngoại giao”.

Khảo sát thực trạng của các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại châu Á và châu Đại dương của JETRO vào tháng 2/2020 cho thấy, có 63,9% doanh nghiệp Nhật Bản đang kinh doanh tại Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh. Đây là tỷ lệ cao nhất trong khối ASEAN và đứng thứ 3 trong khu vực châu Á và châu Đại Dương.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, thị trường Việt Nam có tiềm năng lớn trong việc thu hút các doanh nghiệp Nhật Bản đến đầu tư mở rộng kinh doanh sản xuất. Không chỉ có các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, mà hiện nay các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản cũng tăng cường xúc tiến đầu tư tại Việt Nam. Đáng chú ý, các doanh nghiệp Nhật Bản đang có xu hướng đầu tư ra các địa phương khác thay vì chỉ tập trung tại Hà Nội và TP HCM như trước.

Hiện nay, xu hướng các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam vẫn không ngừng tăng dù do ảnh hưởng của đại dịch Covid mà việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Do đó, nhu cầu thành lập công ty có vốn Nhật Bản tại Việt Nam cũng tăng cao.

thành lập công ty có vốn nhật bản tại việt nam
thành lập công ty có vốn nhật bản tại việt nam

Các hình thức đầu tư phổ biến nhất của Nhật Bản tại Việt Nam

– Các hình thức đầu tư trực tiếp: đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư theo hợp đồng, đầu tư phát triển kinh doanh, góp vốn, mua cổ phần, mua lại, sáp nhập doanh nghiệp.

– Đầu tư gián tiếp thành lập công ty 100% vốn nước ngoài: Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; Thông qua quỹ đầu tư chứng khoán; Thông qua các định chế tài chính trung gian khác; Đầu tư thông qua mua, bán cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác của tổ chức, cá nhân và thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp theo quy định của pháp luật về chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Về trình tự thủ tục đầu tư vào Nhật Bản Việt Nam, cần lưu ý 2 trường hợp:

– Trường hợp 1: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư nước ngoài không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư (Trường hợp phải lấy ý kiến)

– Trường hợp 2: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư nước ngoài không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư (Trường hợp không phải lấy ý kiến)

Khi đầu tư vào Việt Nam, nhà đầu tư có thể thành lập công ty có vốn Nhật Bản tại Việt Nam. Trong công ty đó, nhà đầu tư có thể sở hữu 100% vốn hoặc ít hơn, cụ thể như sau:

Công ty 100% vốn Nhật Bản tại Việt Nam: khi Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) và pháp luật Việt Nam không quy định về giới hạn tỷ lệ vốn góp nước ngoài;

Công ty có vốn Nhật Bản tại Việt Nam: khi Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) có quy định thì tuân theo quy định tại Hiệp định đó, nếu không có quy định thì căn cứ vào luật chuyên ngành của Việt Nam để xác định tỷ lệ vốn nước ngoài tối đa.

Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư Nhật Bản

Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam gồm các bước như sau:

Bước 1. Kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài

Trước khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài. Sau khi doanh nghiệp nộp hồ sơ bản cứng sẽ được cấp tài khoản truy cập Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để theo dõi tình hình xử lý hồ sơ. Đồng thời, cơ quan Đăng ký đầu tư cũng sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để tiếp nhận, xử lý, trả kết quả hồ sơ đăng ký đầu tư, cập nhật tình hình xử lý hồ sơ và cấp mã số cho dự án đầu tư.

Bước 2. Xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Nhà đầu tư Nhật Bản chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm:

Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư.

Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư.

Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư, Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư;

Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư.

Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.

Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ đặt trụ sở công ty.

Thời gian thực hiện dự kiến: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Bước 3. Thành lập doanh nghiệp 

Nhà đầu tư Nhật Bản cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ như sau: 

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Điều lệ công ty.

Danh sách thành viên (Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên), Danh sách cổ đông (Đối với công ty cổ phần).

Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức góp vốn thành lập công ty.

Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư.

Bản sao giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật.

Sau đó, nhà đầu tư thực hiện nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư. Thời gian làm việc là 03 ngày kể từ khi nộp hồ sơ hợp lệ.

Bước 4. Khắc dấu pháp nhân

Sau khi thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp tiến hành khắc dấu. Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp không cần thông báo mẫu dấu lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp mà có thể sử dụng luôn.

Bước 5. Mở tài khoản chuyển vốn đầu tư trực tiếp

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà đầu tư Nhật Bản cần góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Do đó, ngay sau khi thành lập công ty nhà đầu tư cần tiến hành mở tài khoản chuyển vốn đầu tư trực tiếp.

Bước 6. Hoàn thành các thủ tục sau thành lập doanh nghiệp

Sau khi thành lập công ty nhà đầu tư Nhật Bản tiến hành các thủ tục đăng ký mua chữ số, nộp thuế môn bài, kê khai thuế môn bài, phát hành hóa đơn, kê khai thuế,…

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về thủ tục thành lập công ty có vốn nhật bản tại việt nam Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139