Thẩm định giá

thẩm định giá

Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn.

Khái niệm

Theo Khoản 15 Điều 4 Luật Giá 2012 định nghĩa thẩm định giá như sau:

“15. Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.”

Chúng ta có thể hiểu: Đây là hoạt động do các cơ tổ chức có chức năng tiến hành xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản được quy định trong Bộ luật dân sự, đảm bảo phù hợp với giá trị thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định dựa theo tiêu chuẩn quy định, nhằm để phục vụ cho những mục đích khác nhau trong đời sống kinh tế xã hội.

Điều kiện mở văn phòng luật sư, công ty Luật chuyên thẩm định giá

Theo khoản 3, điều 32 Luật Luật sư 2006 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2012 thì điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư bao gồm:

Điều 32. Hình thức tổ chức hành nghề luật sư, điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư

3. Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư:

a) Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật này;

b) Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc

Theo đó, Điều kiện tiên quyết đầu tiên bạn phải là luật sư, khi đã trở thành luật sư nếu muốn thành lập tổ chức hành nghề luật sư do chính mình làm chủ thì phải có ít nhất 2 năm hành nghề liên tục theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư. Hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức. Việc hành nghề với tư cách cá nhân cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề cá nhân thì Luật sư phải tiến hành việc đăng ký hành nghề cá nhân tại Sở Tư pháp nơi có Đoàn Luật sư mà Luật sư đó là thành viên.

Các mô hình kinh doanh có thể kể đến như:

Văn phòng Luật sư

Một mô hình với cơ cấu quản lý cực kỳ đơn giản, quyền lực tập trung chính vào trưởng văn phòng, chi phí thành lập và duy trì hoạt động thấp. Việc phân phối lợi nhuận và đóng thuế rất đơn giản. Tuy nhiên, đây là loại hình mà chủ văn phòng phải chịu trách nhiệm vô hạn, khó kiếm được khách hàng lớn và nhân sự vì phụ thuộc rất nhiều vào một cá nhân. Mô hình này thường chậm phát triển hơn so với các mô hình khác. Chí có thể xuất hóa đơn dịch vụ không có thuế GTGT nên chi phí thuê văn phòng luật sư sẽ không được khấu trừ vào chi phí cho khách hàng.

Công ty Hợp danh

Rủi ro được chia đều cho các thành viên theo điều lệ của công ty luật, do đó vô hình sẽ tạo ra cơ chế giám sát lẫn nhau giữa các thành viên. Có điều kiện chuyên môn hóa đội ngũ, thu hút nhân sự và tìm kiếm khách hàng. Công ty Luật Hợp danh có cơ hội phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh vì khách hàng dễ dàng tin tưởng và lựa chọn hơn vì tính trách nhiệm trong các ý kiến tư vấn của Công ty. Loại hình này cũng có một số hạn chế phải kể đến như chịu trách nhiệm vô hạn và các thành viên phải gánh chung trách nhiệm, muốn thành lập phải có 02 thành viên là luật sư sáng lập. Chi phí điều hành cao hơn so với văn phòng luật sư. Ngoài ra việc minh bạch hóa lợi nhuận và phân chia lợi nhuận là một vấn đề khó khăn đối với các thành viên trong Công ty.

Công ty Luật TNHH Một Thành Viên

Mô hình này gần giống như mô hình một văn phòng Luật sư, khác ở chỗ công ty Luật TNHH Một Thành Viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên số vốn đã góp. Có thể nói mô hình này được rất nhiều luật sư mới hành nghề áp dụng, vì công ty hoạt động dựa trên mối quan hệ của giám đốc công ty. Quyền quyết định được tập trung về một người nên việc ra quyết định sẽ rất nhanh chóng. Về mặt hạn chế công ty Luật TNHH một thành viên cũng tương tự như văn phòng luật sư như khó kiếm được khách hàng lớn, khó chuyên môn hóa đội ngũ, khó đào tạo nhân viên vì thiếu hụt nhân sự.

Công ty Luật TNHH Hai Thành Viên Trở Lên

Muốn thành lập công ty yêu cầu phải có 02 thành viên là luật sư thành lập, chịu trách nhiệm dựa trên số vốn đã góp. Có thể nói đây là mô hình có nhiều điểm chung với Công ty Luật Hợp danh khác ở tính chịu trách nhiệm đối với mỗi loại hình. Có thể nói đây là mô hình hoàn thiện nhất trong các mô hình Công ty Luật vì mỗi thành viên trong công ty có thể đảm nhận một công việc chuyên môn phù hợp. Do đó, Công ty có thể tổ chức đào tạo nhân viên nội bộ để chuyên môn hóa đội ngũ. Mô hình này thường có sơ đồ quản lý từ thấp đến cao khiến cho tính chuyên nghiệp trong công việc thường cao hơn các mô hình khác, khách hàng sẽ tin tưởng và dễ dàng hơn trong việc kiếm được các khách hàng lớn cũng như thu hút nhân sự về cho Công ty.

Phạm vi hoạt động của công ty luật chuyên thẩm định giá

Theo Luật Luật sư, tổ chức hành nghề luật sư được phép hoạt động trong các lĩnh vực, công việc sau:

–     Tham gia tố tụng;

–     Tư vấn pháp luật;

–     Đại diện ngoài tố tụng để thực hiện các công việc liên quan tới pháp luật;

–     Thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo quy định pháp luật.

thẩm định giá
thẩm định giá

Phân biệt Công ty luật và công ty thông thường không có chức năng kinh doanh dịch vụ pháp lý liên quan đến thẩm định giá

Tuy nhiên trên thị trường hiện nay có nhiều công ty (hoạt động theo luật doanh nghiệp) không phải là công ty luật hoặc VPLS (tạm gọi là công ty thông thường) cũng đang kinh doanh và cung cấp dịch vụ pháp lý (hoặc tương tự dịch vụ pháp lý). Điều này không những là không đúng với quy định pháp luật, mà còn có nhiều nguy cơ không đảm bảo về giấy tờ, thủ tục và chất lượng…nhưng làm sao để người dân, khách hàng có thể phân biệt đâu là Công ty luật, đâu là công ty thông thường không có chức năng kinh doanh dịch vụ pháp lý? Có một số điểm sau để các bạn có thể phân biệt.

Qua tên gọi:

Đối với công ty thông thường thì tên gọi sẽ là “Công ty TNHH” hoặc “Công ty hợp danh”. Còn đối với tổ chức hành nghề luật sư, cụm từ “ CÔNG TY LUẬT” là liên tục và cấu thành tên gọi hợp pháp của tổ chức hành nghề luật sư, sau đó mới tới TNHH hoặc hợp danh. Như vậy nếu một công ty mà có tên gọi dạng “ Công ty TNHH”, “ Công ty hợp danh” thì không phải là công ty luật, cho dù ngay sau đó mang bất kỳ tên gì.

Ví dụ: Công ty TNHH luật ABC, Công ty TNHH tư vấn luật ABC, Công ty TNHH dịch vụ pháp lý ABC…. thì đều không phải là Công ty luật. Việt đặt tên như vậy chỉ nhằm gây hiểu nhầm cho khách hàng và muốn cung cấp dịch vụ pháp lý khi chưa đủ điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư.

Việc nhận biết tên công ty có thể xem thông qua các hình thức như xem quảng cáo, báo giá, hợp đồng, hóa đơn, mẫu dấu…của công ty đang cung cấp dịch vụ.

Tên gọi và nơi cấp của Giấy phép đăng ký:

Trong trường hợp công ty cung cấp dịch vụ có cung cấp thông tin hoặc giấy phép, thì khách hàng có thể dựa vào tên gọi hoặc hình thức của giấy phép và cơ quan cấp phép để xác định. Cụ thể, nếu giấy phép với tên gọi “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp” hoặc “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” và do Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp thì đó là doanh nghiệp thông thường, không phải công ty luật. Giấy phép của công ty luật phải mang tên “ Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên” hoặc “ Giấy đăng ký hoạt động của Công ty luật trách nhiệm hữu hai thành viên”. Nơi cấp giấy là Sở Tư pháp thay vì Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Phạm vi hoạt động:

Do không thể tham gia tố tụng nên công ty thông thường không thể cử luật sư hoặc nhân sự để tham gia bào chữa cho bị can/bị cáo, bảo vệ quyền và lợi ích cho bị hại trong vụ án HÌNH SỰ hoặc với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nguyên đơn, bị đơn, người liên quan) trong vụ án dân sự, kinh tế, hôn nhân gia đình…Trong khi Công ty luật có quyền cử luật sư của mình để tham gia các vụ án bằng việc gửi Đơn cử luật sư và hồ sơ tới các cơ quan tố tụng (Tòa án, Công an, Viện kiểm sát…). Các công ty không phải công ty luật thường chỉ hoạt động trong một số lĩnh vực như xin giấy phép, thực hiện thủ tục hành chính, hoặc tham gia vụ án dân sự ở Tòa án bằng cách nhận ủy quyền với tư cách cá nhân theo quy định của Bộ luật dân sự. Các công ty thông thường cũng không thể ký hợp đồng và không xuất hóa đơn dịch vụ pháp lý hoặc tư vấn luật.

Số đăng ký, Mã số thuế, Mẫu dấu: 

– Ngoài ra khách hàng cũng có thể nhận biết thông qua một số thông tin, giấy tờ nếu được cung cấp hoặc nhìn thấy như:

+ Số đăng ký và Mã số thuế: Đối với công ty thông thường (trong nước) đăng ký ở Sở Kế hoạch và Đầu tư thì hiện nay mã số doanh nghiệp và mã số thuế là một. Tuy nhiên đối với công ty luật, số đăng ký ở Sở Tư pháp và mã số thuế ở Cục thuế là hai số khác nhau.

+ Mẫu dấu: Đối với công ty thông thường đăng ký theo Luật Doanh nghiệp thì hiện nay được tự quyết định số lượng, mẫu dấu của mình và không còn phải đăng ký quản lý ở cơ quan Công an. Tuy nhiên đối với Công ty luật thì mẫu dấu vẫn được đăng ký ở cơ quan Công an và số lượng, mẫu dấu phải tuân theo quy định. Do đó nếu mẫu dấu của công ty cung cấp dịch vụ không theo mẫu dấu thông thường như trước đây hoặc không cung cấp được giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu của cơ quan công an thì đó cũng không phải là Công ty luật.

Lưu ý khi đăng ký hoạt động tư vấn pháp luật về thẩm định giá

Mỗi luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức, công ty hoạt động, tư vấn luật. 

Trong trường hợp, công ty luật được thành lập bởi nhiều luật sư từ các Đoàn luật sư khác nhau thì có thể quyết định đăng ký hoạt động tại nơi có Đoàn luật sư mà một trong số các luật sư đó là thành viên.

Đối với ngành nghề tư vấn pháp luật, Sở Tư pháp là nơi tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho công ty luật. Sau đó, công ty luật tiếp tục làm thủ tục xin cấp MST và khắc con dấu (không phải Sở KH&ĐT). 

Do ngành nghề tư vấn pháp luật là lĩnh vực đặc thù, nên cơ quan công an sẽ là nơi chịu trách nhiệm khắc dấu cho công ty luật.

Sau khi nhận giấy đăng ký hoạt động, trong vòng 7 ngày làm việc, trường phòng luật sư hoặc giám đốc công ty luật phải thông báo bằng văn bản và kèm theo bản sao giấy đăng ký hoạt động cho Đoàn luật sư mà họ là thành viên.

Trên đây là bài viết tư vấn về thẩm định giá của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.­­

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139