Quy trình đóng thuế thu nhập cá nhân

quy trình đóng thuế thu nhập cá nhân

Hiện nay cách tính thuế thu nhập cá nhân là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều người. Bởi đây là khoản có liên quan trực tiếp với tiền lương, tiền công của người lao động.

Tuy nhiên, các phương thức để tính thuế theo đánh giá của nhiều người là khá phức tạp và khó hiểu. Vì vậy, bài viết dưới đây Luật Trần và Liên Danh sẽ hướng dẫn quy trình đóng thuế thu nhập cá nhân đầy đủ nhất.

Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền phải trích nộp từ một phần tiền lương và nguồn thu khác của người tạo ra thu nhập đóng cho cơ quan Thuế để nộp vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ. Thuế TNCN hiện nay không áp dụng đối với các cá nhân có thu nhập thấp dưới mức quy định định phải đóng thuế.

Người lao động nộp thuế thu nhập cá nhân có người phụ thuộc cũng sẽ được giảm trừ thuế theo quy định.

Như vậy có thể thấy người có thu nhập càng cao thì mức thuế TNCN phải nộp sẽ càng lớn.

Đối tương áp dụng tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương và tiền công

Căn cứ theo điều 2 luật, Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi năm 2012 quy định về đối tượng nộp thuế gồm 2 nhóm đối tượng sau:

(1) Cá nhân cư trú là cá nhân có nơi ở/ nhà thuê thường xuyên tại Việt Nam theo quy định của pháp luật với thời hạn của các hợp đồng thuê nhà từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế hoặc cá nhân có nơi ở thường xuyên, có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong 1 năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Trong đó, ngày đến và ngày đi sẽ được tính là 1 ngày.

02 trường hợp áp dụng tính thuế TNCN của cá nhân cư trú là:

Cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên,

Cá nhân ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động.

(2) Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng đủ điều kiện của cá nhân cư trú thì được xác định là cá nhân không cư trú thường là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Khi nào phải nộp thuế thu nhập cá nhân

Theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 quy định về mức giảm trừ gia cảnh như sau:

Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);

Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Như vậy, căn cứ theo cách tính thuế theo quy định pháp luật và quy định về mức giảm trừ gia cảnh theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 có thể kết luận:

Các cá nhân có thu nhập từ 11.000.000đ/tháng trở lên có thể phải đóng thuế thu nhập cá nhân cho Nhà nước;

Các cá nhân có thu nhập dưới 11.000.000đ/tháng thì chắc chắn không cần phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

Vài trò của thuế thu nhập cá nhân?

Tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước

Chính vì việc thực hiện tự do hóa của nền kinh tế thương mại nên các loại thuế Xuất – Nhập khẩu giảm dần theo thời gian. Do đó, thuế thu nhập cá nhân ngày càng trở nên quan trọng và là nguồn thu chính cho ngân sách Nhà nước.

Nền kinh tế ngày càng phát triển, trình độ dân chí được nâng cao, ý thức tự giác xã hội cũng phổ biến hơn, thu nhập bình quân đầu người của mỗi cá nhân ngày càng tăng cao. Và việc hoàn thành nghĩa vụ với xã hội, tăng thu cho ngân sách nước nhà là điều hiển nhiên.

Thực hiện công bằng xã hội

Thông thường, thuế TNCN chỉ áp dụng đối với cá nhân có thu nhập cao hơn mức khởi điểm thu nhập chịu thuế, không đánh thuế vào những cá nhân có thu nhập vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình ở mức cần thiết. Bên cạnh đó, khi TNCN tăng lên thì tỷ lệ thu thuế cũng tăng thêm.

Tại nhiều nước còn có quy định miễn, giảm thuế cho những cá nhân mang gánh nặng xã hội. Ở nước ta hiện nay, thu nhập của các tầng lớp nhân dân có sự chênh lệch khá rõ rệt, số đông dân cư có thu nhập còn thấp, nhưng cũng có một số cá nhân có thu nhập khá cao, nhất là những cá nhân làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong khu chế xuất hoặc có một số cá nhân người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Mặc dù thuế thu nhập cá nhân chưa mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước, song xét trên phương diện công bằng xã hội và phương diện công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước thì thuế thu nhập cá nhân có vị trí rất quan trọng. Do đó việc điều tiết thuế thu nhập cá nhân đối với những người có thu nhập cao là cần thiết, đảm bảo thực hiện chính sách công bằng xã hội.

Bảng mức lương đóng thuế thu nhập cá nhân

Lưu ý: Thu nhập dưới đây là thu nhập từ tiền lương, tiền công đã trừ các khoản sau:

Các đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo;

Thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân;

Các khoản không tính thuế thu nhập cá nhân như một số khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn trưa,…

Bảng mức lương đóng thuế thu nhập cá nhân phổ biến hiện nay.

TT

Số người phụ thuộc

Thu nhập nhận được từ tiền lương, tiền công/tháng

Tổng thu nhập nhận được từ tiền lương, tiền công/năm

1

Không có người phụ thuộc

> 11 triệu đồng

> 132 triệu đồng

2

Có 01 người phụ thuộc

> 15,4 triệu đồng

> 184,8 triệu đồng

3

Có 02 người phụ thuộc

> 19,8 triệu đồng

> 237,6 triệu đồng

4

Có 03 người phụ thuộc

> 24,2 triệu đồng

> 290,4 triệu đồng

5

Có 04 người phụ thuộc

> 28,6 triệu đồng

> 343,2 triệu đồng

Hướng dẫn hai cách nộp thuế TNCN năm 2022

Ủy quyền quyết toán thuế TNCN

Không phải trường hợp nào cũng được ủy quyền cho tổ chức chi trả thu nhập để quyết toán thuế TNCN. Đối tượng nào được phép ủy quyền và thời hạn, thủ tục như thế nào?

Đối tượng nào được ủy quyền quyết toán thuế TNCN?

Căn cứ theo Điều 21, Thông tư 92/2015/TT-BTC, cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công được ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập trong các trường hợp sau:

– Cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động 03 tháng trở lên tại một tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm quyết toán thuế, bao gồm cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm.

– Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động 03 tháng trở lên tại một tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm quyết toán thuế, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân trong năm không vượt quá 10 triệu đồng đã được đơn vị chi trả thu nhập khấu trừ thuế 10% mà không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.

quy trình đóng thuế thu nhập cá nhân
quy trình đóng thuế thu nhập cá nhân

– Trường hợp cá nhân là người lao động được điều chuyển do thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi doanh nghiệp, cuối năm người lao động có ủy quyền quyết toán thuế thì tổ chức mới phải thu thập lại chứng từ thuế TNCN của tổ chức cũ để làm căn cứ tổng hợp thu nhập, số thuế đã khấu trừ và quyết toán thuế TNCN thay cho người lao động.

Ngoài những trường hợp được phép ủy quyền, các trường hợp dưới đây người nộp thuế sẽ không được phép ủy quyền quyết toán thuế TNCN:

– Người lao động đủ điều kiện ủy quyền nhưng đã được doanh nghiệp cung cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN thì không được ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho doanh nghiệp, trừ trường hợp doanh nghiệp đã thu hồi và hủy chứng từ thuế đã cấp cho người lao động.

– Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một doanh nghiệp nhưng tại thời điểm ủy quyền quyết toán thuế không còn làm việc tại doanh nghiệp đó.

– Người lao động có thu nhập từ tiền công, tiền lương, ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một doanh nghiệp, đồng thời có thu nhập vãng lai chưa khấu trừ thuế hoặc khấu trừ thuế chưa đủ.

– Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công, ký hợp đồng lao động 03 tháng trở lên tại nhiều doanh nghiệp.

– Người lao động chỉ có thu nhập vãng lai đã khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10%.

– Người lao động chưa đăng ký mã số thuế.

– Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công đồng thời thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo thì không ủy quyền quyết toán thuế mà tự khai quyết toán thuế.

Thời hạn quyết toán thuế

Trường hợp ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho tổ chức chi trả thu nhập, tại Điểm a, Khoản 2, Điều 44, Luật Quản lý thuế 2019 quy định:

“a) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm”.

Như vậy, chậm nhất ngày 31/3/2022, tổ chức chi trả thu nhập phải thực hiện quyết toán thuế TNCN năm 2021 cho người lao động.

Thủ tục ủy quyền quyết toán thuế TNCN

Để ủy quyền cho tổ chức chi trả thu nhập, theo Khoản 3, Điều 21, Thông tư 92/2015/TT-BTC, người lao động cần chuẩn bị hồ sơ ủy quyền gồm những giấy tờ sau:

– Mẫu ủy quyền: Sử dụng Mẫu số 02/UQ-QTT-TNCN.

– Bản chụp hóa đơn, chứng từ chứng minh đóng góp từ thiện, nhân đạo hoặc khuyến học (nếu có).

Sau khi chuẩn bị hồ sơ, người lao động nộp hồ sơ ủy quyền cho tổ chức chi trả thu nhập.

Tự quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Ngoài trường hợp được phép ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho tổ chức chi trả thu nhập, trường hợp nào phải tự thực hiện quyết toán thuế?

Đối tượng tự quyết toán thuế TNCN

Theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế, cá nhân cư trú và có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế TNCN với cơ quan thuế nếu có số thuế phải nộp thêm hoặc số thuế nộp thừa đề nghị hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo.

Cá nhân có mặt tại Việt Nam tính trong năm dương lịch đầu tiên dưới 183 ngày, nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên thì năm quyết toán đầu tiên là 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.

Cá nhân là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam khai quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh. Trường hợp chưa làm thủ tục thì thực hiện ủy quyền theo quy định.

Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền công, tiền lương, đồng thời thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo nên bị ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế phải trực tiếp khai quyết toán với cơ quan thuế theo quy định.

Thời hạn tự quyết toán thuế TNCN

Theo Điểm b, Khoản 2, Điều 44, Luật Quản lý thuế năm 2019, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân quyết toán thuế trực tiếp.

Như vậy, chậm nhất là ngày 30/4/2022, cá nhân phải nộp hồ sơ khai thuế và nộp thuế khi tự quyết toán thuế TNCN.

Thủ tục tự quyết toán thuế TNCN

Theo Khoản 3, Điều 21, Thông tư 92/2015/TT0BTC, hồ sơ tự quyết toán TNCN gồm:

– Mẫu 02/QTT-TNCN: Tờ khai quyết toán thuế ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC.

– Phụ lục mẫu số 02-1/BK-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC.

– Bản chụp các chứng từ chứng minh số thuế đã khấu trừ, tạm nộp hoặc đã nộp ở nước ngoài (nếu có).

– Bản chụp giấy tờ chứng minh đóng góp vào các quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học (nếu có).

Sau khi chuẩn bị hồ sơ, cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công thuộc diện trực tiếp khai thuế sẽ nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Cục Thuế nơi cá nhân đã nộp hồ sơ khai thuế trong năm.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về quy trình đóng thuế thu nhập cá nhân Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139