Phạt chậm nộp thuế

phạt chậm nộp thuế

Khi doanh nghiệp chậm nộp tờ khai thuế ngoài bị phạt do lỗi chậm nộp tờ khai thuế, nếu công ty có phát sinh nghĩa vụ nộp thuế mà doanh nghiệp chậm nộp thì còn bị phạt do chậm nộp thuế theo quy định. Nhằm giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát khi nộp chậm tiền thuế theo thời hạn ấn định sẽ có những rủi ro gì? Cũng như cách thức thực hiện ra sao? Luật Trần và Liên Danh tổng hợp các quy định có liên quan đến quy định về chậm nộp tiền thuế áp dụng trong năm 2022 như sau:

Cơ sở pháp lý quy định liên quan đến việc chậm nộp tiền thuế

Luật Quản lý thuế năm 2019;

Nghị định 126/2020/NĐ-CP;

Thông tư 80/2021/TT-BTC.

Các trường hợp phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế

Khoản 1 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 quy định các trường hợp phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế gồm:

Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định ấn định thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế;

Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng số tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện khai thiếu số tiền thuế phải nộp thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế phải nộp tăng thêm kể từ ngày kế tiếp ngày cuối cùng thời hạn nộp thuế của kỳ tính thuế có sai, sót hoặc kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế của tờ khai hải quan ban đầu;

Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế đã được hoàn trả hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện số tiền thuế được hoàn nhỏ hơn số tiền thuế đã hoàn thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế đã hoàn trả phải thu hồi kể từ ngày nhận được tiền hoàn trả từ ngân sách nhà nước;

Trường hợp được nộp dần tiền thuế nợ quy định tại khoản 5 Điều 124 của Luật này;

Trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế do hết thời hiệu xử phạt nhưng bị truy thu số tiền thuế thiếu quy định tại khoản 3 Điều 137 của Luật này;

Trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 142 của Luật này;

Cơ quan, tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế chậm chuyển tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế vào ngân sách nhà nước thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền chậm chuyển theo quy định.

Cách tính tiền chậm nộp tiền thuế

Mức nộp 01 ngày = 0,03% x Số tiền thuế chậm nộp

Mức tính tiền chậm nộp tiền thuế

Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.

Thời gian tính tiền chậm nộp thuế

Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định tại khoản 1 Điều này đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.

Người nộp thuế tự xác định số tiền chậm và nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định. Trường hợp người nộp thuế có khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 60 của Luật Quản lý thuế 2019.

Trường hợp sau 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, người nộp thuế chưa nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thì cơ quan quản lý thuế thông báo cho người nộp thuế biết số tiền thuế, tiền phạt còn nợ và số ngày chậm nộp.

Trường hợp không tính tiền chậm nộp

Khoản 5 Luật Quản lý thuế 2019 quy định các trường hợp không tính tiền chậm nộp tiền thuế, cụ thể như sau:

Người nộp thuế cung ứng dịch vụ, hàng hóa được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách, bao gồm cả nhà thầu phụ được quy định trong hợp đồng đã ký với chủ đầu tư và được chủ đầu tư trực tiếp thanh toán nhưng chưa được thanh toán.

Số tiền nợ thuế không tính chậm nộp là tổng số tiền thuế còn nợ ngân sách của người nộp thuế nhưng không vượt quá số tiền ngân sách chưa thanh toán.

Hàng hóa phải giám định, phân tích để xác định chính xác số tiền thuế phải nộp thì không tính tiền chậm nộp trong thời gian chờ kết quả giám định, phân tích

Hàng hóa chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thì không tính tiền chậm nộp trong thời gian chưa có giá chính thức.

Hàng hóa có khoản thực thanh toán, hàng hóa có các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan chưa xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thì không phải nộp tiền chậm nộp trong thời gian chưa xác định được khoản thực thanh toán, các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan.

Chưa tính tiền chậm nộp với các trường hợp được khoanh nợ theo quy định Điều 83 Luật Quản lý thuế 2019.

Trường hợp được miễn tiền chậm nộp thuế

Theo khoản 8 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019, người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp miễn tiền chậm nộp trong trường hợp bất khả kháng. Theo quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật Quản lý thuế 2019, trường hợp bất khả kháng bao gồm:

Người nộp thuế bị thiệt hại vật chất do gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ;

Các trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ.

Mức phạt chậm nộp báo cáo tài chính và các vi phạm báo cáo tài chính khác ?

Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định những hành vi vi phạm về Báo cáo tài chính và các mức phạt tương ứng, lên tới 50 tr đồng. 

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 12. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định;

b) Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;

b) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính;

c) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;

d) Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;

phạt chậm nộp thuế
phạt chậm nộp thuế

đ) Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;

b) Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.

Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, d khoản 2 Điều này.”

Như vậy nếu chậm nộp báo cáo tài chính dưới 3 tháng sẽ bị phạt từ 5 triệu đến 10 triệu đồng. Ngoài ra theo Nghị định 41/2018/NĐ-CP nếu vi phạm các quy định khác liên quan đến báo cáo tài chính còn bị phạt như sau:

STT

Lỗi vi phạm

Mức phạt (đồng)

1

Lập báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung hoặc không đúng biểu mẫu theo quy định;

05 – 10 triệu

2

Báo cáo tài chính không có chữ ký của người lập, kế toán trưởng, phụ trách kế toán hoặc người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán.

3

Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định;

4

Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.

5

Lập không đầy đủ các báo cáo tài chính theo quy định;

10 – 20 triệu

6

Áp dụng mẫu báo cáo tài chính khác với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán trừ trường hợp đã được Bộ Tài chính chấp thuận.

7

Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;

8

Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính;

9

Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;

10

Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;

11

Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.

12

Không lập báo cáo tài chính theo quy định;

20 – 30 triệu

13

Lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán;

14

Lập và trình bày báo cáo tài chính không tuân thủ đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.

15

Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;

16

Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.

17

Giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

40 – 50 triệu

18

Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

19

Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

20

Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

21

Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.

Biện pháp khắc phục hậu quả hành vi vi phạm về Báo cáo tài chính:

– Buộc lập và trình bày báo cáo tài chính theo đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán đối với lỗi vi phạm số 12; 13 và 14;

– Buộc tiêu hủy báo cáo tài chính bị giả mạo, khai man đối với lỗi vi phạm số 17; 18 và 19;

– Buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính đối với lỗi vi phạm số 8 và 10.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về mức phạt chậm nộp thuế. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139