Phân tích báo cáo tài chính công ty

phân tích báo cáo tài chính công ty

Mục tiêu của Phân tích Báo cáo Tài chính là cung cấp các thông tin có thể sử dụng được cho những người sử dụng báo cáo tài chính đề ra những quyết định kinh tế. Tuy nhiên, bạn có biết việc phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp được thực hiện dựa trên những chỉ tiêu nào? Và Làm thế nào để chúng ta có thể thấy được tương lai của Công ty qua các Báo cáo tài chính?

Trong bài viết dưới đây, các Luật Trần và Liên Danh sẽ giúp các bạn trả lời được những câu hỏi trên qua việc cung cấp cho các bạn cách phân tích báo cáo tài chính công ty.

Ý nghĩa của việc đọc và phân tích báo cáo tài chính

Trong bối cảnh nền kinh tế cả nước cũng như nền kinh tế thế giới đang có nhiều biến động như hiện nay. Việc đọc hiểu BCTC có ý nghĩa rất quan trọng đối với bản thân doanh nghiệp, cũng như nhiều đối tượng liên quan đến tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể gồm: chủ nợ, nhà đầu tư, cơ quan chính quyền…Ngay sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ý nghĩa của việc đọc hiểu BCTC sẽ có ý nghĩa gì đối với những nhóm đối tượng mà chúng tôi vừa nêu, cụ thể:

Đối với nội bộ doanh nghiệp 

Trong kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn cho doanh nghiệp mình thu được lợi nhuận cao. Tuy nhiên không phải khi nào họ cũng có thể đạt được điều đó, vì trong quá trình kinh doanh rất có thể sẽ mắc phải một số sai lầm, chẳng hạn như thực hiện sai chiến lược kinh doanh. Từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhất là với những doanh nghiệp còn non trẻ, nguy cơ mắc sai lầm trong kinh doanh sẽ khá cao.

Chính vì vậy, sau mỗi kỳ kế toán khi đã lập BCTC thì bản thân doanh nghiệp cũng cần phải phân tích bản báo cáo của doanh nghiệp mình. Từ đó đưa ra những nhận định và hướng đi mới cho dòng tài chính của doanh nghiệp, nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất.

Đối với các đối tượng bên ngoài

Đối với các chủ nợ:

Việc phân tích BCTC doanh nghiệp có thể giúp họ trả lời được một số câu hỏi liên quan như: công ty vay nợ để làm gì? Hiện tại đang nợ bao nhiêu? Việc trả nợ của công ty đó như thế nào, có tốt không? Nguồn tiền trả nợ từ đâu?…

Đây là những câu hỏi giúp các chủ nợ cân nhắc, tính toán và quyết định có nên cho công ty đó vay tiền hay không. Đặc biệt trong BCTC, nếu doanh nghiệp càng chứng minh được nhiều nguồn trả nợ, thì khả năng được các chủ nợ cho vay là rất cao.

Đối với nhà đầu tư:

Mối bận tâm lớn nhất của nhà đầu tư khi có ý định đầu tư vào bất kỳ công ty nào, đó là tình hình tài chính của công ty đó có tốt không? Khả năng sinh lợi nhuận của doanh nghiệp đó trong tương lai như thế nào? Mức độ rủi ro khi đầu tư vào doanh nghiệp đó…Những câu hỏi này sẽ giúp nhà đầu tư cân nhắc để đưa ra quyết định nên hay không nên đầu tư vào doanh nghiệp đó.

Đối với các cơ quan chính quyền

Tùy vào từng cơ quan chính quyền, chức trách và nhiệm vụ của họ sẽ khác nhau. Đó có thể là việc thực hiện quá trình kiểm soát, ngăn ngừa hay thúc đẩy tình hình phát triển của doanh nghiệp. Nhưng để có thể dễ dàng thực hiện những công việc đó, cơ quan chức năng cần phân tích BCTC doanh nghiệp, mới có thể nắm được những thông số cần thiết.

Đối với nhóm đối tượng khác

Đọc và phân tích BCTC cũng mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho nhiều nhóm đối tượng khác. Từ đó có thể giúp họ quyết định dễ dàng hơn trong việc ký kết hợp đồng, đấu thầu, mua lại hoặc sáp nhập…trong trường hợp “sức khỏe tài chính” của doanh nghiệp tốt.

Hướng dẫn cách đọc và phân tích BCTC

Một bản BCTC hoàn chỉnh sẽ gồm các nội dung sau:

Báo cáo của Ban giám đốc

Báo cáo của công ty kiểm toán độc lập

Bảng cân đối kế toán

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Thuyết minh báo cáo tài chính

Chính vì vậy khi phân tích BCTC, chúng ta cũng sẽ đi phân tích lần lượt các yếu tố này, để có cái nhìn tổng quan nhất. Dưới đây là quy trình chi tiết nhất, các bạn có thể tham khảo.

Bước 1: Xem ý kiến của kiểm toán viên

Với mỗi bản BCTC đều có ý kiến của kiểm toán viên, xác thực về tính trung thực của bản báo cáo đó như thế nào. Ý kiến của kiểm toán viên rất quan trọng, nó thể hiện cho việc BCTC của doanh nghiệp có được chấp thuận không, hoặc cần phải bổ sung gì không hay bị từ chối.

Hiện nay kiểm toán viên thường nhận xét tính trung thực của bản BCTC doanh nghiệp theo 4 mức độ cụ thể gồm:

Chấp nhận toàn phần

Ngoại trừ

Không chấp nhận

Từ chối.

Tính trung thực của bản BCTC sẽ giảm dần theo từng cấp độ đó.

– Ví dụ trong trường hợp kiểm toán viên cho ý kiến là “chấp nhận toàn phần”, điều này đồng nghĩa với việc bản BCTC của doanh nghiệp đã phản ánh đúng, trung thực về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Các đối tượng liên quan đến tài chính của doanh nghiệp, có thể sử dụng bản BCTC đó để phân tích và đưa ra quyết định một cách chính xác nhất.

– Nhưng ngược lại một khi BCTC bị kiểm toán viên nhận xét là “Từ chối”, nghĩa là doanh nghiệp không phản ánh đúng, trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp, có sự gian dối trong việc xây dựng BCTC. Chính vì vậy các đối tượng liên quan đến dòng tài chính của những doanh nghiệp này, cần hết sức thận trọng.

Bước 2: Phân tích Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán được xem là báo cáo mang tính chất tổng hợp, khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ tài sản hiện có, cho đến nguồn hình thành nên tài sản đó tại một thời điểm nhất định.

Như vậy có thể thấy, kết cấu của bảng cân đối kế toán sẽ gồm 2 mục chính là tài sản và nguồn vốn.

– Về tài sản thì được phân ra làm 2 loại gồm:

+ Tài sản ngắn hạn: Đây chính là loại tài sản có khả năng tạo ra tiền mặt cho doanh nghiệp trong thời gian dưới một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh. Đó có thể là 

Tiền và tương đương tiền

Các khoản phải thu

Hàng tồn kho

Tài sản dài hạn: Loại tài sản này thường có giá trị sử dụng trên một năm, bao gồm các khoản như: hệ thống máy móc, thiết bị phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh; bằng sáng chế; bản quyền phát minh…

– Nợ phải trả

Đây chính là nghĩa vụ mà một doanh nghiệp cần phải thực hiện với nhóm đối tượng bên ngoài, có liên quan đến dòng tài chính của doanh nghiệp. Nợ phải trả kết hợp với vốn chủ sở hữu sẽ phản ánh về nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp.

Về nợ thì cũng có nợ ngắn hạn và nợ dài hạn thường được phân chia dựa vào việc các khoản nợ mà doanh nghiệp cần phải thanh toán trong một thời gian nhất định.. Nếu các khoản nợ phải thanh toán dưới 1 năm thì được gọi là nợ ngắn hạn và ngược lại nếu các khoản nợ phải thanh toán trên 1 năm thì gọi là nợ dài hạn.

– Vốn chủ sở hữu

Có thể được hiểu là vốn điều lệ của doanh nghiệp do các thành viên/cỏ đông của công ty góp vào ở thời điểm thành lập doanh nghiệp. Nhằm duy trì sự phát triển của doanh nghiệp sau khi đi vào hoạt động.

– Cách đọc Bảng cân đối kế toán

+ Liệt kê những mục lớn trong bảng cân đối kế toán

Trên thực tế, khi phân tích Bảng cân đối kế toán bạn sẽ phải theo dõi toàn bộ các số liệu và thông tin được đề cập trong mục này. Tuy nhiên điều đó sẽ mất nhiều thời gian và công sức. Chính vì vậy phương pháp khắc phục đó là bạn nên liệt kê những mục lớn nằm trong Tài sản – Nguồn vốn

+ Sau khi đã có được list những mục lớn, bạn cần tính toán tỷ trọng của những mục đó và nắm rõ sự thay đổi của nó tính đến thời điểm báo cáo.

+ Ghi chú lại những mục chiếm tỷ trọng lớn cũng như những mục có biến động lớn tính đến thời điểm doanh nghiệp làm BCTC

– Nhận diện sớm rủi ro

Trong quá trình phân tích Bảng cân đối kế toán, nếu bạn nhận thấy doanh nghiệp có khoản đầu tư dài hạn, ví dụ 15 năm mà khoản vay lại ngắn hạn hơn ví dụ 6 năm, sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bởi điều này sẽ gây áp lực lớn cho doanh nghiệp về việc trả nợ.

Bạn có thể nhận biết được sự rủi ro thông qua quá trình thực hiện công thức về vốn lưu động thuần (NWC):

NWC = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

Khi NWC có xu hướng giảm, điều này thể hiện cho sự mất cân đối về tài chính của doanh nghiệp. Đặc biệt khi NWC < 0, chứng tỏ doanh nghiệp đang thực hiện việc dùng nợ ngắn hạn để tài trợ cho các khoản tài sản dài hạn.

Bước 3: Đọc hiểu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh này thể hiện cho doanh thu, chi phí của doanh nghiệp trong kỳ tài chính.

– Trong mục hoạt động kinh doanh chính, bạn có thể tính toán được biên lợi nhuận gộp

Biên lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần về bán hàng, CCDV

Chỉ số biên lợi nhuận gộp này sẽ cho bạn biết lợi nhuận thu được từ việc bán hàng là bao nhiêu, cũng như chỉ số của CCDV. Do đó nếu chỉ số này cao, ổn định chứng tỏ doanh nghiệp có lợi thế về cạnh tranh với các doanh nghiệp khác rất tốt.

– Trong hoạt động tài chính bạn sẽ tính được lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp, dựa vào công thức:

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận gộp + Doanh thu TC – Chi phí TC – Chi phí BH, QLDN

– Hoạt động khác là những hoạt động không nằm trong hoạt động kinh doanh, tài chính đều sẽ thuộc vào mục hoạt động khác này. Trong mục này sẽ có: thu nhập khác, chi phí khác, lợi nhuận khác. Chúng sẽ được hiểu cụ thể như sau\;

+ Thu nhập khác: chính là nguồn thu từ lãi thanh lý, bán tài sản, bồi thường hợp đồng…

+ Chi phí khác: sẽ trái ngược với thu nhập khác gồm lỗ thanh lý tài sản, nhượng bán tài sản, bồi thường do vi phạm hợp đồng…

+ Lợi nhuận khác = thu nhập khác – chi phí khác

– Lợi nhuận 

Lợi nhuận sẽ được tính dựa vào các kết quả mà chúng ta đã phân tích ở trước đó. Cụ thể:

* Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận khác* Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Thuế TNDN

Lợi nhuận này chính là lợi nhuận mà công ty và thành viên/cổ đông được hưởng.

– Cách đọc Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

+ Bạn nên tách riêng phần doanh thu và chi phí

+ Tiếp đến, hãy tính toán tỷ trọng của từng doanh thu trong tổng doanh thu, từng chi phí trong tổng chi phí. Sau đó đánh giá sự thay đổi của chúng so với cùng kỳ, để đưa ra nhận xét chính xác nhất.

Bước 4: Đọc hiểu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (LCTT) sẽ cho chúng ta biết trong một khoảng thời gian nhất định, doanh nghiệp đã kiếm được bao nhiêu tiền và phải chi tiêu bao nhiêu tiền 

– Cách đọc Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Trong báo cáo LCTT sẽ có 3 dòng tiền mà doanh nghiệp đề cập đến, gồm:

+ Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: Chính là số tiền mà doanh nghiệp làm ra, không phải số tiền đến từ việc huy động vốn hay vay nợ. Dòng tiền này thường được dùng cho việc chi trả lãi vay, nộp thuế cho nhà nước…

Khi đọc báo cáo LCTT từ hoạt động này, bạn nên đặc biệt chú ý đến mục “Khấu hao TSCĐ..”, bởi đây chính là mục cho bạn biết công ty đã mất khoảng bao nhiêu tiền để duy trì hoạt động mỗi năm.

phân tích báo cáo tài chính công ty
phân tích báo cáo tài chính công ty

+ Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: gồm có dòng tiền vào và dòng tiền ra liên quan đến việc mua sắm, thanh lý trang thiết bị cho doanh nghiệp, tài sản cố định…

Trong mục này, bạn chú ý đến lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư. Yếu tố này sẽ thể hiện cho sự chênh lệch giữa dòng tiền ra và vào của doanh nghiệp như thế nào.

+ Dòng tiền từ hoạt động tài chính: chính là dòng tiền liên quan đến việc tăng/giảm vốn chủ sở hữu và vay nợ của doanh nghiệp.

Trên bảng cân đối, nếu bạn nhận thấy mục “Vay dài hạn” có xu hướng giảm tỷ trọng và giá trị, đây là một dấu hiệu tốt của doanh nghiệp. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã rất chủ động trong việc chi trả nợ cho các chủ nợ. Việc chủ động trả nợ cũng cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp đang có xu hướng tốt dần lên, rủi ro thanh toán cũng được giảm thiểu một cách đáng kể.

Trên bảng báo cáo LCTT, dòng tiền ra thường đi kèm với các cụm từ như “tiền chi”, “đã trả”…. Dòng tiền vào được thể hiện thông qua các cụm từ như” thu từ”, “nhận được”…

Lưu ý khi đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ

 Lưu ý quan trọng bạn cần nắm khi đọc và phân tích báo cáo LCTT. Cụ thể như sau:

– Trọng tâm khi nghiên cứu lưu chuyển tiền tệ là Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh

– Tiền và các khoản tương đương tiền ở cuối kỳ này có thể sẽ giảm hơn so với kỳ trước. Đây cũng là một dấu hiệu tốt cho thấy những khoản vay trước đó của doanh nghiệp đã được trả.

– Nếu doanh nghiệp trả cổ tức một cách đều đặn và dài hạn cho các cổ đông, chứng tỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp khá ổn. Hơn nữa điều này còn thể hiện cho việc dòng tiền và lợi nhuận mà doanh nghiệp kê khai trong BCTT là trung thực.

Bước 5: Đọc hiểu Thuyết minh báo cáo tài chính

– Thuyết minh báo cáo tài chính là một phần không thể thiếu của BCTT, nó giúp giải thích, nêu rõ những thông số được trình bày trong bản BCTT về bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh, báo cáo LCTT mà ở những bản báo cáo khác không thể giải thích được.

– Bản thuyết minh BCTC gồm những nội dung chính sau:

Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp;

Kỳ kế toán và đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán;

Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán áp dụng;

Các chính sách kế toán áp dụng;

Thông tin bổ sung cho các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán;

Thông tin bổ sung cho các khoản mục trên Báo cáo KQKD;

Thông tin bổ sung cho các khoản mục trên Lưu chuyển tiền tệ.

+ Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp

Ở phần này, bạn sẽ biết được ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp là gì; công ty bắt đầu đi vào hoạt động từ bao giờ…Từ đó có thể biết được đến thời điểm hiện tại, thì công ty đó đang ở giai đoạn đầu, giai đoạn giữa hay cuối của chu trình phát triển.

Ngoài ra ở phần này bạn cũng có thể biết được các chuẩn mực kế toán mà công ty bạn đang tìm hiểu áp dụng là gì, áp dụng như thế nào.

+ Thuyết minh về các khoản mục trên BCTC

Trong bảng Thuyết minh BCTC đề cập chủ yếu đến những nội dung sau:

Tiền và các khoản tương đương tiền

Các khoản phải thu ngắn hạn

Tài sản cố định

Phải trả người bán ngắn hạn

Vay ngắn hạn và Vay dài hạn

Chi phí phải trả ngắn hạn

Vốn góp chủ sở hữu

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Những nội dung này các doanh nghiệp đã thể hiện khá rõ ràng, do đó không có gì quá khó khăn. Chỉ cần bạn chú ý một chút là có thể đọc hiểu bản thuyết minh dễ dàng.

Bước 6: Phân tích khả năng thanh toán

Bắt đầu từ bước này, là chúng ta sẽ đi tính toán các chỉ số tài chính. Để biết được mối quan hệ của những con số đó như thế nào. 

Trong quá trình kinh doanh, các công ty nếu không chủ động được nguồn vốn có thể đi vay nợ để lấy vốn đầu tư sinh lời, hoặc quay vòng sản xuất khi số lượng hàng hóa tồn kho còn nhiều. Điều này không có gì là xấu. Tuy nhiên, một doanh nghiệp được cho là có khả năng phát triển bền vững, là khi doanh nghiệp đó có khả năng thanh toán, chi trả các khoản nợ một cách đúng hạn.

Việc đánh giá khả năng thanh toán của một doanh nghiệp, sẽ được thực hiện thông qua các hệ số thanh toán như sau:

– Hệ số khả năng thanh toán hiện hành

Hệ số này sẽ cho chúng ta biết về khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, thông qua việc chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền. Và thường được tính dựa theo công thức sau:

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

Trường hợp hệ số này thấp, nhất là khi nhỏ hơn 1, thì khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp sẽ rất khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Ngược lại, nếu hệ số này cao chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt. Nhưng không phải khi nào hệ số này cao cũng tốt, bởi rất có thể doanh nghiệp đang sử dụng nguồn tài sản của mình một cách chưa hợp lý.

– Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Nợ của công ty sẽ được xác định gồm nợ vay bên ngoài và các khoản nợ phải trả ví dụ như tiền lương của người lao động…Hệ số này được tính dựa theo công thức sau:

Khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/lãi vay phải trả

Khi doanh nghiệp có số vay nợ nhiều, nhưng khả năng kinh doanh sinh lời lại thấp, thì việc thanh toán tiền lãi vay đúng hạn sẽ rất khó.

– Hệ số vòng quay các khoản phải thu

Hệ số này được hiểu là tốc độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp, thường áp dụng cho những doanh nghiệp thường xuyên bán chịu hàng hóa cho người sử dụng hoặc cho các đại lý…Dưới đây là công thức tính của hệ số này:

Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu bán hàng/các khoản phải thu bình quân

Sau đó ta lấy số ngày trong năm chia cho vòng quay các khoản phải thu, ta được:

Kỳ thu tiền bình quân/ngày = 360/vòng quay các khoản phải thu

Với kỳ thu tiền này chúng ta sẽ biết được sau khoảng bao lâu doanh nghiệp có thể thu hồi được công nợ. Muốn hệ số kỳ thu tiền này ngắn, còn phụ thuộc vào chính sách bán hàng của từng doanh nghiệp như thế nào.

– Hệ số vòng quay hàng tồn kho

Hệ số này thể hiện cho việc vốn đang nằm ở hàng tồn kho có thể quay vòng bao nhiêu lần/1 kỳ. Thông thường hệ số này càng lớn, chứng tỏ hàng tồn kho càng ít, khả năng sản phẩm được bán đi ngày càng nhanh, nên vốn sẽ ít bị ứ đọng tại đây.

Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/hàng tồn kho bình quân

Bước 7: Phân tích đòn bẩy tài chính

Để có thể phân tích được đòn bẩy tài chính của một doanh nghiệp nào đó, chúng ta cần dựa vào hệ số nợ. Hệ số này được tính dựa theo công thức sau:

Hệ số nợ = Nợ phải trả/tổng nguồn vốn

Thông thường nếu hệ số này ở mức thấp, thì doanh nghiệp sẽ có độ an toàn cao hơn. Ngược lại, nếu hệ số này cao thì doanh nghiệp sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Bước 8: Phân tích khả năng sinh lời

Doanh nghiệp hoạt động là vì mục tiêu lợi nhuận. Do đó, lợi nhuận sẽ là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất và kinh doanh.

Mục đích chính của các doanh nghiệp khi hoạt động, đó là sinh lợi nhuận. Chính vì vậy lợi nhuận sẽ là tiêu chí quan trọng thể hiện cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không.

– Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần

Chỉ số này phản ánh việc quản lý chi tiêu của doanh nghiệp như thế nào, đồng thời cho biết với 1 đồng doanh thu thuần có thể mang về cho doanh nghiệp bao nhiêu lợi nhuận sau thuế. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng tốt.

– Tỷ suất lợi nhuận gộp (hay Biên lợi nhuận gộp)

Tỷ suất này được tính dựa theo công thức sau:

Biên lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp/doanh thu thuần

Cũng tương tự như tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu, biên lợi nhuận gộp càng cao càng chứng tỏ khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng tốt, sản phẩm phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.

– Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản

Nếu muốn biết doanh nghiệp sử dụng tài sản hiệu quả như thế nào, sẽ căn cứ vào tỷ suất này và thông thường nó được tính dựa vào công thức sau:

Tỷ suất LNST trên vốn chủ sở hữu = LNST/VCSH bình quân

Nếu doanh nghiệp nào có tỷ suất này càng cao, thì điều đó càng tốt cho doanh nghiệp

– Thu nhập một cổ phần thường

Thu nhập một cổ phần thường (EPS)  = (LNST – Cổ tức cho cổ đông ưu đãi)/Số lượng cổ phần thường lưu hành

Chỉ số EPS càng cao chứng tỏ doanh nghiệp đó càng mạnh, từ đó có thể thanh toán cổ tức cho cổ đông nhiều hơn.

Bước 9: Phân tích dòng tiền

– Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần

Dòng tiền này sẽ cho chúng ta biết công ty mà chúng ta đang tìm hiểu có thể  nhận được lợi nhuận như thế nào cho một đồng doanh thu thuần. Hiện tại không có một con số cụ thể nào để chúng ta có thể tham chiếu so sánh về dòng tiền này. Nhưng bạn có thể đối chiếu với kết quả của báo cáo kỳ trước để so sánh. Tỷ lệ này nếu càng cao, thì càng tốt.

– Tỷ suất dòng tiền tự do

Tỷ suất này dùng để mô tả cho số tiền mà doanh nghiệp đang sẵn có, sẵn sàng sử dụng cho các mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ suất này được tính trên công thức:

Tỷ suất dòng tiền tự do = Dòng tiền tự do/Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

Trong đó: Dòng tiền tự do = Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD – Dòng tiền đầu tư cho TSCĐ.

Dòng tiền này càng lớn càng chứng tỏ “sức khỏe tài chính” của doanh nghiệp càng tốt.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về cách phân tích báo cáo tài chính công ty Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139