Nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu

Nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu

Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi đời sống của con người ngày càng phát triển thì các phương tiện giao thông hiện đại càng phổ biến, kéo theo đó là sự đông đúc trên đường phố và vi phạm giao thông là vấn đề không tránh khỏi. Cùng tìm hiểu để biết Nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu qua bài viết dưới đây nhé.

Nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu?

Để có thể thuận tiện nhất cho việc nộp phạt vi phạm giao thông của cá nhân hay tổ chức, cục cảnh sát giao thông có đề ra hướng dẫn 6 cách nộp phạt như sau:

Nộp phạt vi phạm giao thông ở đâuNộp phạt tại chỗ cho cảnh sát giao thông

Nộp phạt tại chỗ là hình thức nộp phạt có thể nói là thuận tiện và đơn giản nhất đối với các lỗi vi phạm giao thông thường gặp mà được nhiều chủ phương tiện lựa chọn thực hiện. Tuy nhiên, theo Khoản 1 Điều 56 và Khoản 1 Điều 57 của  Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, và hình thức xử phạt này chỉ áp dụng trong các trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 250.000 đồng đối với cá nhân và từ 500.000 đồng đối với tổ chức. 

Nộp phạt vi phạm giao thông ở đâuNộp chuyển khoản cho kho bạc Nhà nước

Nộp phạt bằng cách chuyển khoản cho kho bạc cũng được sử dụng phổ biến. Kể từ ngày nhận quyết định xử phạt, trong thời hạn 10 ngày, cá nhân hoặc tổ chức bị xử phạt vi phạm giao thông phải nộp tiền tại Kho bạc nhà nước hoặc nộp bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước. Thông tin chuyển khoản sẽ được ghi rõ ràng, đầy đủ trong biên bản vi phạm giao thông.

Nếu quá thời hạn là 10 ngày mà các cá nhân hay tổ chức không nộp phạt đúng quy định thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Cứ mỗi một ngày chậm trễ nộp phạt, cá nhân/ tổ chức đó phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt phải nộp cho kho bạc.

Nộp phạt vi phạm giao thông ở đâuNộp phạt tại ngân hàng thương mại

Theo Nghị định 11/2020/NĐ-CP có quy định về thủ tục hành chính để hướng dẫn người dân nộp ngân sách nhà nước theo phương thức nộp phạt điện tử. Nếu thực hiện cách nộp phạt vi phạm giao thông theo cách thức này, cá nhân hay tổ chức vi phạm cần phải làm theo các bước sau: 

Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng (Mobile Banking, Internet Banking hoặc các phương thức thanh toán bằng điện tử tương ứng của ngân hàng)

Bước 2: Ngân hàng sẽ tiến hành lập chứng từ để nộp lại cho ngân sách nhà nước 

Bước 3: Ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra thông tin tài khoản và điều kiện trích nợ của tài khoản. Có hai trường hợp có thể xảy ra:

Nếu việc kiểm tra là phù hợp thì ngân hàng sẽ làm thủ tục chuyển tiền đầy đủ và kịp thời vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước

Nếu kiểm tra là không phù hợp, ngân hàng sẽ gửi thông báo phản hồi chưa thành công cho người thực hiện thanh toán để thực hiện từ đầu lại các bước.

Nộp phạt vi phạm giao thông ở đâuNộp phạt tại bưu điện

Nhằm mục tiêu thuận lợi cho công tác nộp phạt mà Nhà Nước đã thỏa thuận trong công tác thỏa thuận hợp tác số 69/TTHT-C67-BĐVN giữa Cục Cảnh sát giao thông và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam nhằm hướng dẫn cá nhân hay tổ chức vi phạm nộp phạt qua hình thức bưu điện như sau:

Sau khi người vi phạm đã đăng ký với lực lượng chức năng về việc nộp phạt qua bưu điện, thì cá nhân hay tổ chức vi phạm đó sẽ đến bưu điện gần nhất để tiến hành nộp phạt.

Cá nhân hay tổ chức vi phạm sẽ nhận lại được giấy tờ tạm giữ từ cảnh sát giao thông trong vòng 2 ngày (nếu ở khu vực trung tâm tỉnh, thành phố) hoặc từ 3 – 5 ngày (nếu ở tại huyện và các tỉnh thành khác). Trường hợp mà giấy tờ tạm giữ bị thất lạc, cả bưu điện và cơ quan liên quan sẽ phối hợp để nhằm cấp lại cho người vi phạm.

Lưu ý là khi nộp phạt tại bưu điện, người nộp phạt sẽ nộp cả tiền phạt và tiền phí dịch vụ của bưu điện.

Nộp phạt vi phạm giao thông ở đâuNộp phạt vi phạm giao thông online tại cổng dịch vụ công quốc gia

Các bước để thực hiện cách nộp phạt vi phạm giao thông qua hình thức online qua cổng dịch vụ công quốc gia như sau:

Bước 1: Truy cập vào Cổng dịch vụ công quốc gia, sau đó chọn “Thanh toán trực tuyến”.

Bước 2: Chọn mục “Nộp phạt xử lý vi phạm hành chính” theo hình thức cá nhân hoặc doanh nghiệp.

Bước 3: Chọn mục “Tra cứu, thanh toán vi phạm giao thông”.

Bước 4: Có 2 cách để tiến hành tra cứu:

Cách 1: Tra cứu theo mã quyết định (cổng dịch vụ công sẽ gửi tin nhắn về số điện thoại của người vi phạm giao thông cung cấp cho CSGT khi lập biên bản).

Cách 2: Chọn mục “Tra cứu theo biên bản vi phạm“ và nhập các thông tin tương ứng.

Bước 5: Sau khi đã nhập đầy đủ các thông tin theo yêu cầu, người vi phạm tiến hành chọn hình thức nộp tiền phạt và trả giấy tờ theo hướng dẫn của Cổng dịch vụ công.

Nộp phạt vi phạm giao thông ở đâuNộp phạt vi phạm giao thông online tại cổng dịch vụ công của Bộ Công an

Cá nhân hay tổ chức vi phạm giao thông ngoài 5 cách trên còn có thể nộp phạt nguội thông qua Cổng Dịch vụ công của Bộ Công An bằng các bước như sau:

Bước 1: Truy cập vào đường link https://dichvucong.bocongan.gov.vn/.

Bước 2: Chọn mục “Nộp phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông”.

Bước 3: Chọn mục “Nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ”.

Bước 4: Chọn mục “Nộp hồ sơ” và tiến hành thực hiện theo hướng dẫn của hệ thống để nộp phạt kịp thời.

Các trường hợp được nộp phạt vi phạm giao thông tại chỗ

Khi vi phạm giao thông, người vi phạm có thể thực hiện nộp phạt tại chỗ xử lý vi phạm nếu thuộc một trong các trường hợp sau (Khoản 1 Điều 56, khoản 2 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi 2020: 

– Xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đối với tổ chức và vi phạm không được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản. Trường hợp này thì người có thẩm quyền xử phạt không lập biên bản và phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

– Vi phạm giao thông tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân bị xử phạt có thể nộp tiền tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. 

– Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp. 

Lưu ý: Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông không có khả năng nộp tiền phạt tại chỗ thì nộp tại các địa điểm ở mục (3).

Các trường hợp có thể nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến

Hiện nay, ngoài các hình thức nộp phạt vi phạm giao thông tại chỗ ở mục (2) phía trên, người dân có thể nộp tiền phạt thông qua hình thức trực tuyến. Hiện nay, trên Cổng dịch vụ công quốc gia đã tích hợp dịch vụ nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Do đó, người dân có thể chọn phương thức nộp tiền phạt thông qua Cổng dịch vụ công Quốc gia hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Khi người dân đã tiến hành xong việc nộp phạt vi phạm, Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt để trả giấy tờ đã tạm giữ cho người dân thông qua bưu điện.

Nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu
Nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu

Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông

Theo quy định tại Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 39 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2020) quy định về thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông tùy vào mỗi trường hợp như sau:

– Trường hợp nộp tiền phạt nhiều lần: Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực.

– Trường hợp xử phạt tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày kể từ ngày thu tiền phạt. 

– Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt. 

– Nếu không rơi vào các trường hợp trên thì thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó. 

Trường hợp nộp phạt nhiều lần

– Việc nộp tiền phạt nhiều lần được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức;

+ Đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần.

Đơn đề nghị của cá nhân phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế.

Đơn đề nghị của tổ chức phải được Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế.

– Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực; số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 03 lần.

– Mức nộp phạt lần thứ nhất tối thiểu là 40% tổng số tiền phạt.

– Người đã ra quyết định phạt tiền có quyền quyết định việc nộp tiền phạt nhiều lần. Quyết định về việc nộp tiền phạt nhiều lần phải bằng văn bản.

Quy trình nộp phạt vi phạm giao thông, Nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu

Trình tự nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến qua mạng gồm các bước như sau:

Bước 1. Sau khi lực lượng Cảnh sát giao thông lập biên bản vi phạm hành chính đối với người vi phạm, biên bản được nhập vào hệ thống phần mềm xử lý vi phạm. Trên cơ sở các nội dung của biên bản vi phạm hành chính, hệ thống sẽ tự động ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, số Quyết định này thực hiện theo quy định của Chính phủ và sẽ là số duy nhất để người vi phạm có thể truy cập, tra cứu thông tin vi phạm của mình.

Bước 2. Các nội dung được trích xuất từ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đưa lên Cổng dịch vụ công quốc gia bao gồm: Số quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tên cơ quan ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; thông tin của người vi phạm (họ và tên, số giấy phép lái xe, số điện thoại do người vi phạm cung cấp, số tiền nộp phạt); Kho bạc (ngân hàng) thu tiền xử phạt; hành vi vi phạm; thời gian vi phạm; địa điểm vi phạm; hình thức xử phạt bổ sung (thời gian tước quyền sử dụng giấy phép lái xe).

Bước 3. Thông tin về Quyết định xử phạt vi phạm hành chính do Cơ quan Cảnh sát iao thông cung cấp sẽ được Cổng Dịch vụ công Quốc gia chuyển đến người vi phạm qua tin nhắn điện thoại (do người vi phạm cung cấp).

Bước 4. Kho bạc nhà nước (Ngân hàng) sẽ kết nối với Cổng Dịch vụ công Quốc gia để tiến hành thủ tục nộp phạt cho người vi phạm, đồng thời phản hồi lại thông tin đã hoàn thành việc nộp phạt về Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Bước 5. Bưu điện sẽ kết nối với Cổng Dịch vụ công Quốc gia để thực hiện việc chuyển phát giấy tờ do cơ quan Cảnh sát giao thông đang tạm giữ về địa chỉ người vi phạm đăng ký để nhận lại sau khi đã chấp hành xong Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Bước 6. Thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia người vi phạm có thể hoàn thành việc nộp tiền phạt, đăng ký địa chỉ để nhận lại giấy tờ do cơ quan Cảnh sát giao thông đang tạm giữ sau khi đã chấp hành xong Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Bước 7. Cổng Dịch vụ công Quốc gia phản hồi lại thông tin người vi phạm đã hoàn thành việc nộp tiền phạt, đăng ký địa chỉ để nhận lại giấy tờ do Cơ quan Cảnh sát giao thông đang tạm giữ sau khi đã chấp hành xong Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về Cục Cảnh sát giao thông.

Bước 8. Cục Cảnh sát giao thông phản hồi lại thông tin người vi phạm đã hoàn thành việc nộp tiền phạt, đăng ký địa chỉ để nhận lại giấy tờ do Cơ quan Cảnh sát giao thông đang tạm giữ sau khi đã chấp hành xong Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về các điểm xử lý vi phạm của Công an địa phương.

Bước 9. Cơ quan Cảnh sát giao thông qua dịch vụ bưu điện sẽ gửi giấy tờ đang tạm giữ về địa chỉ người vi phạm đăng ký qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia để nhận lại.

Cơ quan CSGT qua dịch vụ bưu điện sẽ gửi giấy tờ đang tạm giữ về địa chỉ người vi phạm đăng ký qua CDVCQG để nhận lại.

Quy trình nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến, Nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu

Để hướng dẫn quý khách hàng một cách chi tiết nhất về nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến, Luật Trần và Liên Danh xin gửi đến quý vị trình tự nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến qua mạng gồm các bước như sau:

Bước 1: Sau khi lực lượng Cảnh sát giao thông lập biên bản vi phạm hành chính đối với người vi phạm, biên bản được nhập vào hệ thống phần mềm xử lý vi phạm. Trên cơ sở các nội dung của biên bản vi phạm hành chính, hệ thống sẽ tự động ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, số của Quyết định này thực hiện theo quy định của Chính phủ và sẽ là số duy nhất để người vi phạm có thể truy cập, tra cứu thông tin vi phạm của mình.

Bước 2: Các nội dung được trích xuất từ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đưa lên Cổng dịch vụ công quốc gia bao gồm: Số quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tên cơ quan ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; thông tin của người vi phạm (họ và tên, số giấy phép lái xe, số điện thoại do người vi phạm cung cấp, số tiền nộp phạt); Kho bạc (ngân hàng) thu tiền xử phạt; hành vi vi phạm; thời gian vi phạm; địa điểm vi phạm; hình thức xử phạt bổ sung (thời gian tước quyền sử dụng giấy phép lại xe).

Bước 3: Thông tin về quyết định xử phạt vi phạm hành chính do Cơ quan cảnh sát giao thông cung cấp sẽ được Cổng dịch vụ công quốc gia chuyển đến người vi phạm qua tin nhắn điện thoại (do người vi phạm cung cấp).

Bước 4: Kho bạc Nhà nước (ngân hàng) sẽ kết nối với Cổng dịch vụ công Quốc gia để tiến hành thủ tục nộp phạt cho người vi phạm, dồng thời phản hồi lại thông tin đã hoàn tất nghĩa vụ nộp phạt về Cổng dịch vụ công quốc gia.

Bước 5: Bưu điện sẽ kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia để thực hiện việc chuyển phát giấy tờ do Cơ quan Cảnh sát giao thông đang tạm giữ về địa chỉ người vi phạm đăng ký để nhận lại sau khi đã chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Bước 6: Thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, người vi phạm có thể hoàn thành việc nộp tiền phạt, đăng ký địa chỉ để nhận lại giấy tờ do Cơ quan Cảnh sát giao thông đang tạm giữ sau khi đã chấp hành xong Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Bước 7: Cơ quan Cảnh sát giao thông sẽ thông qua dịch vụ bưu điện để gửi giấy tờ đang tạm giữ về địa chỉ người vi phạm đăng ký qua Cổng dịch vụ công quốc gia để nhận lại.

Trên đây là bài viết tư vấn về Nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu của Luật Trần và Liên Danh. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139