Rất nhiều người được gọi đi nghĩa vụ quân sự lo lắng không biết cần mang theo những gì khi vào quân ngũ. Hãy theo dõi bài viết để nắm được những đồ dùng cần thiết khi đi nghĩa vụ? những vật dụng nào được mang theo khi đi nghĩa vụ quân sự.
Vật dụng nào được mang theo khi đi nghĩa vụ quân sự?
Các tân binh cũng nên chủ động chuẩn bị những đồ dùng cần thiết sau đây cho bản thân trước khi đi nghĩa vụ quân sự:
– Bút tẩy để đánh dấu quần áo, đồ dùng, tránh việc thất lạc hoặc lẫn với người khác
– Bàn chải đánh răng (Không cần mang theo kem đánh răng)
– Dầu gió, miếng dán hoặc kem xoa bóp Salonpas, Panadol… phòng khi luyện tập, huấn luyện bị mệt mỏi, đau nhức cần dùng đến; Viên sủi C để tăng sức đề kháng; thuốc cảm cúm, đau bụng tiêu chảy…
– Kim chỉ để khâu quần áo
– Đồ bấm móng tay
– Dao cạo râu tiện dụng
– Bàn chải giặt quần áo
– Đài hoặc máy nghe nhạc MP3 để giải trí.
Ngoài các vật dụng cần thiết nêu trên thì tân binh nên mang theo một số tiền mặt nhỏ phòng thân dù binh sĩ cũng sẽ có phụ cấp mỗi tháng.
Chú ý không nên đem theo các vật dụng cồng kềnh vì riêng trọng lượng quân tư trang trong ba lô được cấp phát của tân binh đã nặng hơn 13kg, việc mang thêm đồ dùng cồng kềnh, nặng nề sẽ rất khó mang đi khi di chuyển.
Những vật dụng tân binh được cấp phát khi đi nghĩa vụ quân sự
Trước ngày lên đường nhập ngũ, các tân binh thường sẽ được cấp phát tư trang bao gồm:
– Mũ cối
– Quân phục
– Quần áo thu đông
– Ba lô
– Tất
– Giày vải
– Dây thắt lưng
– Khăn mặt
Các vật dụng, quân tư trang còn lại sẽ được cấp phát đầy đủ khi chính thức có mặt tại đơn vị huấn luyện.
Có được mang theo điện thoại, máy tính khi đi nhập ngũ không?
Điều 10 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định các hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm:
– Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự
– Chống đối/cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự
– Gian dối khi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về nghĩa vụ quân sự
– Sử dụng hạ sĩ quan, binh sĩ trái quy định của pháp luật
– Xâm phạm thân thể, sức khỏe; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của hạ sĩ quan, binh sĩ
Theo quy định trên, có thể thấy pháp luật không cấm sử dụng điện thoại hay máy tính khi thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên trong thời gian quân ngũ, huấn luyện, để đảm bảo tính bí mật quân sự thì binh sĩ sẽ không được sử dụng điện thoại.
Một số đơn vị có chế độ cho binh sĩ gọi về nhà vào cuối tuần. Vì vậy, nếu binh sĩ mang theo điện thoại hoặc máy tính thì sẽ phải gửi lại và chỉ được sử dụng vào cuối tuần.
Đi nghĩa vụ quân sự, binh sĩ sẽ làm những gì?
Khi thực hiện nghĩa vụ quân sự, công dân phải phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân. Trong đó:
Trường hợp phục vụ tại ngũ
Phục vụ tại ngũ là thực hiện các công việc được giao trong quân đội, tùy vào vị trí, đơn vị được tiếp nhận.
Với các hạ sĩ quan, binh sĩ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật thì được ưu tiên làm tại các vị trí công tác phù hợp với nhu cầu của quân đội (theo khoản 1 Điều 23 Luật Nghĩa vụ quân sự).
Trường hợp phục vụ trong ngạch dự bị
– Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một:
+ Phải tham gia huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu trong đơn vị dự bị động viên với tổng thời gian không quá 12 tháng;
+ Thủ tướng Chính phủ quyết định số lượng hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một được gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu hằng năm.
– Đối với binh sĩ dự bị hạng hai: Việc huấn luyện do Chính phủ quyết định.
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015
Quy định pháp luật về nghĩa vụ quân sự
Theo Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định như sau:
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này.
Công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:
Dân quân thường trực có ít nhất 24 tháng phục vụ thì được công nhận hoàn thành thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình, do Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc trưởng thôn nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức;
Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên;
Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị;
Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế – quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.
Đăng ký nghĩa vụ quân sự là gì?
Đăng ký nghĩa vụ quân sự là việc lập hồ sơ về nghĩa vụ quân sự của công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên.
Công dân nữ có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân đủ 18 tuổi trở lên.
Ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân được quy định tại chương II Nghị định 14/2016/NĐ-CP.
Đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự
Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:
Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;
Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp trên, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Đăng ký nghĩa vụ quân sự ở đâu?
Công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu phải trực tiếp đăng ký tại các cơ quan sau đây:
Ban Chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân cư trú tại địa phương.
Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân làm việc, học tập tại cơ quan, tổ chức và tổng hợp báo cáo Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là cấp huyện) nơi cơ quan, tổ chức đặt trụ sở;
Trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự ở cơ sở thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tại nơi cư trú.
Tổ chức hiệp đồng tuyển quân như thế nào?
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện chủ trì việc tổ chức hiệp đồng giữa địa phương với đơn vị nhận quân để thống nhất về chỉ tiêu và các mốc thời gian nghiên cứu hồ sơ, thâm nhập (đối với đơn vị được quy định thâm nhập ba gặp, bốn biết), chốt quân số, phương pháp giao nhận quân như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hiệp đồng với cấp sư đoàn, lữ đoàn và tương đương (cấp dưới trực tiếp các đơn vị trực thuộc Bộ).
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện hiệp đồng với cấp trung đoàn và tương đương (cấp dưới trực tiếp cấp sư đoàn và tương đương).
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện chỉ đạo cơ quan quân sự và cơ quan công an cùng cấp phối hợp chặt chẽ trong tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; cơ quan quân sự và cơ quan công an cấp huyện thống nhất về chỉ tiêu, nhân sự gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
3. Địa phương và đơn vị phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ trong quá trình tuyển nhận và quản lý bộ đội. Đơn vị nhận quân cử cán bộ chỉ huy theo quy định để hiệp đồng tuyển quân với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và chịu trách nhiệm những nội dung hiệp đồng.
Đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập như thế nào?
– Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập phải đến cơ quan đã đăng ký nghĩa vụ quân sự làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự; trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày đến nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập mới phải đến cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự để đăng ký chuyển đến;
– Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự được gọi vào học tập tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải đến cơ quan đã đăng ký nghĩa vụ quân sự làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự đến cơ sở giáo dục; sau khi thôi học phải làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự về nơi cư trú hoặc nơi làm việc mới. Người đứng đầu cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự và chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Thủ tục yêu cầu tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự như thế nào?
Chuẩn bị Hồ sơ yêu cầu tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm:
– Bản chính đơn xin tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình
– Giấy tờ chứng minh đối tượng được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình
Sau đó nộp tại UBND cấp xã để giải quyết.
Trường hợp Hội đồng nghĩa vụ quân sự địa phương không giải quyết thì dì bạn có quyền tiếp tục gửi đơn khiếu nại đến Hội đồng nghĩa vụ quân sự quận/huyện để xem xét giải quyết.
Trên đây là giải đáp về: những đồ dùng cần thiết khi đi nghĩa vụ? Vật dụng nào được mang theo khi đi nghĩa vụ quân sự? Nếu còn vấn đề vướng mắc liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ với Luật Trần và Liên Danh để được giải đáp.