Ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài

ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài

Bạn đang tìm hiểu về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài được chào đón kinh doanh hầu hết các lĩnh vực ở Việt Nam.

Tuy nhiên, có một số ngành nghề với một số điều kiện mà các nhà đầu tư nước ngoài nên lưu ý trước khi quyết định tham gia vào thị trường. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài để hiểu rõ hơn.

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài

Theo quy định tại Nghị định 31/2021/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 26/03/2021đã quy định các ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Do đó, khi nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài nếu có đăng ký các ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải đáp ứng các quy định về điều kiện theo quy định của các Hiệp định thương mại, Cam kết WTO… và theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Sản xuất và phân phối các sản phẩm văn hóa, bao gồm các bản ghi hình.

Sản xuất, phân phối, chiếu các chương trình ti vi và các tác phẩm ca múa nhạc, sân khấu, điện ảnh.

Cung cấp dịch vụ phát thanh và truyền hình.

Bảo hiểm; ngân hàng; kinh doanh chứng khoán và các dịch vụ khác liên quan đến bảo hiểm, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán.

Dịch vụ bưu chính, viễn thông.

Dịch vụ quảng cáo.

Dịch vụ in, dịch vụ phát hành xuất bản phẩm.

Dịch vụ đo đạc và bản đồ.

Dịch vụ chụp ảnh từ trên cao.

Dịch vụ giáo dục.

Thăm dò, khai thác và chế biến tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, dầu và khí.

Thủy điện, điện gió ngoài khơi và năng lượng hạt nhân.

Vận tải hàng hóa và hành khách bằng đường sắt, đường hàng không, đường bộ, đường sông, đường biển, đường ống.

Nuôi, trồng thủy sản.

Lâm nghiệp và săn bắn.

Kinh doanh đặt cược, casino.

Dịch vụ bảo vệ.

Xây dựng, vận hành và quản lý cảng sông, cảng biển và sân bay.

Kinh doanh bất động sản.

Dịch vụ pháp lý.

Dịch vụ thú y.

Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hóa của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài tại Việt Nam.

Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật.

Dịch vụ du lịch.

Dịch vụ sức khỏe và dịch vụ xã hội.

Dịch vụ thể thao và giải trí.

Sản xuất giấy.

Sản xuất phương tiện vận tải trên 29 chỗ.

Phát triển và vận hành chợ truyền thống.

Hoạt động Sở giao dịch hàng hóa.

Dịch vụ thu gom hàng lẻ ở nội địa.

Dịch vụ kiểm toán, kế toán, sổ sách kế toán và thuế.

Dịch vụ thẩm định giá; tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa.

Dịch vụ liên quan đến nông, lâm, ngư nghiệp.

Sản xuất, chế tạo máy bay.

Sản xuất, chế tạo đầu máy và toa xe đường sắt.

Sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, máy móc, thiết bị thuộc chuyên ngành thuốc lá.

Hoạt động của nhà xuất bản.

Đóng mới, sửa chữa tàu biển.

Dịch vụ thu gom chất thải, dịch vụ quan trắc môi trường.

Dịch vụ trọng tài thương mại, hòa giải trọng tài.

Kinh doanh dịch vụ logistics.

Vận tải biển ven bờ.

Canh tác, sản xuất hoặc chế biến các loại cây trồng quý hiếm, chăn nuôi gây giống động vật hoang dã quý hiếm và chế biến, xử lý các động vật hay cây trồng này, bao gồm cả động vật sống và các chế phẩm từ chúng;

Sản xuất vật liệu xây dựng.

Xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật có liên quan.

Lắp ráp xe gắn máy.

Dịch vụ liên quan đến thể thao, mỹ thuật, nghệ thuật biểu diễn, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu, và các hoạt động vui chơi, giải trí khác.

Dịch vụ hỗ trợ vận tải hàng không; dịch vụ kỹ thuật mặt đất tại cảng hàng không, sân bay; dịch vụ cung cấp suất ăn trên tàu bay; dịch vụ thông tin dẫn đường giám sát, dịch vụ khí tượng hàng không.

Dịch vụ đại lý tàu biển; dịch vụ lai dắt tàu biển.

Dịch vụ liên quan đến di sản văn hóa, quyền tác giả và quyền liên quan, nhiếp ảnh, ghi hình, ghi âm, triển lãm nghệ thuật, lễ hội, thư viện, bảo tàng;

Dịch vụ liên quan đến xúc tiến, quảng bá du lịch.

Dịch vụ đại diện, đại lý tuyển dụng và đặt lịch, quản lý cho nghệ sỹ, vận động viên.

Dịch vụ liên quan đến gia đình.

Hoạt động thương mại điện tử.

Kinh doanh nghĩa trang, dịch vụ nghĩa trang và dịch vụ mai táng.

Dịch vụ gieo hạt và phun thuốc hóa chất bằng máy bay.

Dịch vụ hoa tiêu hàng hải;

Các ngành, nghề đầu tư theo cơ chế thí điểm của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài
ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài

Ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài

Ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài và hạn chế về tiếp cận thị trường đối với ngành, nghề đó được quy định tại các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế về đầu tư.

Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được công bố tại Phụ lục I của Nghị định này.

Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng theo các hình thức quy định tại khoản 3 Điều 9 Luật Đầu tư và được đăng tải, cập nhật theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.

Ngoài điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này, nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện (nếu có) sau đây:

Sử dụng đất đai, lao động; các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản;

Sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ công hoặc hàng hóa, dịch vụ độc quyền nhà nước;

Sở hữu, kinh doanh nhà ở, bất động sản;

Áp dụng các hình thức hỗ trợ, trợ cấp của Nhà nước đối với một số ngành, lĩnh vực hoặc phát triển vùng, địa bàn lãnh thổ;

Tham gia chương trình, kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước;

Các điều kiện khác theo quy định tại các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế về đầu tư có quy định không cho phép hoặc hạn chế tiếp cận thị trường đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

 Nguyên tắc áp dụng hạn chế về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài

Trừ những ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Phụ lục I của Nghị định này, nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước.

Nhà đầu tư nước ngoài không được đầu tư trong các ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường theo quy định tại Mục A Phụ lục I của Nghị định này.

Đối với các ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Mục B Phụ lục I của Nghị định này, nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường được đăng tải theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.

Điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề Việt Nam chưa cam kết về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng như sau:

Trường hợp các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ (sau đây gọi chung là pháp luật Việt Nam) không có quy định hạn chế tiếp cận thị trường đối với ngành, nghề đó thì nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước;

Trường hợp pháp luật Việt Nam đã có quy định về hạn chế tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài đối với ngành, nghề đó thì áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam.

Trường hợp các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ được ban hành (sau đây gọi chung là văn bản mới ban hành) có quy định về điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài đối với các ngành, nghề Việt Nam chưa cam kết theo quy định tại khoản 4 Điều này thì các điều kiện đó được áp dụng như sau:

Nhà đầu tư nước ngoài đã được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường theo quy định tại khoản 4 Điều này trước ngày văn bản mới ban hành có hiệu lực được tiếp tục thực hiện hoạt động đầu tư theo các điều kiện đó.

Trường hợp thành lập tổ chức kinh tế mới, thực hiện dự án đầu tư mới, nhận chuyển nhượng dự án đầu tư, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác, đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc điều chỉnh, bổ sung mục tiêu, ngành, nghề mà theo quy định của văn bản mới ban hành phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài thì phải đáp ứng điều kiện đó.

Trong trường hợp này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không xem xét lại điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề mà nhà đầu tư đã được chấp thuận trước đó;

Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư sau thời điểm văn bản mới được ban hành có hiệu lực phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của văn bản đó.

Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư thuộc các ngành, nghề khác nhau quy định tại Phụ lục I Nghị định này phải đáp ứng toàn bộ điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề đó.

Nhà đầu tư nước ngoài thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ không phải là thành viên WTO thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên WTO, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế giữa Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ đó có quy định khác.

Nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng điều chỉnh của điều ước quốc tế về đầu tư có quy định về điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư đó thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật Việt Nam thì được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường theo điều ước đó.

Nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng của các điều ước quốc tế về đầu tư có quy định khác nhau về điều kiện tiếp cận thị trường thì được lựa chọn áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường đối với tất cả các ngành, nghề kinh doanh theo một trong các điều ước đó.

Trường hợp đã lựa chọn áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường theo một điều ước quốc tế về đầu tư (gồm cả điều ước được ký mới hoặc được sửa đổi, bổ sung sau ngày điều ước đó có hiệu lực mà nhà đầu tư đó thuộc đối tượng áp dụng) thì nhà đầu tư nước ngoài thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo toàn bộ quy định của điều ước đó.

Hạn chế về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại các điều ước quốc tế về đầu tư được áp dụng như sau:

Trường hợp nhiều nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế và thuộc đối tượng áp dụng của một hoặc nhiều điều ước quốc tế về đầu tư thì tổng tỷ lệ sở hữu của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế đó không được vượt quá tỷ lệ cao nhất theo quy định của một điều ước quốc tế có quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với một ngành, nghề cụ thể;

Trường hợp nhiều nhà đầu tư nước ngoài thuộc cùng một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế thì tổng tỷ lệ sở hữu của tất cả các nhà đầu tư đó không được vượt quá tỷ lệ sở hữu quy định tại điều ước quốc tế về đầu tư áp dụng đối với các nhà đầu tư đó;

Đối với công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán, trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thì thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

Trường hợp tổ chức kinh tế có nhiều ngành, nghề kinh doanh mà điều ước quốc tế về đầu tư có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thì tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế đó không vượt quá hạn chế về tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với ngành, nghề có hạn chế về tỷ lệ sở hữu nước ngoài thấp nhất.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Trần và Liên Danh về ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài. Nếu có bất cứ vướng mắc nào liên quan đến tư vấn của chúng tôi xin đừng ngần ngại liên hệ qua địa chỉ hotline để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139