Mẫu đơn khởi kiện kinh tế theo mẫu mới nhất của Tòa án

mẫu đơn khởi kiện kinh tế theo mẫu mới nhất của Tòa án

Trong các quan hệ dân sự hiện nay, nhất là về kinh tế đã ngày càng đa dạng và phát triển hơn. Chính vì vậy những tranh chấp xảy ra cũng ngày càng phổ biến, mẫu đơn khởi kiện kinh tế theo mẫu mới nhất của Tòa án chính xác nhất hiện nay quy định ra sao? Hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Khái niệm khởi kiện vụ án dân sự

Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tại Chương II Quyền con người, quyền và nghĩạ vụ cơ bản của cồng dân đã quy định:

“Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật’ (Điều 14).

Trong các quyền con người, quyền công dân đã được Hiến pháp ghi nhận thì quyền dân sự có ý nghĩa rất quan trọng. Theo đó, công dân được phép xử sự theo một cách nhất định hoặc được yêu cầu người khác thực hiện những hành vi nhất định để thoả mãn lợi ích của mình. Quyền năng này được bảo đảm bàng sự cưỡng chế của nhà nước.

 Sử dụng quyền dân sự, cá nhân và các chủ thể khác được thực hiện quyền tự do kinh doanh và các hoạt động hợp pháp khác làm ra của cải, tài sản và các thu nhập hợp pháp khác để đáp ứng tốt hơn các lợi ích vật chất và văn hoá tinh thần ngày càng cao của mỗi người. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền dân sự chính đáng ấy. Vì vậy, Bộ luật dân sự năm 2015 ghi nhận quyền này và cho phép cá nhân, các chủ thể khác được chủ động thực hiện biện pháp để tự bảo vệ mình như quy định tại Điều

Để bảo hộ cho các quyền dân sự của các chủ thể, Nhà nước quy định nhiều biện pháp, cách bảo vệ khác nhau như bảo vệ bằng các biện pháp hình sự, bảo vệ bằng biện pháp hành chính … Nhưng đặc biệt hơn, trong số các biện pháp bảo vệ quyền dân sự là biện pháp khởi kiện vụ án dân sự theo trình tự tố tụng dân sự.

Thực hiện phương thức này, cá nhân, cơ quan, tổ chức và các chủ thể khác có quyền dân sự bị xâm phạm có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu toà án có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm quyền dân sự phải chấm dứt hành vi trái pháp luật hoặc phải bồi thường thiệt hại hoặc phải chịu chế tài phạt vi phạm … Như vậy, trong các biện pháp bảo hộ của nhà nước đối với quyền dân sự thì quyền khởi kiện vụ án dân sự là một biện pháp hữu hiệu, quan trọng, có tính khả thi cao.

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định:

“Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án dân sự (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình” (Điều 186).

Cơ quan quản lí nhà nước về gia đình, trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình trong trường hợp do Luật hôn nhân và gia đình năm quy định. Tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động hoặc khi được người lao động uỷ quyền theo quy định pháp luật. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách.

Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền đại diện cho người tiêu dùng khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng theo quy định pháp luật.

Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình để bào vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm (Điều 187 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015).

Với các quy định đó, Nhà nước chính thức xác nhận quyền khởi kiện vụ án dân sự của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc yêu cầu toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và của các chủ thể khác như cơ quan dân số, gia đình và trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ, công đoàn v.v. trong việc khởi kiện yêu cầu toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Có thể khẳng định rằng quyền khởi kiện vụ án dân sự là quyền tố tụng quan trọng của các chủ thể. Nó cho phép cá nhân, cơ quan, tổ chức và các chủ thể khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước toà án. Việc thực hiện quyền này của các chủ thể được gọi là khởi kiện vụ án dân sự.

Khởi kiện vụ án dân sự là hành vi của các cá nhân, tổ chức, cơ quan có quyền, tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp đưa vấn đề có tranh chấp ra trước tòa án có thẩm quyền theo trình tự và thủ tục pháp luật quy định nhằm yêu cầu được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Quyền khởi kiện vụ án dân sự

Quyền khởi kiện vụ án dân sự được quy định tại Điều 161 Bộ luật tố tụng dân sự và hướng dẫn cụ thể và chi tiết tại Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng Dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự như sau:

Điều 161. Quyền khởi kiện vụ án

Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Đồng thời tại Điều 2 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP quy định cụ thể về quyền khởi kiện đó là:

Quyền khởi kiện vụ án quy định tại Điều 161 của Bộ luật tố tụng dân sự

Khi xét thấy cần khởi kiện vụ án tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, thì cá nhân, cơ quan, tổ chức phải làm đơn khởi kiện theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 164 của Bộ luật tố tụng dân sự và cần phân biệt như sau:

Đối với cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ của cá nhân đó. Đồng thời, ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.

Đối với cá nhân là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi không mất năng lực hành vi dân sự, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình, thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án về tranh chấp có liên quan đến hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự đó. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ của cá nhân đó. Đồng thời, ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.

Đối với cá nhân là người chưa thành niên (trừ trường hợp được hướng dẫn tại khoản 2 Điều này), người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì người đại diện hợp pháp của họ (đại diện theo pháp luật) có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó. Đồng thời, ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.

Đối với cá nhân thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này là người không biết chữ, không nhìn được, không thể tự mình làm đơn khởi kiện, không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án và phải có người làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận việc khởi kiện và nội dung khởi kiện vào đơn khởi kiện trước mặt người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận trước mặt người khởi kiện và người làm chứng.

Người làm chứng” trong trường hợp này phải là người có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự quy định tại Điều 57 của Bộ luật tố tụng dân sự.

Đối với cơ quan, tổ chức, thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó. Đồng thời, ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.

Trường hợp đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức thực hiện việc khởi kiện vụ án, thì tại mục “Tên, địa chỉ của người khởi kiện” sau khi ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, phải ghi họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó. Tại mục “Người khởi kiện” ở cuối đơn khởi kiện cần phải ghi tên của cơ quan, tổ chức, ghi chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức; người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức ký tên, ghi họ, tên của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức và đóng dấu của cơ quan, tổ chức.

Trường hợp người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người khác thực hiện việc khởi kiện vụ án thì tại mục “Tên, địa chỉ của người khởi kiện” sau khi ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, phải ghi họ tên, chức vụ của người đại diện theo ủy quyền của cơ quan, tổ chức đó, văn bản ủy quyền (số, ngày, tháng, năm) và chức danh của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức ủy quyền. Tại mục “Người khởi kiện” ở cuối đơn khởi kiện cần phải ghi tên của cơ quan, tổ chức, ghi dòng chữ “Người đại diện theo ủy quyền”; người đại diện theo ủy quyền ký tên, ghi họ, tên của người đại diện theo ủy quyền và đóng dấu của cơ quan, tổ chức.

Trường hợp văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân thực hiện việc khởi kiện vụ án phát sinh từ giao dịch do văn phòng đại diện, chi nhánh xác lập thực hiện, thì tại mục “Tên, địa chỉ của người khởi kiện” sau khi ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, phải ghi họ tên, chức vụ của người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân, văn bản ủy quyền (số, ngày, tháng, năm) và chức danh của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ủy quyền.

Tại mục “Người khởi kiện” ở cuối đơn khởi kiện cần phải ghi tên của pháp nhân, ghi chức vụ của người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân; người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân ký tên; ghi họ, tên của người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân. Đóng dấu của pháp nhân hoặc đóng dấu của văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân.

mẫu đơn khởi kiện kinh tế theo mẫu mới nhất của Tòa án
mẫu đơn khởi kiện kinh tế theo mẫu mới nhất của Tòa án

Khi xét thấy có đủ điều kiện để thụ lý vụ án, thì việc xác định tư cách nguyên đơn trong vụ án được thực hiện như sau:

a) Đối với trường hợp được hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, thì nguyên đơn trong vụ án chính là người khởi kiện;

b) Đối với trường hợp được hướng dẫn tại khoản 3 Điều này, thì nguyên đơn là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Do những người này không có năng lực hành vi tố tụng dân sự, nên người đại diện hợp pháp của họ thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng của nguyên đơn tại Toà án;

c) Đối với cơ quan, tổ chức được hướng dẫn tại khoản 5 Điều này, thì cơ quan, tổ chức khởi kiện là nguyên đơn trong vụ án. Người đại diện theo pháp luật hoặc theo uỷ quyền tham gia tố tụng, thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức là nguyên đơn đó.

Vụ án kinh tế là gì?

Vụ án kinh tế là Các tranh chấp kinh tế mà một hoặc các bên tranh chấp khởi kiện ở Tòa án. Vụ án kinh tế bao gồm: các vụ án về tranh chấp hợp đồng kinh tế; các vụ án về tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập; hoạt động; giải thể công ty; các vụ án về tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu; trái phiếu; các vụ án về các tranh chấp khác theo quy định của pháp luật.

Tòa án kinh tế là tòa chuyên trách thuộc hệ thống tòa án nhân dân; được tổ chức ở Tòa án nhân dân tối cao và tòa án nhân dân tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương.

Toà kinh tế được thành lập theo Luật sửa đổi; bổ sung một số điều của Luật tổ chức tòa án nhân dân ngày 28.12.1993 và bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 7 năm 1994. Về mặt tổ chức; tòa kinh tế có Chánh toà; Phó Chánh toà; các Thẩm phán và thư kí toà án.

Nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết các vụ án kinh tế

 Nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự

Thể hiện:

+ Các bên tranh chấp có quyền tự định đoạt lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp thích ứng. Toà án chỉ tham gia giải quyết nếu các đương sự yêu cầu;

+ Các bên có thể uỷ quyền cho luật sư hoặc nơi người khác thay mặt mình mà không cần trực tiếp phải tham gia tố tụng;

+ Các bên có quyền tự hoà giải trước toà, rút đơn kiện, thay đổi nội dung khởi kiện, quyền đề xuất bổ sung chứng cứ…

– Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật

– Nguyên tắc toà án không tiến hành điều tra mà chỉ xác minh, thu nhập chứng cứ

Khi giải quyết các vụ án kinh tế, toà án chủ yếu căn cứ vào các chứng cứ mà đương sự có nghĩa vụ cung cấp và chứng minh để bảo vệ quyền lợi của mình. Trong trường hợp quyền lợi bị vi phạm mà đương sự không yêu cầu toà án giải quyết thì toà không có trách nhiệm giải quyết.

– Nguyên tắc giải quyết vụ án kinh tế nhanh chóng kịp thời

– Nguyên tắc xét xử công khai

Xét xử công khai là một trong những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của toà án. Việc xét xử các vụ án kinh tế cũng phải tuân theo nguyên tắc này. Nhưng trong một số trường hợp nhất định các vụ án kinh tế có thể được xét xử kín.

– Nguyên tắc hoà giải

Khi có tranh chấp các đương sự tự hoà giải với nhau khi không hoà giải được mới yêu cầu toà án can thiệp. Ngay cả khi đương sự yêu cầu toà án giải quyết các đương sự cũng vẫn có quyền hoà giải.

Trong quá trình giải quyết vụ án toà án có trách nhiệm tiến hành hoà giải để các bên thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Chỉ khi nào toà không thể hoà giải được mới cần đưa ra phán quyết.

Mẫu đơn khởi kiện kinh tế theo mẫu mới nhất của Tòa án

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

……(1), ngày….. tháng …… năm…….

ĐƠN KHỞI KIỆN

về việc …..

Kính gửi: Toà án nhân dân (2)………………………………………………

Họ và tên người khởi kiện: (3)…………………………………………………………….

Địa chỉ: (4) ………………………………………………………………………….…….

Họ và tên người có quyền và lợi ích được bảo vệ (nếu có) (5) ……………………………

Địa chỉ: (6) ………………………………………………………………………………..

Họ và tên người bị kiện: (7) ……..………………………………………………….…….

Địa chỉ: (8) ………………………………………………………………………….…….

Họ và tên người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) (9)…….. …….……………….

Địa chỉ: (10) ……………………………………………………………………………….

NỘI DUNG KHỞI KIỆN

Yêu cầu Toà án giải quyết những vấn đề sau đây đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (11)………………………………………………………….………… …………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Yêu cầu Toà án giải quyết những vấn đề sau đây đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (11)………………………………………………………….………………..………

Họ và tên người làm chứng (nếu có) (12)……..……………………………………………

Địa chỉ: (13) ………………………………………….………………………….………..

Những tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: (14)

1………………………………………………………………………………………….

2…………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………… (Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (15)

…………………………………………………………………… …………………….

………………………………………………………………………………….……….

Người khởi kiện (16)

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về mẫu đơn khởi kiện kinh tế theo mẫu mới nhất của Tòa án. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua địa chỉ hotline của chúng tôi để được giải đáp và tư vấn hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139