Mã ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đăng ký theo Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam ghi nhận tại phụ lục I quyết định số 27/2018/QĐ-TTg. Đây là văn bản có giá trị độc lập không chịu tác động của việc luật doanh nghiệp năm 2020 bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2021 nên đồng thời là mã ngành kinh doanh năm 2023.
Sự cần thiết của mã ngành đăng ký kinh doanh
Mã ngành đăng ký kinh doanh là việc rút gọn các ngành nghề kinh doanh mà khi thành lập doanh nghiệp, sẽ được ghi đầy đủ trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũng như được công bố công khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Đây là một trong các dấu hiệu mà Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội biết được hoạt động của doanh nghiệp đó chủ yếu trong lĩnh vực gì, cụ thể ra sao, từ đó có thể tìm kiếm được việc làm phù hợp cũng như lựa chọn định hướng tiêu dùng trong tương lai.
Đối với các doanh nghiệp, việc lựa chọn mã ngành đăng ký kinh doanh đồng nghĩa với việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp khi thành lập công sẽ thể hiện được mong muốn kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận của mình trong những ngành nghề nhất định, biết được ai cùng thị trường liên quan từ đó, tạo thế cạnh tranh lành mạnh trong xu thế phát triển kinh tế thị trường.
Đăng ký ngành nghề kinh doanh theo mã ngành
Chủ doanh nghiệp khi đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc thông báo sửa đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh phải thực hiện việc đăng ký ngành nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam hiện hành, trong đó:
Đối với công ty thành lập trước 10/2018 có ngành nghề kinh doanh ghi nhận theo hệ thống mã ngành cũ phải đăng ký cập nhật lại mã ngành mới – Khi chưa cập nhật doanh nghiệp vào cổng thông tin quốc gia sẽ thấy hệ thống note đỏ các ngành nghề kinh doanh có mã ngành cũ.
Đối với doanh nghiệp hiện nay đang dự kiến thành lập thì phải đăng ký mã ngành nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam đã nêu. Đây cũng là lý do người soạn hồ sơ thành lập công ty phải thực hiện tra cứu mã ngành nghề kinh doanh trong hệ thống.
Khi soạn thảo ngành nghề kinh doanh các bạn có thể gặp một số vướng mắc như:
Một số ngành nghề chưa được quy định chi tiết trong mã ngành như: Buôn bán thiết bị phòng cháy chữa cháy, buôn bán thiết bị ngành dầu khí, .
Một số ngành nghề phòng đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp phải liệt kê chi tiết nội dung kinh doanh do mã ngành cấp 4 khá chung chung.
Một số ngành nghề kinh doanh ghi theo chứng chỉ hành nghề, giấy phép con nên không đúng với nội dung mã ngành ghi nhận.
Công ty vốn nước ngoài có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khó áp ngành nghề vì mục tiêu dự án được cấp theo mã CPC quy định tại biểu cam kết WTO.
Cách ghi ngành nghề kinh doanh công ty sao cho chuyên nghiệp?
Ngành nghề luôn giúp đối tác xác định lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp do đó ghi ngành nghề kinh doanh khoa học sẽ giúp đối tác đánh giá doanh nghiệp tốt hơn. Một số lưu ý khi soạn thảo ngành nghề kinh doanh bao gồm
Doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực nào thì ngoài việc thể hiện lĩnh vực đó trên tên công ty bạn cần đẩy các ngành nghề liên quan lên đầu danh sách để đối tác dễ nhận biết.
Doanh nghiệp nên xác định rõ các loại giấy phép con cần xin như về website, an ninh trật tự,… để đăng ký đủ các ngành nghề cần có khi xin giấy phép con.
Doanh nghiệp không nên đăng ký quá nhiều ngành nghề nhìn sẽ rối mắt bởi theo thủ tục đăng ký kinh doanh online bạn có thể ngồi nhà mà vẫn thực hiện được thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh.
Danh sách ngành nghề kinh doanh công ty sẽ được hiển thị đúng theo nội dung khai báo trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp nên người lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp cần tính toán và sắp xếp trước khi khai nộp hồ sơ. Thông thường do ngành nghề kinh doanh không còn hiển thị trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nữa nên ít doanh nghiệp quá quan tâm đến nội dung này.
Mã ngành kinh doanh xuất nhập khẩu là bao nhiêu?
Tra cứu hệ thống ngành kinh tế Việt Nam quý vị có thể nhận thấy không có cụm từ xuất nhập khẩu. Lý do như sau:
Đối với doanh nghiệp Việt Nam thì hoạt động xuất nhập khẩu được coi là quyền của doanh nghiệp, doanh nghiệp được thực hiện hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu mà không phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh.
Đối với doanh nghiệp vốn nước ngoài thì hoạt động xuất nhập khẩu được ghi nhận thành ngành nghề theo hướng dẫn của nghị định 09/2018/NĐ-CP và sử dụng mã ngành 8299 để áp.
Như vậy, nếu chủ doanh nghiệp Việt Nam nếu vẫn muốn ghi nhận cụm từ xuất nhập khẩu trong ngành nghề thì có thể sử dụng luôn mã 8299 để đăng ký hoạt động kinh doanh này. Ngành nghề chuẩn của doanh nghiệp sẽ như sau:
Ngành nghề xuất nhập khẩu đối với doanh nghiệp Việt Nam
Mã ngành 8299: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu
Chi tiết: Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.
Ngành nghề xuất nhập khẩu đối với công ty có vốn nước ngoài
Mã ngành 8299: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu
Chi tiết: Thực hiện quyền xuất nhập khẩu hàng hóa theo quy định pháp luật.
Lưu ý khi chuyển đổi từ công ty Việt Nam sang công ty vốn nước ngoài doanh nghiệp cũng phải đăng ký lại ngành nghề kinh doanh phù hợp với quy định của công ty nước ngoài.
Mã ngành kinh doanh chính của doanh nghiệp có tác dụng gì?
Ngành nghề kinh doanh chính là căn cứ để chi cục thuế cấp mã chương, loại, khoản cho doanh nghiệp để thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước. Đối với vai trò giới thiệu công ty thì thì ngành nghề kinh doanh chính giúp đối tác nhận biết lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhanh và tốt hơn.
Đăng ký ngành nghề kinh doanh chính sai có sao không?
Theo kinh nghiệm của Luật sư thì việc ghi nhận ngành nghề kinh doanh chinh sai không ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra với sự cạnh tranh mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường mô hình doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề đang dần phổ biến và được đông đảo nhà đầu tư lựa chọn khi thực hiện thủ tục mở công ty.
Cách đăng ký ngành nghề kinh doanh chính
Trong phần thông tin thuế trên bản giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp hoặc thông báo thay đổi nổi dung đăng ký doanh nghiệp luôn có mục ngành nghề kinh doanh chính ở gần cuối. Lựa chọn ngành nghề nào là ngành chính thì bạn điền vào. Sau khi Phòng đăng ký kinh doanh thông qua nội dung doanh nghiệp đề xuất thì ngành nghề kinh doanh chính cũng được điều chỉnh cập nhật theo.
Cách Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh
Cách Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh của một doanh nghiệp được thực hiện qua việc tra cứu trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, thông qua các ngành nghề được quy định tại tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam.
Bên cạnh đó, có thể gõ trực tiếp tên doanh nghiệp hoặc mã số doanh nghiệp trên trang tìm kiếm Google và có rất nhiều trang web hiện nay thống kê, cập nhật mã ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động.
Đối với việc Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh để lựa chọn đâu là ngành nghề phù hợp và trong tương lai có ý định thực hiện thì có thể xem trực tiếp tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam hoặc tại trang web: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/NganhNghe.aspx Bảng chuyển đổi Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam VSIC 2018 – VSIC 2007
Bên cạnh đó, có thể tra cứu dựa trên các danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh Mã.
Cách đăng ký kinh doanh ngành nghề
Việc đăng ký kinh doanh ngành nghề phải được thể hiện trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp. Theo đó, khi đăng ký thành lập công ty, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
– Nếu ngành nghề đó đã có trong hệ thống ngành nghề kinh tế Tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg thì người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh với các nội dung tương ứng:
Ví dụ: Đăng ký ngành nghề du lịch thì có thể lựa chọn:
Mã ngành cấp 4 |
Nội dung ghi trong hồ sơ |
7911 |
Đại lý du lịch |
7912 |
Điều hành tua du lịch. Chi tiết: Kinh doanh lữ hành nội địa; Kinh doanh lữ hành quốc tế |
– Nếu doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn.
Ví dụ: Đăng ký ngành nghề khai thác cát sông
Mã ngành cấp 4 |
Nội dung ghi trong hồ sơ |
0810 |
Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét Chi tiết: Khai thác cát sông |
– Trường hợp hoạt động kinh tế chưa được quy định, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp cần mô tả chi tiết hoạt động mà doanh nghiệp dự kiến kinh doanh theo các tiêu chí gồm: quy trình hoạt động, nguyên liệu đầu vào và tên sản phẩm đầu ra cụ thể.
– Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
Cách tra cứu đăng ký kinh doanh từ mã số thuế
Mã số thuế là mã số doanh nghiệp. Cách tra cứu đăng ký kinh doanh từ mã số thuế được thực hiện như sau:
Bước 1: Truy cập website Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
tại: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx
Bước 2: Nhập mã số thuế vào ô tìm kiếm ở góc phải phía trên màn hình
Bước 3: Sau khi nhập mã số thuế vào ô tìm kiếm, hệ thống sẽ trả lại kết quả là tên công ty, mã số nội bộ, mã số doanh nghiệp. Nhấp chuột vào dòng thông tin được hiện lên
Bước 4: Hiện lên đầy đủ thông tin của doanh nghiệp, trong đó có tên công ty bằng tiếng việt, tên công ty bằng tiếng anh, tên viết tắt của doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, ngày doanh nghiệp được thành lập, tên người đại diện pháp luật hiện tại của doanh nghiệp các ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đã đăng ký.
Lưu ý, để bảo mật 1 phần thông tin của doanh nghiệp, khi công bố nội dung đăng ký thông tin doanh nghiệp trên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia, hệ thống sẽ không hiện số vốn điều lệ của công ty khi đăng ký.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về mã ngành đăng ký kinh doanh. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.