Lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi

lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi

Lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi là hành vi trực tiếp hay qua trung gian nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của họ.

Khái niệm lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi

Lợi dụng được hiểu là dựa nào điều kiện thuận lợi nào đó để làm một việc, hoặc để mưu lợi một việc không chính đáng.

Chức vụ được hiểu là một vị trí, một vai trò trong một tổ chức, trong tập thể

Trục lợi được hiểu là kiếm lợi ích một cách không chính đáng.

Từ đó có thể hiểu lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi là việc một người dựa vào vị trí của mình trong công việc để gây ảnh hưởng tới người khách với mục đích đạt được lợi ích không chính đáng.

Tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trụng lợi được quy định trong điều 358 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi là (Hành vi của người có chức vụ, quyền hạn) nhận lợi ích vật chất do (đã hoặc sẽ) tác động đến người có chức vụ, quyền hạn để người này giải quyết công việc cho bên đưa lợi ích vật chất đó.

Lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi là hành vi trực tiếp hay qua trung gian nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của họ.

Quy định chi tiết của pháp luật về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi

Điều 366 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người chức vụ, quyền hạn để trục lợi như sau:

Điều 366. Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi

1. Người nào trực tiếp hoặc qua trung gian nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của họ hoặc làm một việc không được phép làm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

b) Lợi ích phi vật chất

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

c) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội trong trường hợp tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Dấu hiệu pháp lý của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi

Hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi được coi phạm tội khi thỏa mãn tất cả các dấu hiệu tội phạm dưới đây:

– Là hành vi có tính chất nguy hiểm cho xã hội, khi hành vi này gây thiệt hại về tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc gây thiệt hại về lợi ích phi vật chất.

– Chủ thể của hành vi là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đã đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự, có khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình, không thuộc trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự.

– Lỗi của người phạm tội này là lỗi cố ý trực tiếp, họ nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra

– Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi được quy định trong Bộ luật Hình sự. Khi được quy định tại Điều 358 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 và hành vi thỏa mãn theo mô tả của điều này được coi là hành vi phạm tội.

Các dấu hiệu pháp lý của hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi

Về khách thể của tội phạm – Điều 366 Bộ luật hình sự

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng tới người khác để trục lợi thuộc nhóm tội phạm về chức vụ. Theo đó, khách thể của nhóm tội phạm này là những quan hệ xã hội đảm bảo cho hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức.

Về mặt khách quan của tội phạm – Điều 366 Bộ luật hình sự

Theo mô tả tại Điều 358, thì hành vi khách quan của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đòi, nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác (vật chất và tinh thần). Thủ đoạn nhận tiền, tài sản,… có thể nhận trực tiếp từ người đưa hoặc qua một hoặc nhiều người trung gian, có thể nhận trước hoặc nhận sau khi thực hiện yêu cầu của bên đưa.

Hành vi lợi dụng, chức vụ quyền hạn đòi, nhận hoặc sẽ nhận lợi ích bất kì nhằm “dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc không được phép làm”.

Dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người khác là hành vi sử dụng mối quan hệ giữa mình với người khác mà người này cũng là người có chức vụ , quyền hạn, mối quan hệ này do chức vụ, quyền hạn đem lại cho người phạm tội , do có chức vụ, quyền hạn nên có ảnh hưởng nhất định đối với người bị thúc đẩy

Người bị thúc đẩy khi bị người phạm tội thúc đẩy đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của mình hoặc làm một việc không được phép làm.

Người bị thúc đẩy có thể là người phạm tội chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ nếu hành vi của người này là trái công vụ nhưng cũng có thể không phạm tội nếu hành vi của họ không trái với công vụ và họ không biết được mục đích của người thúc đẩy.

Ở tội phạm này, người phạm tôi sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình và trực trực tiếp hoặc gián tiếp.

Trực tiếp ở chỗ người phạm tội sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để gây ảnh hưởng đối với người khác khiến người bị ảnh hưởng phải làm theo Gian tiếp ở chỗ, người phạm tội giải quyết theo yêu cầu của người đưa tiền , tài sản hay lợi ích vật chất khác thông qua một người có chức vụ, quyền hạn khác.

Đối với tội lợi dụng chức vụ , quyền hạn trong khi thi hành công vụ, người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn của chính mình để thực hiện hành vi làm trải công vụ. Người phạm tội sử dụng chức vụ, quyền hạn đó một cách trực tiếp nhằm thực hiện hành vi phạm tội

Phân biệt tội này với tội nhân hối lộ ở chỗ, tội nhận hối lộ thì chủ thể trực tiếp làm hoặc không làm một việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Còn ở tội này, chủ thể dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ quyền hạn khác làm hoặc không làm theo yêu cầu của người đưa lợi ích bất kì.

Về chủ thể của tội phạm – Điều 366 Bộ luật hình sự

Chủ thể của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng tới người khác để trục lợi là người có năng lực trách nhiệm hình sự, năng lực trách nhiệm hình sự ở đây có thể hiểu là trường hợp người phạm tội đã đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, có khả năng nhận thức và điều chỉnh hành vi, không thuộc các trường hợp mất năng lực hành vi hình sự.

Và họ là người có chức vụ. Theo quy định tại Điều 352 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2015, thì “Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.”

lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi
lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi

Về mặt chủ quan của tội phạm – Điều 366 Bộ luật hình sự

Mặt chủ quan của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng tới người khác để trục lợi là lỗi cố ý trực tiếp.

Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

Mức hình phạt tội lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi

Điều 366 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về các khung hình phạt của tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người chức vụ, quyền hạn để trục lợi như sau:

Mức hình phạt tại khoản 1 Điều 366 Bộ Luật hình sự: Khung hình phạt cơ bản của tội này là hình phạt tù từ 01 năm đến 06 năm đối với:

+ Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

+ Lợi ích phi vật chất.

Mức hình phạt tại khoản 2 Điều 366 Bộ Luật hình sự: Khung hình phạt tăng nặng theo Khoản 2 Điều 358, thì khung hình phạt là phạt tù từ 06 năm đến 13 năm đối với hành vi phạm tội:

+ Có tổ chức, là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm, người phạm tội và người có chức vụ, quyền hạn cùng cấu kết, phân công nhiệm vụ với nhau.

+ Phạm tội 02 lần trở lên, mỗi lần đều có đủ yếu tổ cấu thành tội phạm nhưng chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

+ Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng.

Mức hình phạt tại khoản 3 Điều 366 Bộ Luật hình sự: Khung hình phạt tăng nặng theo Khoản 3 Điều 358, khung hình phạt là phạt tù từ 13 năm đến 20 năm đối với hành vi:

+ Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.

Mức hình phạt tại khoản 4 Điều 366 Bộ Luật hình sự: Khung hình phạt tăng nặng theo Khoản 4 Điều 358, khung hình phạt là phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân với hành vi:

+ Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

+ Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

Mức hình phạt tại khoản 5 Điều 366 Bộ Luật hình sự: Hình phạt bổ sung gồm: cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự bị cáo có thể được hưởng khi phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi

Điều 51 Bộ luật hình sự có quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, theo đó, khi bị cáo có một trong các tình tiết được quy định tại khoản 1 Điều 51 thì Hội đồng xét xử có thể xem xét cho giảm nhẹ trách nhiệm. Cụ thể:

Các tình tiết các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;      

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

m) Phạm tội do lạc hậu;

n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

r) Người phạm tội tự thú;

s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;

u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 54 Bộ luật hình sự về việc áp dụng hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt thì:

Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.

Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.

Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.

Vì vậy, bị cáo có thể được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong trường hợp có tình tiết giảm nhẹ tại khoản 1 Điều 51 hoặc trong trường hợp có từ hai tình tiết giảm nhẹ thì bị cáo còn có thể được áp dụng dưới mức thấp nhất của khung hình phạt.

Vì sao nên sử dụng dịch vụ pháp lý trong trường hợp có liên quan tới lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đến người khác để trục lợi

Oan, sai, tình trạng bức cung, nhục hình trong vụ án hình sự tại Việt Nam hiện nay không còn hiếm.

Tình trạng này không chỉ trực tiếp xâm phạm quyền tự do, danh dự, nhân phẩm… mà trong nhiều trường hợp, còn tước đoạt cả quyền được sống của con người;

Ngược lại, Việt Nam không hiếm trường hợp lại diễn ra tình trạng “hành chính hóa” hoặc “dân sự hóa” hành vi vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm).

Tố giác, tố cáo, tin báo tội phạm của tổ chức, doanh nghiệp, công dân không được giải quyết đúng pháp luật, dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm.

Không truy tố hoặc truy tố không đúng hành vi phạm tội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, các đương sự;

Sự tham gia của luật sư trong lĩnh vực hình sự đặc biệt là với vai trò là người bào chữa cho bị can, bị cáo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người tố giác (tố cáo), người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự trong vụ án hình sự là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng trên.

Hoạt động bào chữa cho bị can, bị cáo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người bị hại không chỉ là hoạt động nghề nghiệp mà còn là trách nhiệm xã hội của người luật sư trong việc duy trì công lý.

Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin và nội dung tư vấn pháp luật của Luật Trần và Liên Danh liên quan đến lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đến người khác để trục lợi. Mọi thắc mắc xin liên hệ qua Hotline Công ty luật uy tín để được giải đáp nhanh chóng, chu đáo và miễn phí!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139