Lần đầu đến đầu tư tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn bỡ ngỡ trong các thủ tục pháp lý và ngôn ngữ bản địa. Thấu hiểu vấn đề này, các luật sư của Luật Trần và Liên danh chúng tôi trực tiếp tư vấn cho nhà đầu tư bằng Tiếng Anh và các ngôn ngữ thông dụng khác nhằm giúp họ nắm rõ chính sách, thủ tục, pháp lý và môi trường đầu tư tại Việt Nam. Cùng Luật Trần và Liên danh tìm hiểu về lập công ty FDI tại Bình Định trong bài viết dưới đây.
Tầm quan trọng của FDI đối với sự phát triển kinh tế của đất nước
Sự tăng trưởng nhanh chóng của dân số thế giới kể từ năm 1950 đã xảy ra chủ yếu ở các nước đang phát triển. Sự tăng trưởng này đã được kết hợp với sự gia tăng nhanh hơn của tổng sản phẩm quốc nội, và do đó thu nhập bình quân đầu người đã tăng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới kể từ năm 1950.
Tăng vốn FDI có thể liên quan đến tăng trưởng kinh tế được cải thiện do dòng vốn và tăng thu thuế cho nước sở tại. Bên cạnh đó, chế độ thương mại của nước sở tại được coi là một yếu tố quan trọng cho việc ra quyết định của nhà đầu tư. Các nước chủ nhà thường cố gắng hướng đầu tư FDI vào cơ sở hạ tầng mới và các dự án khác để thúc đẩy phát triển.
Cạnh tranh lớn hơn từ các công ty mới có thể dẫn đến tăng năng suất và hiệu quả cao hơn ở nước sở tại và có ý kiến cho rằng việc áp dụng các chính sách của một thực thể nước ngoài cho một công ty con trong nước có thể cải thiện các tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp. Hơn nữa, đầu tư nước ngoài có thể dẫn đến việc chuyển giao các kỹ năng mềm thông qua đào tạo và tạo việc làm. Dân số địa phương có thể được hưởng lợi từ các cơ hội việc làm được tạo ra bởi các doanh nghiệp mới.
Trong nhiều trường hợp, công ty đầu tư chỉ đơn giản là chuyển giao năng lực sản xuất và máy móc cũ hơn, điều này vẫn có thể lôi cuốn nước chủ nhà vì sự chậm trễ về công nghệ hoặc kém phát triển, để tránh sự cạnh tranh với các sản phẩm của chính họ quốc gia / công ty.
Những trường hợp phải xin giấy chứng nhận đầu tư khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Khi thực hiện thủ tục thành lập công ty nước ngoài không phải trường hợp nào cũng phải thực hiện xin giấy chứng nhận đầu tư mà chỉ có những trường hợp như sau thì cần phải có giấy chứng nhận đầu tư khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Các trường hợp dưới đây thuộc đối tượng phải xin giấy chứng nhận đầu tư khi thực hiện thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài:
– Công ty có từ 1% đến 100% vốn do nhà đầu tư nước ngoài góp ngay khi thành lập;
– Công ty có vốn nước ngoài (Công ty đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam) tiếp tục thành lập thêm tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư: Thành lập mới hoặc góp vốn từ 1% đến 100% vốn điều lệ công ty;
Các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần vào công ty Việt Nam đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (kể cả trường hợp mua tới 100% vốn góp của công ty) cũng không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trừ trường hợp công ty kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, nếu nhà đầu tư nước ngoài mua từ 1% phần vốn góp cũng cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật Đầu tư trong thời hạn
sau đây:
a) 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật đầu tư, nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các
điều kiện sau đây:
a) Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
b) Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
c) Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 của Luật đầu tư;
d) Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);
đ) Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Trước khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến, nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư. Sau khi Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận hồ sơ, nhà đầu tư được cấp tài khoản truy cập Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để theo dõi tình hình xử lý hồ sơ. Cơ quan đăng ký đầu tư sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để tiếp nhận, xử lý, trả kết quả hồ sơ đăng ký đầu tư, cập nhật tình hình xử lý hồ sơ và cấp mã số cho dự án đầu tư.
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lập công ty FDI tại Bình Định
Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Cơ quan đăng ký đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
b) Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế;
c) Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc
không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp quy định tại Điều 34 và Điều 35 của Luật Đầu tư.
Quá trình lập công ty FDI tại Bình Định, doanh nghiệp FDI đầu tư trực tiếp tại Việt Nam
Thủ tục thành lập công ty doanh nghiệp FDI tại Việt Nam được thực hiện qua các bước sau đây:
Bước 01. Thực hiện kê khai trực tuyến thông tin trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Sau khi nộp hồ sơ bản cứng sẽ được cấp tài khoản để truy cập hệ thống nhằm mục đích theo dõi quá trình xử lý hồ sơ của cơ quan đăng ký kinh doanh. Bên cạnh đó, cơ quan đăng ký đầu tư cũng sử dụng hệ thống này để tiếp nhận, xử lý và trả kết quả hồ sơ đăng ký đầu tư.
Bước 02. Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Nhà đầu tư thực hiện xin cấp phép cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
+ Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
+ Đề xuất dự án đầu tư;
Kèm theo hồ sơ cần có các giấy tờ sau:
+ Đối với nhà đầu tư là cá nhân nước ngoài: Bản sao chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng; Xác nhận số dư tài khoản tương ứng với số vốn dự định thành lập;
+ Đối với nhà đầu tư là tổ chức nước ngoài: bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc các tài liệu khác tương đương xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức; Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất; hồ sơ chứng minh trụ sở công ty;…
Bước 03. Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Sau khi nhà đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cần tiến hành thủ tục tiếp theo là xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ theo quy định nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư để được kiểm tra, xem xét hồ sơ.
Bước 04. Khắc con dấu, thông báo mẫu dấu và Công bố thông tin của doanh nghiệp trên hệ thống Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 05. Nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh tại Sở công thương đối với các doanh nghiệp có thực hiện quyền bán lẻ hàng hóa.
Bước 06. Thực hiện mở tài khoản chuyển vốn đầu tư trực tiếp
Nhà đầu tư nước ngoài theo quy định cần thực hiện góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhà đầu tư cần thực hiện mở tài khoản chuyển vốn đầu tư trực tiếp.
Bước 07. Các công việc khác cần thực hiện: Sau khi hoàn thành các công việc trên, công ty/doanh nghiệp cần tiến hành các thủ tục đăng ký tài khoản. mua chữ ký số, kê khai thuế môn bài, phát hành hóa đơn,..
Dịch vụ lập công ty FDI tại Bình Định, doanh nghiệp FDI tại Việt Nam của Luật Trần và Liên danh
Luật Trần và Liên danh tự hào với nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn và cung cấp các dịch vụ pháp lý, trong đó có dịch vụ thành lập công ty sẽ giúp các nhà đầu tư nhanh chóng có trên tay Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Chúng tôi với đội ngũ Luật sư, chuyên viên tư vấn tâm huyết, giàu kinh nghiệm, luôn đặt quyền lợi của khách hàng lên trên. Do vậy, Quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm, tin tưởng khi lựa chọn Luật Trần và Liên danh là đơn vị đồng hành thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp.
Đến với dịch vụ pháp lý của chúng tôi, Quý khách hàng sẽ không phải mất quá nhiều thời gian, công sức đi lại. Chỉ cần liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn, ký hợp đồng dịch vụ, chúng tôi sẽ thay mặt khách hàng thực hiện thành công thủ tục này cho đến khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Ngoài ra, sau khi thành lập, chúng tôi sẽ hỗ trợ cùng khách hàng các thủ tục pháp lý khác nếu khách hàng có yêu cầu.
Trên đây là bài viết tư vấn về lập công ty FDI tại Bình Định của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.