Ai cũng có thể nhìn ra lượng nhu cầu sử dụng thuốc tây của người dân cực kỳ lớn nhưng tới khi bắt tay vào mở cửa hàng kinh doanh thuốc tây thì lại không biết những thủ tục mở quầy thuốc tây cần những gì.
Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu với các bạn kinh nghiệm mở quầy thuốc cần thiết để mở cửa hàng kinh doanh thuốc tây hiệu quả nhất.
Mở quầy thuốc tây cần quan tâm những gì?
Mở tiệm thuốc tây có lời không?
Đây có lẽ là câu hỏi của hầu hết những người đang có ý định mở nhà thuốc. Thực tế cho thấy, không có một câu trả lời chung nào cho câu hỏi trên. Tùy thuộc vào từng Quầy thuốc mà có thể lời, có thể lỗ hoặc có thể chỉ vừa đủ hòa vốn.
Ngoài vị trí cửa hàng, chất lượng hàng, chất lượng dịch vụ, quy mô và định hướng phát triển của cửa hàng ra… thì một trong những yếu tố quyết định khá nhiều đến việc “mở tiệm thuốc tây có lời không?” đó chính là trình độ chuyên môn và cái tâm của người bán hàng.
Nghĩa là nếu người bán hàng là một dược sĩ được đào tạo bài bản thực sự và bán hàng có tâm (không lái khách mua sang thuốc đắt, không bán bất chấp hậu quả, biết về chuyên môn nên có thể chọn cho khách hàng thuốc vừa rẻ vừa hiệu quả…) thì nói thật là lời lãi chả được bao nhiêu.
Nhưng đổi lại vì bạn bán có chuyên môn và có tâm nên khách hàng rất trung thành và lợi nhuận thường sẽ ổn định dù ở mức thấp.
Nhưng nói như vậy không có nghĩa những người làm ăn chân chính không thể mở tiệm thuốc tây và kinh doanh có lãi.
Bởi vì nếu bạn biết cách chọn địa điểm và làm quảng cáo cho Quầy thuốc cộng với cái tâm của bạn thì mỗi một cửa hàng sau một thời gian sẽ có một lượng khách hàng trung thành và có thể mang về mức lợi nhuận khá lớn.
Hiện nay, với xu hướng chăm sóc sức khỏe ngày càng đặt lên hàng đầu. Để mở tiệm thuốc tây, bạn không chỉ chú trọng bán các loại thuốc chữa bệnh cần thiết mà còn có thể kinh doanh thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng… góp phần gia tăng lợi nhuận hiệu thuốc.
Hoặc chủ hiệu cũng có thể phát triển theo mô hình chuỗi, nhân bản các cửa tiệm thuốc tây hiện có để mở rộng doanh thu.
Điều kiện, thủ tục mở quầy thuốc, tiệm thuốc tây
Mỗi một ngành nghề khi kinh doanh đều có những yêu cầu về mặt pháp lý riêng và kinh doanh tiệm thuốc tây thì những điều này lại càng yêu cầu khắt khe hơn vì nó liên quan đến sức khỏe trực tiếp của người dùng.
Vậy mở hiệu thuốc cần những gì? Dưới đây là một số yêu cầu pháp lý mà bạn cần nắm rõ để chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi mở hiệu kinh doanh thuốc tây:
– Trình độ người bán: Người chủ cửa hàng phải là dược sĩ có trình độ đại học trở lên và phải có chứng chỉ hành nghề dược được cấp bởi sở y tế.
– Giấy phép kinh doanh: Bạn phải đến UBND chỗ bạn kinh doanh hiệu thuốc để làm thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh.
– Đáp ứng tiêu chuẩn nhà thuốc: Theo quy trình thẩm định của bộ y tế thì hiệu thuốc của bạn phải đạt được các yêu cầu quy định đối với một hiệu thuốc đạt chuẩn GPP.
Để rõ hơn về quy trình thủ tục này thì bạn nên hỏi những người đã mở cửa hàng trước đó để biết nên tới đâu, gặp ai, làm gì, chi phí bao nhiêu… sẽ chủ động và nhanh hơn khi bạn tự tìm hiểu.
Vốn để mở tiệm thuốc tây
Để xác định được lượng vốn cần chuẩn bị thì trước hết bạn cần xác định được trong quy trình mở nhà thuốc, những việc nào cần dùng đến vốn nếu muốn mở hiệu thuốc tây. Có những khoản lớn phải chi trong trường hợp này như sau:
– Vốn thuê nhân viên, mua phần mềm quản lý quản lý hiệu thuốc
– Chi phí thuê mặt bằng.
– Chi phí vốn nhập hàng.
– Chi phí vốn đầu tư trang thiết bị vật chất.
Những thủ tục mở quầy thuốc tây cơ bản không thể thiếu
Bước 1: Tìm và thuê địa điểm
Ý đầu tiên để trả lời cho câu hỏi mở hiệu thuốc tây cần những gì, chính là địa điểm. Địa điểm là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến thành công của việc mở nhà thuốc.
Chọn được địa điểm hợp lý tức là bạn đã có 50% cơ hội thành công, tại sao vậy? Bởi đa phần người dân nước ta hiện nay thường có thói quen mua thuốc tại những hiệu thuốc ngay gần nhà nên nếu hiệu thuốc của bạn đặt ở khu vực đông dân cư, đời sống của cộng đồng dân cư ở đó lại khá tốt và xung quanh chưa có nhiều Quầy thuốc thì đó là một địa điểm lý tưởng cho bạn.
Ngoài ra, một lưu ý nhỏ nữa là địa điểm hiệu thuốc của bạn cũng cần phải trùng với địa điểm đã đăng ký trong hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Bước 2: Chuẩn bị và nộp các hồ sơ mở nhà thuốc
Sau khi chọn được địa điểm thì việc tiếp theo bạn cần làm là chuẩn bị các giấy tờ pháp lý như đã liệt kê ở phần trên và nộp cho cơ quan liên quan, cụ thể bao gồm:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm
– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
– Bản sao có công chứng giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người đại diện hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.
– Trong trường hợp hộ kinh doanh do 1 nhóm cá nhân thành lập thì bạn phải chuẩn bị thêm bản sao có công chứng dưới 6 tháng của biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ 3 loại giấy tờ trên thì bạn mang nộp cho UBND nơi đặt địa điểm cửa hàng. Sau đó trong vòng 3 – 7 ngày bạn sẽ được cấp giấy phép nếu như hồ sơ không thiếu sót gì.
Chứng chỉ hành nghề (do sở y tế cấp)
Để được Bộ Y tế/Sở Y tế cấp chứng chỉ hành nghề dược thì bạn phải có văn bằng dược trình độ đại học trở lên và phải có ít nhất 2 năm thực hành chuyên môn tại một cơ sở dược phù hợp nào đó.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề
Tiếp theo bạn cần chuẩn bị hồ sơ để xin sở y tế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược bao gồm các loại giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phẩm.
– Tài liệu chứng minh cửa hàng đạt tiêu chuẩn của các nguyên tắc thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc, nghĩa là tài liệu mô tả về địa điểm cửa hàng, khu vực và trang thiết bị bảo quản thuốc của cửa hàng, tài liệu chuyên môn về dược và nhân sự của cửa hàng. Lưu ý là tài liệu này cần có chữ ký của người đại diện hoặc được đóng dấu của cơ sở đó.
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có công chứng.
– Bản sao chứng chỉ hành nghề dược có công chứng.
Bước 3: Chuẩn bị địa điểm kinh doanh (trang trí, chuẩn bị đồ đạc.v.v.v)
Bước tiếp theo là trang trí và chuẩn bị các thiết bị cần thiết cho việc mở Quầy thuốc bao gồm:
– Thiết kế, chuẩn bị địa điểm kinh doanh: Dù là địa điểm đi thuê hay của gia đình thì bạn cũng cần sửa sang lại một chút cho phù hợp với mục đích sử dụng mới. Việc này đầu tư đến đâu là do định hướng kinh doanh cũng như tiềm lực kinh tế của bạn.
– Trang thiết bị: một số trang thiết bị cần có bao gồm các loại tủ, quầy, các thiết bị bảo quản thuốc theo yêu cầu ghi trên nhãn thuốc, túi đựng, khay đếm, tủ riêng cho các loại thuốc gây nghiện và các loại thuốc hướng tâm thần theo quy định của bộ y tế.
– Các tài liệu chuyên môn cần có: Ngoài ra, mỗi Quầy thuốc cần chuẩn bị các tài liệu chuyên môn cần thiết để phục vụ quá trình bán hàng như danh mục các thuốc cấm sử dụng, quy định quy chế của nghề, nội quy và quy trình bán thuốc, tài liệu tra cứu sử dụng thuốc…
Bước 4: Tìm kiếm nguồn hàng, nhập hàng
Điều quan trọng nhất trong các thủ tục mở quầy thuốc tây là tìm nguồn hàng uy tín chất lượng, giá tốt. Nguồn hàng chất lượng và giá cả phải chăng sẽ là một lợi thế của cửa hàng bạn so với các đối thủ xung quanh.
Ở Việt Nam mà nhất là các thành phố lớn hiện nay mật độ cửa hàng thuốc khá cao nhưng rất ít cửa hàng có thể tạo ra sự khác biệt. Bởi vậy nếu bạn có thể tạo ra sự khác biệt từ sản phẩm, dịch vụ… thì cửa hàng của bạn sẽ có cơ hội thành công cao hơn.
Hiện nay các hiệu thuốc thường nhập hàng trực tiếp từ các nhà sản xuất hoặc qua tổng đại lý cấp 1 nhưng đa phần là mỗi công ty dược đều có đội ngũ trình dược viên đến giới thiệu sản phẩm và bán hàng trực tiếp cho từng cửa hàng.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn tạo ra sự khác biệt thì bạn nên chủ động tìm nguồn hàng chứ không chỉ là ngồi đợi các nhân viên bán hàng vào tiếp thị và nhập hàng.
Bước 5: Nhận giấy chứng nhận và bắt đầu khai trương, kinh doanh
Xong 4 bước trên là bạn đã xong những phần chuẩn bị cơ bản và có thể bắt đầu khai trương khi nhận được đầy đủ các giấy tờ thủ tục pháp lý như trên.
Bước 6: Thực hiện các hoạt động marketing, thu hút khách hàng
Để ngày khai trương được thuận lợi và đông khách, bạn cần chuẩn bị các chương trình marketing thu hút khách hàng như giảm giá ngày khai trương, tặng quà, tặng phiếu giảm giá cho lần mua tiếp theo hay thậm chí là các hoạt động văn nghệ như ca hát, múa lân…để thu hút khách.
Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế cũng như định hướng kinh doanh của bạn mà chọn chương trình marketing cho phù hợp và hiệu quả.
Ngoài ra, để cửa hàng luôn đông khách thì bạn nên chuẩn bị một kế hoạch marketing dài hạn chứ không chỉ riêng ngày khai trương – thực tế hiện nay rất ít cửa hàng làm được điều này.
Đa phần các Quầy thuốc ở Việt Nam vẫn đang kinh doanh theo cách rất truyền thống và bị động. Khách hàng cần thuốc gì thì tìm đến hiệu thuốc và chỉ thế thôi, không marketing, không quảng bá rộng vì đa phần mọi người chỉ giới hạn mình trong khuôn khổ tệp khách hàng xung quanh khu vực cửa hàng.
Kinh nghiệm mở Quầy thuốc hiệu quả cho người mới bắt đầu
Sau đây, người viết sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm mở Quầy thuốc cho người mới bắt đầu. Bên cạnh các thủ tục về mặt pháp lý, các bạn cũng cần quan tâm đến các điều kiện đối với địa điểm và trang thiết bị của Quầy thuốc theo đúng tiêu chuẩn.
Chuẩn bị mặt bằng và trang thiết bị
Địa điểm là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của của việc kinh doanh thuốc. Chọn được địa điểm hợp lý nghĩa là bạn đã có 50% cơ hội thành công.
Bởi mọi người thường có thói quen mua thuốc tại những hiệu thuốc ngay gần nhà nên nếu hiệu thuốc của bạn đặt ở khu vực đông dân cư, đời sống của cộng đồng dân cư ở đó lại khá tốt và xung quanh chưa có nhiều hiệu thuốc thì đó là một địa điểm lý tưởng cho bạn.
Ngoài ra, một lưu ý nhỏ nữa là địa điểm hiệu thuốc của bạn cũng cần phải trùng với địa điểm đã đăng ký trong hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Tìm kiếm nguồn hàng, nhập hàng
Bên cạnh lựa chọn địa điểm mở cửa hàng kinh doanh thì nguồn hàng cũng là vấn đề mà bạn quan tâm. Nguồn hàng chất lượng và giá cả phải chăng sẽ là một lợi thế để cửa hàng của bạn mang lại lợi nhuận cao.
Hãy tìm hiểu nhiều nguồn hàng khác nhau và quyết định đâu mới là loại thuốc tốt cho cửa hàng của mình. Uy tín của Quầy thuốc thông qua chất lượng thuốc bán và giá cả. Đây là hai yếu tố quan trọng để giúp thu hút khách hàng. Hơn nữa khách hàng cũng sẽ ưu tiên cho cửa hàng kinh doanh nhiều loại thuốc chất lượng với nhiều công dụng khác nhau.
Hiện nay, các Quầy thuốc thường nhập hàng trực tiếp từ các nhà sản xuất hoặc qua tổng đại lý cấp 1, nhưng đa phần là mỗi công ty dược đều có đội ngũ trình dược viên đến giới thiệu sản phẩm và bán hàng trực tiếp cho từng cửa hàng.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại để được giải đáp.