Khoản 1 điều 348 bộ luật hình sự

khoản 1 điều 348 bộ luật hình sự

Cùng với nhu cầu mở rộng thị trường lao động quốc tế, hoạt động tổ chức, môi giới xuất, nhập cảnh cũng ngày phát triển. Thế nhưng, thực tế nhiều người lợi dụng điều này để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Vậy, Tội môi giới xuất nhập cảnh trái phép quy định tại khoản 1 điều 348 bộ luật hình sự sẽ bị xử lý thế nào?

Thế nào là môi giới xuất, nhập cảnh trái phép?

Hiện nay, liên quan đến hoạt động môi giới, tại Điều 150 Luật Thương mại 2005 có quy định:

Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.

Có thể hiểu, hoạt động môi giới đem lại lợi ích cho bên được môi giới và bên moi giới sẽ nhận được một khoản thù lao theo thỏa thuận

Mặt khác, hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh được hiểu như sau:

– Xuất cảnh: Là việc công dân Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Việt Nam và đi qua cửa khẩu Việt Nam.

– Nhập cảnh: Là việc người nước ngoài đi vào lãnh thổ Việt Nam và đi qua cửa khẩu của Việt Nam.

Từ những căn cứ trên có thể thấy hoạt động môi giới xuất cảnh, nhập cảnh là việc dẫn dắt, làm trung gian cho người có nhu cầu xuất cảnh hoặc nhập cảnh với người có khả năng tổ chức cho người khác xuất cảnh hoặc nhập cảnh nhằm giúp người này đi ra hoặc đi vào lãnh thổ Việt Nam.

Hoạt động môi giới xuất cảnh, nhập cảnh hiện nay không bị pháp luật ngăn cấm. Tuy nhiên, nhiều cá nhân, tổ chức đã có hành vi môi giới xuất cảnh, nhập cảnh trái phép (xuất cảnh, nhập cảnh khi không có giấy phép; làm giả giấy phép để đưa người đi xuất nhập cảnh…) nhằm mục đích thu lợi bất chính. Khi đó, hành vi này được xác định là hành vi vi phạm pháp luật.

Quy định chi tiết của pháp luật về Điều 348 Bộ luật hình sự năm 2015

Điều 348 Bộ luật hình sự quy định tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép như sau:

“Điều 348. Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép

1. Người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, thì bị phạt từ từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Đối với từ 05 người đến 10 người;

d) Có tính chất chuyên nghiệp;

đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Đối với 11 người trở lên;

b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

c) Làm chết người.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 348 Bộ Luật hình sự 2015

Khách thể của tội phạm – Điều 348 Bộ Luật hình sự

Điều 348 Bộ luật Hình sự quy định 02 tội phạm riêng biệt là tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh và tội tổ chức, môi giới cho người khác ở lại Việt Nam trái phép.

Tổ chức, mô giới người khác xuất, nhập cảnh trái phép là chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy người khác đi qua biên giới Việt Nam trái phép.

Tổ chức, mô giới người khác ở lại Việt Nam trái phép là hành vi chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy người khác ở lại Việt Nam trái quy định của pháp luật Việt Nam.

Như vậy, khách thể của tội phạm là hoạt động quản lý hành chính về lĩnh vực xuất cảnh, cư trú của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Mặt khách quan của tội phạm – Điều 348 Bộ Luật hình sự

Hành vi khách quan của tội phạm gồm hành vi tổ chức, hành vi mô giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép và hành vi tổ chức, mô giới cho người khác ở lại Việt Nam trái phép.

Tổ chức là chủ mưu, cầm đầu, vạch kế hoạch cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép,

Mô giới là hành vi giới thiệu, làm chung gian giữa người xuất, nhập cảnh trái phép; người ở lại Việt Nam trái phép với người tổ chức việc xuất nhập cảnh, ở lại Việt Nam trái phép.

Hậu quả của tội phạm không phải dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm. Tội phạm hoàn thành kể từ thời điểm hành vi khách quan xảy ra.

khoản 1 điều 348 bộ luật hình sự
khoản 1 điều 348 bộ luật hình sự

Chủ thể của tội phạm – Điều 348 Bộ Luật hình sự

Chủ thể của tội phạm này không phải chủ thể đặc biệt. Bất kì ai cũng có thể trở thành chủ thể của tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép. Họ có thể là người Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không quốc tịch.

Ngoài ra, chủ thể của tội phạm phải thỏa mãn điều điện là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.

Mặt chủ quan của tội phạm – Điều 348 Bộ Luật hình sự

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hậu quả của tội phạm dù muốn hay không mong muốn nhưng vẫn thực hiện hành vi khách quan đó.

Yếu tố “vụ lợi” quy định tại khoản 1 Điều 348 Bộ luật Hình sự là động cơ người phạm tội nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc phi vật chất không chính đáng cho mình hoặc cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Qua thực tiễn thấy, động cơ của người phạm tội chủ yếu vì lợi ích vật chất; trường hợp người phạm tội vì lợi ích phi vật chất thì cần phải chứng minh rõ lợi ích phi vật chất đó để bảo đảm việc buộc tội có căn cứ.

Hình phạt tại Điều 348 Bộ luật hình sự 2015

Luật Trần và Liên Danh tư vấn quy định tại Điều 348 Bộ luật Hình sự, quy định 04 Khung hình phạt đối với người phạm tội (khoản 1 điều 348 bộ luật hình sự là khung hình phạt nhẹ nhất) như sau:

Mức hình phạt tại khoản 1 Điều 348 Bộ Luật hình sự: Người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, thì bị phạt từ từ 01 năm đến 05 năm.

Mức hình phạt tại khoản 2 Điều 348 Bộ Luật hình sự:  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Đối với từ 05 người đến 10 người;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Mức hình phạt tại khoản 3 Điều 348 Bộ Luật hình sự:  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Đối với 11 người trở lên;
  • Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
  • Làm chết người.

Mức hình phạt tại khoản 4 Điều 348 Bộ Luật hình sự:  Khung hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Người có hành vi tổ chức, môi giới đưa người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Căn cứ theo điểm đ khoản 7, điểm b khoản 8 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại như sau:

“7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Làm giả hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;

b) Vào, ở lại đại sứ quán, lãnh sự quán, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc trụ sở cơ quan, tổ chức quốc tế đóng tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan, tổ chức đó;

c) Người nước ngoài cư trú tại các khu vực cấm người nước ngoài cư trú;

d) Chủ phương tiện, người quản lý phương tiện, người điều khiển các loại phương tiện vận chuyển người nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam trái phép;

đ) Tổ chức, môi giới, giúp sức, xúi giục, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, ở lại nước ngoài, nhập cảnh, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép.

e) Người nước ngoài không chấp hành quyết định buộc xuất cảnh Việt Nam của cơ quan có thẩm quyền, tiếp tục cư trú tại Việt Nam.

Hình thức xử phạt bổ sung:

b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.

Theo đó, người có hành vi tổ chức, môi giới cho người khác nhập cảnh vào Việt Nam trái phép thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Đồng thời, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm nêu trên.

Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự bị cáo có thể được hưởng khi phạm tội tại Điều 348 BLHS năm 2015

Điều 51 Bộ luật hình sự có quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, theo đó, khi bị cáo có một trong các tình tiết được quy định tại khoản 1 Điều 51 thì Hội đồng xét xử có thể xem xét cho giảm nhẹ trách nhiệm. Cụ thể:

Các tình tiết các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;      

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

m) Phạm tội do lạc hậu;

n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

r) Người phạm tội tự thú;

s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;

u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 54 Bộ luật hình sự về việc áp dụng hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt thì:

Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.

Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.

Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.

Vì vậy, bị cáo có thể được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong trường hợp có tình tiết giảm nhẹ tại khoản 1 Điều 51 hoặc trong trường hợp có từ hai tình tiết giảm nhẹ thì bị cáo còn có thể được áp dụng dưới mức thấp nhất của khung hình phạt.

Trên đây là nội dung tội phạm theo tại Điều 348 BLHS năm 2015. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách có thể liên hệ với Công ty luật uy tín để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139