ISO 22003

iso 22003

TCVN ISO/TS 22003:2015 thay thế cho TCVN ISO/TS 22003:2007

TCVN ISO/TS 22003:2015 hoàn toàn tương đương với ISO/TS 22003:2013.

TCVN ISO/TS 22003:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 176 Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Cùng Luật Trần và Liên danh tìm hiểu về iso 22003 trong bài viết dưới đây.

Giới thiệu thiệu chung về 22003

Chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) của một tổ chức là phương thức mang lại sự đảm bảo rằng tổ chức đó đã thực hiện hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo chính sách của tổ chức.

Các yêu cầu đối với FSMS có thể từ nhiều nguồn, tiêu chuẩn này được xây dựng để hỗ trợ việc chứng nhận FSMS đáp ứng được các yêu cầu của TCVN ISO 22000, Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm. Nội dung của tiêu chuẩn này cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ việc chứng nhận FSMS được xây dựng dựa trên tập hợp các yêu cầu quy định khác về FSMS.

Tiêu chuẩn này dùng cho các tổ chức tiến hành đánh giá và chứng nhận FSMS. Tiêu chuẩn này cung cấp các yêu cầu chung để các tổ chức chứng nhận tiến hành đánh giá và chứng nhận trong lĩnh vực hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Các tổ chức này được hiểu là các tổ chức chứng nhận. Cách diễn đạt này không gây cản trở việc sử dụng tiêu chuẩn này của các tổ chức có chức danh khác đảm trách các hoạt động thuộc phạm vi của tiêu chuẩn này. Thực tế, mọi tổ chức liên quan đến việc đánh giá FSMS đều có thể sử dụng tiêu chuẩn này.

Hoạt động chứng nhận bao gồm việc đánh giá FSMS của một tổ chức. Hình thức xác nhận FSMS của một tổ chức phù hợp với một tiêu chuẩn về FSMS cụ thể (ví dụ TCVN ISO 22000) hoặc với các yêu cầu quy định khác thường là một văn bản chứng nhận hoặc giấy chứng nhận.

Tiêu chuẩn này dùng cho tổ chức được chứng nhận để xây dựng hệ thống quản lý riêng (ví dụ FSMS TCVN ISO 22000, các nhóm yêu cầu khác đối với FSMS, hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống quản lý môi trường hoặc hệ thống quản lý và an toàn sức khoẻ nghề nghiệp và dùng để tổ chức quyết định cách sắp xếp các thành phần khác nhau của các hệ thống này trừ trường hợp các yêu cầu pháp luật liên quan quy định khác. Mức độ tích hợp các thành phần khác nhau của hệ thống quản lý sẽ khác nhau giữa các tổ chức. Do đó sẽ thích hợp nếu các tổ chức chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn này tính đến văn hóa và các thói quen của khách hàng đối với sự thống nhất của FSMS trong tổ chức lớn hơn.

Phạm vi áp dụng iso 22003

Tiêu chuẩn này quy định các nguyên tắc áp dụng cho việc đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (sau đây viết tắt là FSMS) phù hợp với các yêu cầu của TCVN ISO 22000 (hoặc nhóm các yêu cầu quy định khác đối với FSMS). Tiêu chuẩn này cũng cung cấp thông tin và sự tin cậy cần thiết cho khách hàng về cách thức mà nhà cung cấp của họ được chứng nhận.

Việc chứng nhận FSMS là hoạt động đánh giá sự phù hợp của bên thứ ba (như quy định trong TCVN ISO/IEC 17000:2007, 5.5) và các tổ chức tiến hành hoạt động này là tổ chức đánh giá sự phù hợp bên thứ ba.

CHÚ THÍCH 1: Trong tiêu chuẩn này, thuật ngữ “sản phẩm” và “dịch vụ” được sử dụng riêng biệt (ngược với định nghĩa “sản phẩm” nêu trong TCVN ISO/IEC 17000).

CHÚ THÍCH 2: Tiêu chuẩn này có thể được dùng làm chuẩn mực cho việc công nhận hoặc đánh giá đồng đẳng giữa các tổ chức chứng nhận để được thừa nhận năng lực chứng nhận FSMS phù hợp với TCVN ISO 22000. Tiêu chuẩn này cũng nhằm sử dụng làm chuẩn mực cho các cơ quan quản lý và các tập đoàn công nghiệp tham gia vào hoạt động thừa nhận trực tiếp các tổ chức chứng nhận FSMS phù hợp với TCVN ISO 22000. Một số yêu cầu của tiêu chuẩn này cũng thích hợp cho các tổ chức khác tham gia vào hoạt động đánh giá sự phù hợp của các tổ chức chứng nhận nói trên và vào việc đánh giá sự phù hợp của các tổ chức chứng nhận sự phù hợp của FSMS với các tiêu chí bổ sung hoặc khác với các tiêu chí trong TCVN ISO 22000.

Việc chứng nhận FSMS không xác nhận tính an toàn hoặc sự phù hợp của sản phẩm của tổ chức trong chuỗi thực phẩm. Tuy nhiên, TCVN ISO 22000 đòi hỏi tổ chức phải đáp ứng tất cả các yêu cầu luật định và chế định hiện hành liên quan đến an toàn thực phẩm trong hệ thống quản lý của tổ chức.

CHÚ THÍCH 3: Việc chứng nhận một FSMS theo TCVN ISO 22000 là chứng nhận hệ thống quản lý chứ không phải là chứng nhận sản phẩm.

Các tổ chức sử dụng FSMS khác có thể dùng các khái niệm và yêu cầu trong tiêu chuẩn này với điều kiện các yêu cầu được thay đổi cho phù hợp khi cần.

iso 22003
iso 22003

Tài liệu viện dẫn về iso 22003

Các tài liệu viện dẫn dưới đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN ISO 22000:2007, Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm;

TCVN ISO/IEC 17000:2007, Đánh giá sự phù hợp – Từ vựng và các nguyên tắc chung;

TCVN ISO/IEC 17021:2011[1], Đánh giá sự phù hợp – Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý.

Nguyên tắc về iso 22003

Các nguyên tắc nêu trong Điều 4, TCVN ISO/IEC 17021:2011 là cơ sở cho các yêu cầu thực hiện cụ thể và các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn này. Tiêu chuẩn này không đưa ra các yêu cầu cụ thể cho tất cả các trường hợp có thể xảy ra. Những nguyên tắc này cần được áp dụng làm hướng dẫn cho quyết định cần thiết trong các trường hợp ngoài dự kiến. Các nguyên tắc không phải là yêu cầu.

CHÚ THÍCH: Phụ lục E được đưa vào để nhấn mạnh sự cần thiết của các bên quan tâm cả trong chứng nhận FSMS và chứng nhận thực phẩm.

Thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến iso 22003

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN ISO/IEC 17000, TCVN ISO/IEC 17021, TCVN ISO 22000 và các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây.

Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (hazard analysis and critical control point)

HACCP

Hệ thống nhận dạng, đánh giá và kiểm soát các mối nguy quan trọng đối với an toàn thực phẩm.

[Nguồn: Các văn bản cơ sở về vệ sinh thực phẩm của Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Codex (Codex Alimentarius Food Hygiene Basic Texts) [12], có sửa đổi].

Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (food safety management system)

FSMS

Tập hợp các yếu tố liên quan và tác động lẫn nhau nhằm thiết lập chính sách và mục tiêu và nhằm đạt được các mục tiêu đó, được sử dụng để định hướng và kiểm soát một tổ chức về an toàn thực phẩm.

CHÚ THÍCH 1: Xem 3.2.1, 3.2.2 và 3.2.3 trong TCVN ISO 9000:2007.

CHÚ THÍCH 2: Trong tiêu chuẩn này, “hệ thống quản lý an toàn thực phẩm” thay cho thuật ngữ “hệ thống quản lý” trong TCVN ISO/IEC 17021.

Năng lực (competence)

Khả năng áp dụng kiến thức và kỹ năng để đạt được các kết quả dự kiến.

Năng lực của nhân sự

Xem xét chung

Áp dụng các yêu cầu nêu trong 7.1.1, TCVN ISO/IEC 17021:2011.

Lĩnh vực kỹ thuật được đề cập trong 7.1.1, TCVN ISO/IEC 17021:2011 phải là các loại được xác định trong Phụ lục A. Chức năng chứng nhận theo đó năng lực được nhận biết được nêu trong Phụ lục C.

Xác định tiêu chí về năng lực

Áp dụng các yêu cầu trong 7.1.2 , TCVN ISO/IEC 17021:2011.

Tiêu chí về năng lực nêu trong Phụ lục C phải tạo thành cơ sở để xây dựng tiêu chí cho từng loại. Tiêu chí năng lực có thể là khái quát hoặc cụ thể. Tiêu chí năng lực trong TCVN ISO/IEC 17021:2011, Phụ lục A phải được xem là tiêu chí chung.

CHÚ THÍCH 1: Tiêu chí năng lực được nhận biết ở Phụ lục C là tiêu chí liên quan đến an toàn thực phẩm cho nhân sự của tổ chức chứng nhận. Tổ chức chứng nhận có thể nhận biết các năng lực cụ thể được yêu cầu cho các loại được nhận biết và cho từng chức năng chứng nhận.

CHÚ THÍCH 2: Phụ lục D nêu hướng dẫn cho tổ chức chứng nhận về các chức năng chứng nhận chung được nhận biết trong Phụ lục A, TCVN ISO/IEC 17021:2011, trong đó tiêu chí năng lực cần được xác định cho người liên quan đến đánh giá và chứng nhận FSMS.

CHÚ THÍCH 3: Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm có thể được dùng như một phần của tiêu chí; tuy nhiên, năng lực không chỉ dựa trên các tiêu chí này vì điều quan trọng là đảm bảo rằng một cá nhân có thể chứng tỏ khả năng áp dụng kiến thức và kỹ năng riêng mà cá nhân đó có thể có sau khi được cấp bằng/chứng chỉ hoặc có một lượng kinh nghiệm nhất định.

Quá trình đánh giá

Áp dụng các yêu cầu trong 7.1.3, TCVN ISO/IEC 17021:2011.

Quá trình đánh giá phải đánh giá kiến thức của cá nhân liên quan đến an toàn thực phẩm bao gồm kiến thức về các chương trình tiên quyết (PRP) và các mối nguy về an toàn thực phẩm cụ thể liên quan đến loại hình mà nhân sự của tổ chức chứng nhận thực hiện. Các quá trình này phải được nhận biết đối với các loại hình này theo các yêu cầu ở 7.1.2.

CHÚ THÍCH: TCVN ISO/IEC 17021:2011, 7.1.3, yêu cầu tổ chức chứng nhận chứng tỏ hiệu lực của phương pháp đánh giá sử dụng để đánh giá nhân sự theo các tiêu chí năng lực được nhận biết. TCVN ISO/IEC 17021:2011, Phụ lục B, gồm có 5 ví dụ về phương pháp đánh giá.

Các xem xét khác

Áp dụng các yêu cầu ở TCVN ISO/IEC 17021:2011, 7.1.4.

Yêu cầu về quá trình

Yêu cầu chung

Tổ chức chứng nhận phải sử dụng Phụ lục A để xác định phạm vi liên quan đến tổ chức đăng ký chứng nhận. Tổ chức chứng nhận không được loại trừ các hoạt động, quá trình, sản phẩm hoặc hoặc dịch vụ ra khỏi phạm vi chứng nhận khi các hoạt động, quá trình, sản phẩm hoặc dịch vụ này có ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm của sản phẩm cuối xác định trong phạm vi chứng nhận.

Tổ chức chứng nhận phải có quá trình lựa chọn ngày, thời điểm, mùa đánh giá sao cho đoàn đánh giá có cơ hội đánh giá hoạt động của tổ chức trên một số dây chuyền sản xuất, loại hình và khu vực đại diện trong phạm vi đánh giá.

Áp dụng các yêu cầu từ điều 9.1.1 đến 9.1.3, TCVN ISO/IEC 17021:2011.

Áp dụng các yêu cầu trong điều 9.1.4, TCVN ISO/IEC 17021:2011.

Tổ chức chứng nhận phải có các thủ tục bằng văn bản để xác định thời gian đánh giá và đối với mỗi khách hàng tổ chức chứng nhận phải xác định thời gian cần thiết để lập kế hoạch và hoàn thành cuộc đánh giá FSMS của khách hàng hoàn chỉnh và hiệu lực. Thời gian đánh giá do tổ chức chứng nhận xác định và căn cứ để xác định phải được lưu hồ sơ.

Đối với các tổ chức có nhiều địa điểm, áp dụng các điều từ 9.1.5.1 đến 9.5.1.4.

CHÚ THÍCH: Điều 9.1.5 này chỉ nhằm áp dụng cho các hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn thực phẩm mà không áp dụng cho các địa điểm điều hành riêng nào.

Trên đây là bài viết về iso 17023 của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139