Hiện nay toàn cầu hoá là xu thế chung của thế giới, bản chất của nó là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối quan hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau của các quốc gia, khu vực. Vậy toàn cầu hoá là hệ quả của yếu tố nào? biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế là gì? Luật Trần và Liên Danh sẽ giải đáp ngay sau đây.
Toàn cầu hóa là gi? (Globalization)
Theo nghĩa rộng, toàn cầu hoá là một hiện tượng, một quá trình, một xu thế liên kết trong quan hệ quốc tế làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về nhiều mặt của đời sống xã hội (từ kinh tế, chính trị, an ninh, văn hoá đến môi trường, v.v…) giữa các quốc gia. Nói một cách khác, “Toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các
dân tộc trên thế giới, làm nổi bật hàng loạt biến đổi có quan hệ lẫn nhau mà từ đó chúng có thể phát sinh một loạt điều kiện mới.”.
Theo nghĩa hẹp, toàn cầu hoá là một khái niệm kinh tế chỉ quá trình hình thành thị trường toàn cầu làm tăng sự tương tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia.
Biểu hiện của toàn cầu hoá có thể dưới dạng khu vực hoá – việc liên kết khu vực và các định chế, các tổ chức khu vực, hay cụ thể, toàn cầu hoá là “quá trình hình thành và phát triển các thị trường toàn cầu và khu vực, làm tăng sự tương tác và tuỳ thuộc lẫn nhau, trước hết về kinh tế, giữa các nước thông qua sự gia tăng các luồng giao lưu hàng hoá và nguồn lực (resources) qua biên giới giữa các quốc gia cùng với sự hình thành các định chế, tổ chức quốc tế nhằm quản lý các hoạt động và giao dịch kinh tế quốc tế.”
Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế là:
Thương mại thế giới phát triển mạnh
– Tốc độ gia tăng trao đổi hàng hóa trên thế giới nhanh hơn nhiều so với gia tăng GDP.
– Hình thành tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh
– Từ năm 1990 → 2000 tổng đầu tư nước ngoài tăng từ 1.774 tỷ USD lên 8.895 tỷ USD (tăng hơn 5 lần)
– Trong đó, dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, nhất là tài chính – ngân hàng – bảo hiểm…
Thị trường tài chính quốc tế mở rộng
– Hình thành mạng lưới liên kết tài chính.
– Các tổ chức tài chính toàn cầu IMF, WB… đóng vai trò to lớn trong nền kinh tế – xã hội thế giới.
Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn
– Số lượng ngày càng nhiều.
– Vai trò:
+ Hoạt động trên nhiều quốc gia.
+ Nắm nguồn của cải vật chất lớn.
+ Chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.
Ở Việt Nam, biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế là như thế nào?
– Sự phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế. Việt Nam ra nhập WTO năm 2006 và sau gần 15 năm Việt Nam đã có những bước tăng trưởng vượt trội, kinh tế chuyển mình mạnh mẽ.
– Khi gia nhập WTO, Việt Nam là một nước có thu nhập thấp, năm 2016 khi tham gia AEC và các FTA mới, Việt Nam đã gia nhập nhóm nước thu nhập trung bình (thấp), là một trong 32 nước có kim ngạch xuất khẩu trên 100 tỷ USD, trong đó có một số mặt hàng đứng hàng đầu thế giới, là nước thu hút FDI ổn định nhất trong ASEAN.
– Tính đến nay, nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới đã chọn Việt Nam làm “điểm đến”, như: Microsoft, Samsung, LG, Canon, Toyota, Honda…
– Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia. Việt Nam đã thu hút sự đầu tư của rất nhiều các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia như trong ngành công nghiệp khai thác dầu khí sẽ có Shell (Anh – Hà Lan), Mobil Oil (Mỹ), Total (Pháp), …; trong lĩnh vực bưu chính có Nokia (Phần Lan), Samsung (Hàn Quốc), …;
– Ngoài ra còn các lĩnh vực điện tử, may mặc, công nghệ ô tô, … đem lại nhiều công việc cho người lao động.
– Việt Nam đầu tư ra nước ngoài tăng mạnh. Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã liên tục rót vốn đầu tư ra nước ngoài với hơn 30 quốc gia và hàng tỷ USD.
– Thị trường tài chính quốc tế mở rộng. Các ngân hàng trong nước kết nối với nhau và kết nối với ngân hàng nước ngoài thông qua mạng viễn thông điện tử. Bên cạnh các ngân hàng trong nước, Việt Nam cũng có rất nhiều những ngân hàng nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam như: HSBC; ANZ Việt Nam (ANZ Bank); Standard Chartered; Shinhan Vietnam; Citibank Vietnam, …
Xu thế toàn cầu hoá là hệ quả của yếu tố nào?
Toàn cầu hoá là hệ quả tất yếu của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ. Việc hội nhập được xem là mục tiêu chính của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển và đang phát triển với tiềm năng nghiên cứu, ứng dụng khoa học diễn ra từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX.
Sự phát triển bùng nổ của khoa học-công nghệ mang tới các tác động lớn, với các thay đổi và đẩy mạnh lợi ích đối với các chủ thể, thúc đẩy năng suất lao động tăng.
Mức sống của con người dần được cải thiện, được tiếp cận với nhu cầu mở rộng, các bài học ứng dụng cao từ kinh nghiệm của các quốc gia phát triể, qua đó thúc đẩy lợi ích của chủ thể luật quốc tế nói chung đến từng cá nhân, doanh nghiệp trên thị trường.
Sự thay đổi này làm cho các giá trị phát triển, thúc đẩy mọi mặt, từ cơ cấu dân cư, chất lượng cuộc sống tới những yêu cầu về giáo dục, đào tạo có sự thay đổi lớn với hướng tiếp cận hiện đại.
Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ đã khiến con người bước sang một nền văn minh mới, tiếp cận nền văn minh thông tin nhanh nhạy và nắm bắt, nhờ đó vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX thị trường thế giới và xu thế toàn cầu hoá được hình thành.
Những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi diễn ra toàn cầu hoá
Toàn cầu hoá tạo nên lợi thế về sự tự do thương mại, hàng rào thuế quan được gỡ bỏ, hoặc gaimr xuống, hàng hoá được lưu thông rộng rãi hơn.
Trong quá trình toàn cầu hoá, Việt Nam có thể nhanh chóng tiếp cận các công nghệ hiện đại vào cuộc sống.
Toàn cầu hoá tạo điều kiện chueyern giao những thành tựu mới về khoa học, công nghệ, tổ chức quản lí, sản xuất kinh doanh giúp việt nam có thế thực hiệnc hủ trương đa phương hoá trong quan hệ quốc tế.
Tuy nhiên quá trình toàn cầu hoá đòi hỏi việt nam phải tự chủ trong nền kinh tế, nếu không hàng hoá nước ngoài tràn vào nước ta sẽ làm cho những doanh nghiệp trong nước rơi vào tình trạng phá sản. Nguy cơ mai một bản sắc văn hoá dân tộc, đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện chủ trương “hoà nhập không hoà tan”.
Những tác động của xu thế toàn cầu hóa:
Tác động tích cực:
+ Đem lại cơ hội phát triển vô cùng lớn cho các chủ thể có tiềm năng, biết cách tiếp cận hiệu quả. Đặc biệt nhất là sự tăng trưởng mạnh về các nền kinh tế. Khi có các lợi thế tiếp cận rất lớn với các nhu cầu trên thị trường. Và khai thác được lợi ích, đảm bảo được khả năng phát triển mạnh hơn trong tương lai. Với lực lượng sản xuất có nhiều điều kiện để phát triển. Từ đó đẩy mạnh quá trình xã hội hóa. Cũng như mang đến tiềm năng, tiềm lực phát triển đối với chính các quốc gia.
+ Mở ra nhiều cơ hội tiếp cận, giao lưu và học tập. Từ đó tiếp thu, ứng dụng cho những thành tựu khoa học và kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay. Với các phát minh, nghiên cứu mang đến hiệu quả về tiềm năng để thúc đẩy các nền kinh tế. Các quốc gia xác định cho mình cách thức tìm kiếm lợi ích khi tham gia trong thị trường.
Ngoài ra còn được sử hỗ trợ nhiệt tình của các tổ chức và liên minh đã tham gia vào toàn cầu hoá. Mang đến tiềm năng thúc đẩy của các đối tác. Cũng chính là tìm kiếm thêm cơ hội và phát triển, hợp tác cùng có lợi trong tương lai. Trong hợp tác liên minh khu vực, tham gia vào các tổ chức quốc tế.
+ Cơ cấu kinh tế sẽ có những chuyển biến nhất định. Khi cơ hội mở ra đối với thị trường rộng lớn. Các nhu cầu thị trường cũng cao cùng với các thúc đẩy mạnh mẽ có sự tiến bộ, các ứng dụng cho nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao. Kèm theo là những cải cách vô cùng thiết thực. Định hướng cho tính phù hợp để đủ điều kiện cạnh tranh, hợp tác trên thị trường.
Hướng đến nâng cao hiệu quả phát triển, tạo khác biệt và bỏ xa các quốc gia khác. Trong tiếp cận, triển khai hiệu quả chính xác trên thị trường. Cũng như hiệu quả của quá trình cạnh tranh trên thị trường của các nước và khu vực hiện nay.
Tác động tiêu cực:
+ Làm sự phân hóa giàu – nghèo trong xã hội ngày càng trở nên sâu sắc hơn. Khi một số quốc gia chưa đủ năng lực, tiềm lực trong tham gia vào thị trường mở rộng. Khó khăn đối với lợi ích để thực hiện hợp tác hay mang đến thế mạnh riêng. Sự ngăn cách giữa giàu và nghèo ngày càng lớn, xã hội ngày càng bị chi phối bởi đồng tiền.
+ Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, an ninh trật tự. Với các nghiêm trọng, phức tạp của các hành vi vi phạm trong quan hệ quốc tế. Thậm chí mất đi bản sắc dân tộc.
+ Là thách thức lớn đối với những nước đang trong quá trình phát triển. Phải tận dụng, thúc đẩy chính bản thân mình nếu không muốn bị các quốc gia khác bỏ xa.
Triển vọng phát triển của toàn cầu hóa
Quan điểm thứ nhất là quan điểm ủng hộ toàn cầu hóa, quan điểm này cho rằng toàn cầu hóa sẽ tạo ra những khả năng mới, những cơ hội mới trong sản xuất.
Quan điểm thứ nhất là quan điểm ủng hộ toàn cầu hóa, quan điểm này cho rằng toàn cầu hóa sẽ tạo ra những khả năng mới, những cơ hội mới để nâng cao năng suất, sản lượng và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh; mở rộng được thị trường quốc tế cho hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố sản xuất;
Do vậy tăng khả năng tiêu thụ và tiếp cận các nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh quốc tế (nguyên liệu, vốn, công nghệ…), tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, cải thiện mức sống trên toàn thế giới nhờ tăng trưởng kinh tế và tăng cường khả năng mọi người dân trên thế giới được tiếp cận với hàng hóa, dịch vụ đa dạng phong phú với giá cả và chi phí hợp lý hơn.
Những người theo quan điểm ủng hộ toàn cầu hóa cũng cho rằng toàn cầu hóa không phải nguyên nhân gây ra thất nghiệp và phát triển không đồng đều mà trái lại, toàn cầu hóa giúp tạo ra khả năng giải quyết các vấn đề trên.
Tuy nhiên, theo quan điểm của phái này, toàn cầu hóa cũng đồng thời tạo ra nhiều thách thức đối với tất cả các nước. Để có thể tận dụng được những lợi ích và cơ hội do toàn cầu hóa mang lại, các nước, các doanh nghiệp cũng cần phải có những chính sách, chiến lược và bước đi phù hợp.
Quan điểm thứ hai, quan điểm chống lại toàn cầu hóa cho rằng quá trình này gây ra nhiều tác động tiêu cực về kinh tế, chính trị và xã hội đối với các nước và những tầng lớp dân chúng trong xã hội. Những lập luận của những người theo quan điểm này chủ yếu tập trung vào những điểm sau:
– Toàn cầu hóa làm cho nhiều công ty, doanh nghiệp bị phá sản và hàng loạt người lao động mất việc làm. Ngay chính những người lao động tại các nước phát triển cũng bị mất việc vì sự cạnh tranh cao của lao động giá rẻ ở các nước đang phát triển;
– Toàn cầu hóa làm gia tăng sự bóc lột và bất công trong mỗi xã hội và giữa các nước, làm gia tăng sự phân hóa giầu nghèo giữa các tâng lớp dân cư trong xã hội và giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển;
– Toàn cầu hóa đe dọa nền dân chủ và sự ổn định xã hội; can thiệp và uy hiếp tính độc lập tự chủ của mỗi quốc gia;
– Toàn cầu hóa phá hoại truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc;
– Toàn cầu hóa làm hủy hoại môi trường và làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên;
– Toàn cầu hóa là nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài chính và kinh tế trên khu vực và thế giới.
Nhiều nhà phân tích và các chính trị của các nước đang phát triển còn cho rằng các nước đang phát triển phải gánh chịu nhiều thua thiệt và bất lợi trong quá trình toàn cầu hóa. Những luật chơi của quá trình toàn cầu hóa hiện nay chủ yếu do Hoa Kỳ và các nước phát triển đặt ra nhằm phục vụ lợi ích của các nước phát triển. Có người còn so sánh toàn cầu hóa đồng nghĩa với chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
Quan điểm thứ ba là quan điểm của những người có quan điểm trung dung, họ thừa nhận toàn cầu hóa là một xu thế phát triển tất yếu của lịch sử, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, vừa có tác động tích cực lại vừa có những tác động tiêu cực đối với tất cả các nước, dù là nước phát triển hay nước đang phát triển.
Không ai có thể phủ nhận xu thế toàn cầu hóa. Vấn đề đặt ra với các nước là làm thế nào để tận dụng tốt nhất các cơ hội do quá trình này tạo ra và đối phó hiệu quả với những thách thức gặp phải.
Trên đây, công ty luật uy tín Luật Trần và Liên Danh xin gửi tới bạn đọc một số thông tin về biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế là gì, những tác động mà toàn cầu hoá đem lại. Hi vọng đây là những thông tin hữu ích giành cho bạn.