Hướng dẫn nộp thuế tncn

hướng dẫn nộp thuế tncn

Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế quan trọng đối với nền kinh tế – xã hội và hệ thống thuế của Việt Nam. Việc đóng thuế thu nhập cá nhân góp phần vào sự phát triển của ngân sách nhà nước và phúc lợi xã hội. Bài viết dưới đây Luật Trần và Liên Danh sẽ hướng dẫn nộp thuế tncn theo quy định mới nhất, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp trong một phần tiền lương, hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ. Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp, do đó, khoản thu này sẽ công bằng với mọi đối tượng trong, góp phần làm giảm khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội.

Đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân

Căn cứ vào Điều 2 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi bổ sung 2012) quy định về đối tượng nộp thuế:

Điều 2. Đối tượng nộp thuế

Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy, đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân là

Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế. Cụ thể: Với cá nhân cư trú: Thu nhập chịu thuế là khoản phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam (không phân biệt nơi trả thu nhập); Với cá nhân không cư trú: Thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam (không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập).

Vai trò của thuế thu nhập cá nhân

Để trả lời cho câu hỏi Tại sao phải đóng thuế thu nhập cá nhân? chúng ta cần hiểu rõ về vai trò của thuế thu nhập cá nhân.

Tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, trong đó có thuế thu nhập cá nhân. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, thuế thu nhập cá nhân cũng có sự gia tăng nhanh chóng, tỷ lệ thuận với thu nhập bình quân đầu người.

Việc nộp thuế thu nhập cá nhân giúp Nhà nước có thêm khoản thu để có thể đảm bảo thực hiện các chế độ phúc lợi theo quy định cũng như đầu tư xây dựng các công trình công cộng (điện, đường, trường, trạm…) phục vụ các nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống của nhân dân.

Điều tiết thu nhập giảm khoảng cách giàu nghèo

Những người phải nộp thuế TNCN là những người có mức thu nhập cá nhân cao hơn mức khởi điểm thu nhập chịu thuế, những người đó có thu nhập có thể nuôi sống bản thân và gia đình; không đánh vào các cá nhân có thu nhập thấp, vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình. Do đó, việc nộp thuế TNCN chính là để cân bằng mức độ giàu nghèo giữa các tầng lớp góp phần hạn chế sự phân biệt đối xử giữa người giàu và người nghèo.

Tăng trưởng nền kinh tế đất nước

Nhằm tăng trưởng sự phát triển về kinh tế, từ đó nguồn nhân lực làm việc cũng tăng lên và tính cạnh tranh của khu vực được công bằng. Thuế thu nhập cá nhân được coi như công cụ giúp điều tiết vĩ mô, kích thích tiết kiệm, đầu tư theo hướng nâng cao năng lực hiệu quả xã hội. Thông qua việc điều tiết giảm bớt thu nhập của những đối tượng có thu nhập cao, và phân phối lại cho những đối tượng có thu nhập thấp hơn, thuế thu nhập cá nhân góp phần quan trọng trong việc tăng các chế độ phúc lợi xã hội.

Đảm bảo nguồn thu nhập của cá nhân là hợp pháp

Nhiều khoản thu nhập của một số cá nhân đến từ các nguồn bất hợp pháp như: nhận hối lộ, tham ô, kinh doanh hàng quốc cấm, trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản,… Khi thực hiện thủ tục nộp thuế thu nhập cá nhân người nộp thuế cần thực hiện kê khai các khoản thu nhập. Từ đây Nhà nước có thể kiểm soát được nguồn thu của các cá nhân có hợp pháp hay không.

Khắc phục hạn chế của các loại thuế khác

Thuế thu nhập cá nhân giúp khắc phục được hạn chế của các loại thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu dùng: Tính lũy thoái. Cụ thể, các loại thuế này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người nghèo nhiều hơn do khi tiêu thụ cùng lượng hàng hóa, mọi người đều phải chịu tiền thuế như nhau. Thuế thu nhập cá nhân tính theo phương pháp lũy tiến từng phần sẽ góp phần đảm bảo tính công bằng của hệ thống thuế.

Hạn chế thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp

Trong các doanh nghiệp thường tồn tại 2 loại thuế: thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp, chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Trong trường hợp doanh nghiệp kê khai cao hơn thực tế các chi phí phải trả cho cá nhân để trốn thuế, thì các cá nhân được kê khai tăng thêm sẽ phải nộp thêm thuế thu nhập cá nhân với phần phát sinh. Do đó, góp phần khắc phục hạn chế thất thu về thuế.

Hướng dẫn hai cách nộp thuế TNCN năm 2022

Ủy quyền quyết toán thuế TNCN

Không phải trường hợp nào cũng được ủy quyền cho tổ chức chi trả thu nhập để quyết toán thuế TNCN. Đối tượng nào được phép ủy quyền và thời hạn, thủ tục như thế nào?

Đối tượng nào được ủy quyền quyết toán thuế TNCN?

Căn cứ theo Điều 21, Thông tư 92/2015/TT-BTC, cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công được ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập trong các trường hợp sau:

– Cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động 03 tháng trở lên tại một tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm quyết toán thuế, bao gồm cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm.

– Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động 03 tháng trở lên tại một tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm quyết toán thuế, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân trong năm không vượt quá 10 triệu đồng đã được đơn vị chi trả thu nhập khấu trừ thuế 10% mà không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.

hướng dẫn nộp thuế tncn
hướng dẫn nộp thuế tncn

– Trường hợp cá nhân là người lao động được điều chuyển do thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi doanh nghiệp, cuối năm người lao động có ủy quyền quyết toán thuế thì tổ chức mới phải thu thập lại chứng từ thuế TNCN của tổ chức cũ để làm căn cứ tổng hợp thu nhập, số thuế đã khấu trừ và quyết toán thuế TNCN thay cho người lao động.

Ngoài những trường hợp được phép ủy quyền, các trường hợp dưới đây người nộp thuế sẽ không được phép ủy quyền quyết toán thuế TNCN:

– Người lao động đủ điều kiện ủy quyền nhưng đã được doanh nghiệp cung cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN thì không được ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho doanh nghiệp, trừ trường hợp doanh nghiệp đã thu hồi và hủy chứng từ thuế đã cấp cho người lao động.

– Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một doanh nghiệp nhưng tại thời điểm ủy quyền quyết toán thuế không còn làm việc tại doanh nghiệp đó.

– Người lao động có thu nhập từ tiền công, tiền lương, ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một doanh nghiệp, đồng thời có thu nhập vãng lai chưa khấu trừ thuế hoặc khấu trừ thuế chưa đủ.

– Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công, ký hợp đồng lao động 03 tháng trở lên tại nhiều doanh nghiệp.

– Người lao động chỉ có thu nhập vãng lai đã khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10%.

– Người lao động chưa đăng ký mã số thuế.

– Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công đồng thời thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo thì không ủy quyền quyết toán thuế mà tự khai quyết toán thuế.

Thời hạn quyết toán thuế

Trường hợp ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho tổ chức chi trả thu nhập, tại Điểm a, Khoản 2, Điều 44, Luật Quản lý thuế 2019 quy định:

“a) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm”.

Như vậy, chậm nhất ngày 31/3/2022, tổ chức chi trả thu nhập phải thực hiện quyết toán thuế TNCN năm 2021 cho người lao động.

Thủ tục ủy quyền quyết toán thuế TNCN

Để ủy quyền cho tổ chức chi trả thu nhập, theo Khoản 3, Điều 21, Thông tư 92/2015/TT-BTC, người lao động cần chuẩn bị hồ sơ ủy quyền gồm những giấy tờ sau:

– Mẫu ủy quyền: Sử dụng Mẫu số 02/UQ-QTT-TNCN.

– Bản chụp hóa đơn, chứng từ chứng minh đóng góp từ thiện, nhân đạo hoặc khuyến học (nếu có).

Sau khi chuẩn bị hồ sơ, người lao động nộp hồ sơ ủy quyền cho tổ chức chi trả thu nhập.

Tự quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Ngoài trường hợp được phép ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho tổ chức chi trả thu nhập, trường hợp nào phải tự thực hiện quyết toán thuế?

Đối tượng tự quyết toán thuế TNCN

Theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế, cá nhân cư trú và có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế TNCN với cơ quan thuế nếu có số thuế phải nộp thêm hoặc số thuế nộp thừa đề nghị hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo.

Cá nhân có mặt tại Việt Nam tính trong năm dương lịch đầu tiên dưới 183 ngày, nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên thì năm quyết toán đầu tiên là 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.

Cá nhân là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam khai quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh. Trường hợp chưa làm thủ tục thì thực hiện ủy quyền theo quy định.

Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền công, tiền lương, đồng thời thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo nên bị ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế phải trực tiếp khai quyết toán với cơ quan thuế theo quy định.

Thời hạn tự quyết toán thuế TNCN

Theo Điểm b, Khoản 2, Điều 44, Luật Quản lý thuế năm 2019, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân quyết toán thuế trực tiếp.

Như vậy, chậm nhất là ngày 30/4/2022, cá nhân phải nộp hồ sơ khai thuế và nộp thuế khi tự quyết toán thuế TNCN.

Thủ tục tự quyết toán thuế TNCN

Theo Khoản 3, Điều 21, Thông tư 92/2015/TT0BTC, hồ sơ tự quyết toán TNCN gồm:

– Mẫu 02/QTT-TNCN: Tờ khai quyết toán thuế ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC.

– Phụ lục mẫu số 02-1/BK-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC.

– Bản chụp các chứng từ chứng minh số thuế đã khấu trừ, tạm nộp hoặc đã nộp ở nước ngoài (nếu có).

– Bản chụp giấy tờ chứng minh đóng góp vào các quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học (nếu có).

Sau khi chuẩn bị hồ sơ, cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công thuộc diện trực tiếp khai thuế sẽ nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Cục Thuế  nơi cá nhân đã nộp hồ sơ khai thuế trong năm.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về hướng dẫn nộp thuế tncn Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139