Góp vốn trong hợp đồng hợp tác kinh doanh

góp vốn trong hợp đồng hợp tác kinh doanh

Bạn cần tìm hợp đồng góp vốn đúng chuẩn để thực hiện hợp tác kinh doanh? Dưới đây là mẫu hợp đồng mới nhất được cập nhật. Tất cả những thông tin bạn cần có đều được Luật Trần và Liên Danh tổng hợp trong bài viết góp vốn trong hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới đây.

Định nghĩa hợp đồng góp vốn là gì?

Hợp đồng góp vốn hay còn gọi với cái tên khác biên bản hợp đồng hợp tác đầu tư là hợp đồng sẽ được ký kết giữa các bên có thể là cá nhân hoặc tổ chức để thỏa thuận về việc cùng thực hiện việc góp vốn để thực hiện một dự án kinh doanh nào đó nhằm tạo ra lợi nhuận cũng như phân chia lợi nhuận.

Vốn góp ở đây có thể là: vật chất, tài sản, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Có thể lấy ví dụ như quyền sử dụng đất, xây dựng, nhà ở, công trình, hàng hóa…

Hợp đồng góp vốn được lập ra dùng để ghi chép về việc thỏa thuận góp vốn kinh doanh giữa các thành viên trong hội đồng quản trị. Mẫu sẽ nêu rõ thời gian và địa điểm lập biên bản, thành phần thành viên tham gia cuộc họp, mục đích góp vốn, thời gạn vốn, số vốn góp…

Mẫu hợp đồng góp vốn đầu tư kinh doanh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG GÓP VỐN

Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015;

Căn cứ vào nhu cầu và năng lực của các bên.

Hôm nay, ngày…tháng…năm .., tại địa chỉ : …

BÊN GÓP VỐN: (Sau đây gọi tắt là “Bên A”)

Họ và tên:…                      Sinh năm:  …

CMND số: … cấp ngày …/…/… tại …

HKTT:…

BÊN NHẬN GÓP VỐN: (Sau đây gọi tắt là “Bên B”)

Họ và tên:…                       Sinh năm:  …

CMND số: … cấp ngày …/…/… tại …

HKTT:…

Sau khi bàn bạc thỏa thuận, hai bên đi đến thống nhất và đồng ý ký kết Hợp đồng góp vốn với các điều khoản sau:

ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG HỢP ĐỒNG:

Bên B đồng ý góp vốn cùng Bên A để:…

ĐIỀU 2: TỔNG GIÁ TRỊ VỐN GÓP VÀ PHƯƠNG THỨC GÓP VỐN

2.1 Tổng giá trị vốn góp

Tổng giá trị vốn góp Bên A và Bên B góp để thực hiện nội dung nêu tại Điều 1 là: …VNĐ (Bằng chữ: …).

Nay hai bên cùng thống nhất mỗi bên sẽ góp số tiền là:

– Bên A:… VNĐ (Bằng chữ: …) tương đương …% phần vốn góp trong tổng giá trị vốn góp để thực hiện nội dung nêu tại Điều 1.

– Bên B:… VNĐ (Bằng chữ: …) tương đương …% phần vốn góp trong tổng giá trị vốn góp để thực hiện nội dung nêu tại Điều 1.

2.2 Phương thức góp vốn: Chuyển khoản/tiền mặt bằng đồng Việt Nam.

2.3 Thời hạn góp vốn: Hai bên thống nhất góp vốn số vốn nêu tại điểm 2.1 Điều này trong thời hạn … ngày/tháng/năm (có thể chia ra từng giai đoạn nếu cần thiết). Thời gian gia hạn không quá … ngày/tháng.

ĐIỀU 3: PHÂN CHIA LỢI NHUẬN VÀ THUA LỖ

Lợi nhuận được hiểu và khoản tiền còn dư ra sau khi trừ đi các chi phí cho việc đầu tư, quản lý tài sản góp vốn.

Lợi nhuận được phân chia theo tỷ lệ sau:

Bên A được hưởng …% lợi nhuận trong tổng giá trị lợi nhuận thu được từ tài sản góp vốn.

Bên B được hưởng …% lợi nhuận trong tổng giá trị lợi nhuận thu được từ tài sản góp vốn.

Lợi nhuận chỉ được chia khi trừ hết mọi chi phí mà vẫn còn lợi nhuận. Nếu kinh doanh thua lỗ thì các bên có trách nhiệm chịu lỗ theo phần vốn góp của mình tương tự như phân chia lợi nhuận.

ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

4.1 Quyền của Bên A:

Yêu cầu Bên B góp vốn đúng thời điểm và số tiền theo thỏa thuận trong hợp đồng này.

Được quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp Bên B không góp đủ vốn hoặc góp vốn không đúng thời hạn.

Được hưởng lợi nhuận tương đương với phần vốn góp của mình.

Yêu cầu bên B thanh toán lỗ trong trường hợp có thua lỗ.

4.2 Nghĩa vụ của Bên A:

Trả lại số tiền tương đương với phần vốn góp của Bên B cho Bên B trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Thông báo cho Bên A về việc đầu tư, xây dựng, khai thác tài sản góp vốn.

Các nghĩa vụ khác theo Hợp đồng này hoặc do pháp luật quy định.

ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

5.1 Quyền của Bên B:

Được hưởng lợi nhuận tương đương với phần vốn góp của mình.

Yêu cầu bên A cùng thanh toán lỗ trong trường hợp có thua lỗ.

Được quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp Bên A không thanh toán lợi nhuận cho mình và cùng chịu rủi ro với mình hoặc vi phạm nghĩa vụ của mình theo quy định tại Điều 4.2. Trong trường hợp này, Bên A phải thanh toán lại toàn bộ giá trị vốn góp cho Bên B

Các quyền khác theo Hợp đồng này hoặc do pháp luật quy định.

5.2 Nghĩa vụ của Bên B:

Góp vốn vào đúng thời điểm và giá trị theo các thỏa thuận của Hợp đồng này;

Chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng này.

Hỗ trợ cho Bên A để thực hiện các giao dịch liên quan đến phần vốn góp hoặc việc quản lý, khai thác tài sản tại Điều 1 nếu Bên A có yêu cầu.

Cung cấp cho Bên A đầy đủ các giấy tờ cần thiết để hoàn tất thủ tục pháp lý có liên quan nếu Bên A yêu cầu.

Các nghĩa vụ khác theo Hợp đồng này hoặc do pháp luật quy định.

góp vốn trong hợp đồng hợp tác kinh doanh
góp vốn trong hợp đồng hợp tác kinh doanh

ĐIỀU 6: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Các bên cam kết thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận tại Hợp đồng này.

Việc ký kết Hợp đồng này giữa các bên là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc, lừa dối. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu cần thay đổi hoặc bổ sung nội dung của Hợp đồng này thì các bên thỏa thuận lập thêm Phụ lục Hợp đồng. Phụ lục hợp đồng là một phần không thể tách rời của Hợp đồng và có giá trị pháp lý như Hợp đồng.

Văn bản này được hiểu và chịu sự điều chỉnh của Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hai bên cam kết thực hiện tất cả những điều khoản đã cam kết trong văn bản. Bên nào vi phạm những cam kết trong văn bản này gây thiệt hại cho bên kia (trừ trong trường hợp bất khả kháng) thì phải bồi thường.

Trong quá trình thực hiện công việc thỏa thuận trong văn bản nếu bên nào có khó khăn trở ngại thì phải báo cho bên kia trong vòng 1 (một) tháng kể từ ngày có khó khăn trở ngại.

Các bên có trách nhiệm thông tin kịp thời cho nhau tiến độ thực hiện công việc. Đảm bảo bí mật mọi thông tin liên quan tới quá trình sản xuất kinh doanh.

Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này đều phải được làm bằng văn bản tạo thành phụ lục và có chữ ký của hai bên. Các phụ lục là phần không tách rời của văn bản thỏa thuận này.

Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện cam kết nêu trong văn bản này được giải quyết trước hết qua thương lượng, hoà giải, nếu hoà giải không thành việc tranh chấp sẽ được giải quyết tại Toà án có thẩm quyền.

ĐIỀU 7: HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG

Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và được lập thành 02 (hai) bản, có giá trị pháp lý như nhau. Các bên đã đọc kỹ, hiểu rõ nội dung Hợp đồng và đồng ý ký tên.

                                  BÊN A                                                                         BÊN B

Một số điểm cần lưu ý về hợp đồng góp vốn

Trên thực tế, Hợp đồng góp vốn rất ít khi được sử dụng bởi các nhà đầu tư khi chuẩn bị thành lập một doanh nghiệp, vì lý do đã có điều lệ doanh nghiệp.

Việc sử dụng điều lệ có thể đáp ứng được vai trò của một hợp đồng góp vốn trên một số khía cạnh, nhưng về bản chất điều lệ và hợp đồng góp vốn có vai trò khác nhau. Điều lệ với tư cách là một “hiến pháp” của doanh nghiệp, chủ yếu để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến quản trị và hoạt động doanh nghiệp.

Trong khi đó, hợp đồng góp vốn có ý nghĩa nhiều hơn trong việc điều chỉnh mối quan hệ giữa các cổ đông/thành viên sáng lập, các điều kiện tiên quyết cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp và các điều kiện ràng buộc giữa các cổ đông/thành viên sáng lập trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Nếu kết hợp tốt, điều lệ cũng có thể quy định các điều khoản của một hợp đồng góp vốn.

Tuy nhiên, trên thực tế, điều lệ mẫu theo các quy định của pháp luật hiện hành hoặc điều lệ mà các cổ đông/thành viên sáng lập sử dụng thường không có đầy đủ các quy định cần thiết của một hợp đồng góp vốn. Chính vì vậy, hợp đồng góp vốn là cần thiết, đặc biệt là đối với những dự án thành lập doanh nghiệp có quy mô vốn lớn hoặc có những giao dịch phức tạp.

Lưu ý trong trường hợp góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất và tài sản trên đất thì pháp luật Việt Nam bắt buộc phải ký hợp đồng, hợp đồng phải được lập theo mẫu theo quy định của pháp luật, và phải được công chứng. Nếu hợp đồng không được lập theo mẫu thì có thể sẽ gặp khó khăn nhất định khi công chứng, công chứng viên có thể sẽ từ chối công chứng.

Các nhà đầu tư cần lưu ý rằng mẫu hợp đồng góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất và tài sản trên đất theo quy định của pháp luật là rất đơn giản và không có đầy đủ các nội dung chi tiết hoặc nội dung thoả thuận riêng biệt.

Trong những trường hợp cần thiết, các bên có thể cân nhắc bổ sung thêm các điều khoản vào hợp đồng mẫu nhưng nên tham khảo ý kiến của luật sư và công chứng viên, tránh trường hợp hợp đồng bị từ chối công chứng vì lý do nó phá vỡ cơ bản cấu trúc của hợp đồng mẫu.

Quy định về lập hợp đồng góp vốn hợp tác kinh doanh?

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào Luật sư! Cho tôi hỏi trường hợp công ty tôi (Bên A) muốn sử dụng mảnh đất của Bên B thuê từ Bên C. Do hợp đồng thuê giữa Bên B và Bên C có điều khoản “không được phép cho thuê lại” nên Bên A muốn ký với Bên B một hợp đồng hợp tác kinh doanh (HĐHTKD) để sử dụng khu đất trên. Trong mối quan hệ này thì Bên A sẽ thực hiện kinh doanh và Bên B đóng góp tài sản là khu đất.

Như vậy nếu ký HĐHTKD thì có vấn đề gì về mặt pháp lý không? Ưu điểm và rủi ro ở đây là gì? Nghĩa vụ thuế bên nào chịu? Xin trân trọng cảm ơn!?

Luật sư tư vấn:

Theo thông tin bạn trình bày, chúng tôi hiểu rằng bản chất của sự việc là bên A muốn thuê lại đất của Bên B nhưng đất này do bên B thuê của bên C và hợp đồng giữa B với C có thỏa thuận “không được phép cho thuê lại”.

Như vậy, nếu trường hợp này bên A ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với bên B cũng chỉ là để che giấu giao dịch thuê đất và sẽ có rủi ro là hợp đồng hợp tác kinh doanh sẽ bị vô hiệu theo quy định tại Điều 124 Bộ luật dân sự 2015:

“1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.

  1. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.”

Khi đó hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu sẽ thực hiện theo Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

  1. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

  1. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
  2. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
  3. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về mẫu hợp đồng góp vốn trong hợp đồng hợp tác kinh doanh. Nếu bạn đọc còn bất cứ vướng mắc nào xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139