Giấy chứng nhận góp vốn

giấy chứng nhận góp vốn

Khi tiến hành thành lập công ty hoặc tham gia góp vốn, chuyển nhượng vốn trong doanh nghiệp thì các bạn cần tìm hiểu những quy định về việc vốn góp trong doanh nghiệp? Để tìm hiểu chi tiết quy định pháp luật về giấy chứng nhận góp vốn, bạn có thể tham khảo nội dung tư vấn dưới đây:

Góp vốn:

Thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn bằng loại tài sản góp vốn như đã cam kết. Trường hợp thành viên thay đổi loại tài sản góp vốn đã cam kết thì phải được sự nhất trí của các thành viên còn lại; công ty thông báo bằng văn bản nội dung thay đổi đó đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày chấp thuận sự thay đổi.

Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thông báo bằng văn bản tiến độ góp vốn đăng ký đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày cam kết góp vốn và phải chịu trách nhiệm cá nhân về các thiệt hại cho công ty và người khác do thông báo chậm trễ hoặc thông báo không chính xác, không trung thực, không đầy đủ.

 Trường hợp có thành viên không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được coi là nợ của thành viên đó đối với công ty; thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.

 Sau thời hạn cam kết lần cuối mà vẫn có thành viên chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được xử lý theo một trong các cách sau đây:

a)  Một hoặc một số thành viên nhận góp đủ số vốn chưa góp;

b)  Huy động người khác cùng góp vốn vào công ty;

c)  Các thành viên còn lại góp đủ số vốn chưa góp theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty.

Sau khi số vốn còn lại được góp đủ theo quy định tại khoản này, thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty và công ty phải đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật.

Quy định về góp vốn và giấy chứng nhận phần vốn góp

Quy định về vồn điều lệ của các loại hình doanh nghiệp như thế nào? Góp vốn bằng tài sản gì? Thời hạn góp vốn trong bao lâu? Vốn tối thiểu để thành lập công ty là bao nhiêu?… Và có rất nhiều câu hỏi xung quanh vấn đề góp vốn tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp được quy định trong pháp luật doanh nghiệp hiện hành. Nếu bạn chưa tìm hiểu quy định pháp luật doanh nghiệp, bạn hãy liên hệ tới Luật Trần và Liên Danh, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung như sau:

+ Tài sản góp vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên;

+ Thủ tục góp vốn;

+ Thời hạn góp vốn;

+ Cách xử lý khi các thành viên chưa góp đủ số vốn đã cam kết;

+ Giấy chứng nhận phần vốn góp;

Giấy chứng nhận góp vốn là gì?

Giấy chứng nhận góp vốn không chỉ ghi nhận số vốn mà các cá nhân, tổ chức góp vào mà còn là giấy tờ xác nhận tư cách thành viên của cá nhân, tổ chức tại doanh nghiệp.

Theo đó, thời điểm cấp Giấy chứng nhận góp vốn như sau:

– Cấp mới Giấy chứng nhận góp vốn: Tại thời điểm cá nhân, tổ chức góp đủ phần vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã góp. Các trường hợp công ty cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp mới:

+ Thành viên tham gia góp vốn thành lập công ty

+ Thành viên chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp cho cá nhân, tổ chức khác.

+ Công ty tiếp nhận thêm thành viên mới, làm tăng vốn điều lệ của công ty.

– Cấp lại Giấy chứng nhận phần vốn góp: Trường hợp Giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, thành viên góp vốn sẽ được cấp lại Giấy chứng nhận phần vốn góp.

Theo đó, pháp luật cũng quy định rõ chế tài xử phạt với trường hợp Công ty, doanh nghiệp không cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên. Cụ thể, theo điểm a khoản 2 Điều 52 Nghị định 122/2021, phạt tiền từ 30 – 50 triệu đồng đối với hành vi không cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên công ty.

Mẫu Giấy chứng nhận góp vốn cho các loại hình doanh nghiệp

Giấy chứng nhận góp vốn Công ty cổ phần

CÔNG TY CỔ PHẦN ………

———————–

Số: …./CNGV-…..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————-o0o————-

…., ngày …… tháng … năm …..

GIẤY  CHỨNG NHẬN GÓP VỐN

CÔNG TY CỔ PHẦN …………………………….

Mã số doanh nghiệp: ……… do Sở Kế hoạch Đầu tư ………. cấp ngày ………

Địa chỉ trụ sở chính:  ………………………………

Vốn điều lệ: ……………… đồng (………………. tỷ đồng Việt Nam).

Tổng số cổ phần: ……… cổ phần (…………… cổ phần).

+ Cổ phần cổ đông sáng lập đã mua: ………… cổ phần (…………. cổ phần).

+ Cổ phần chào bán: 0 cổ phần

Loại cổ phần:

+ Cổ phần phổ thông: …………… cổ phần (………. cổ phần).

+ Cổ phần ưu đãi: 0 cổ phần

Mệnh giá cổ phần : ………… VNĐ (……….. đồng Việt Nam).

Cấp cho ……………….

…………………..                    Giới tính: ………………..

Sinh ngày: …………            Dân tộc: …………         Quốc tịch: …………….

Số CMTND: ……………. do Công …………….. cấp ngày: ……………..      

Hộ khẩu thường trú:…………………………

Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………..

…………….. góp ………. đồng (………. đồng Việt Nam), tương ứng …… cổ phần (…………. cổ phần), chiếm ………% tổng vốn điều lệ Công ty.

XÁC NHẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN …………………..

Giấy chứng nhận góp vốn Công ty TNHH, Công ty hợp danh

CÔNG TY ………………

Số …../……../GCN – ………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

GIẤY CHỨNG NHẬN PHẦN VỐN GÓP

Số: …….. – ………/GCN (Lần ……………)

– Căn cứ Luật doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 của Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Căn cứ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:…………cấp ngày ……. tháng …… năm ……. của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh……………….

– Căn cứ tình hình góp vốn thực tế của thành viên.

CHỨNG NHẬN

Thành viên:………………………………………………………

Địa chỉ:…………………………………………………………….

Giấy CMND/ĐKKD số:…………….do:………..cấp ngày:………………………..

Đã góp đủ giá trị phần vốn góp của mình là:…… VNĐ (…………… chẵn), (Tỷ lệ vốn góp……….%).

Hình thức góp vốn:

+ Tiền mặt: ………………………………………………………………

+ Tài sản: ………………………………………………………………

Thời điểm góp vốn:………………………………………………………..

Giấy chứng nhận này được lập thành hai bản gốc, một bản cấp cho thành viên góp vốn, một bản lưu ở hồ sơ công ty.

 

……, ngày ……. tháng ……. năm ……..
CÔNG TY ……………..

giấy chứng nhận góp vốn
giấy chứng nhận góp vốn

Giấy chứng nhận góp vốn Hợp tác xã

HTX  ………………

Số …../……../GCN – ………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN VỐN GÓP

(Cấp lần …….)

Căn cứ Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 20/11/2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012;

Căn cứ Điều lệ HTX được thông qua ngày ……tháng……năm……;

Căn cứ mức vốn góp của các thành viên.

Hợp tác xã (ghi bằng chữ in hoa):…………………………

………………………………………………………………………………

Địa chỉ trụ sở chính: Số….., đường…………, ấp (khóm)…………, xã (phường, thị trấn)…………., huyện (thị xã, thành phố)…………, tỉnh….

Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã: Số………….., ngày ……tháng……năm……

 

CHỨNG NHẬN

Họ và tên thành viên (là cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình):………………………..

Giới tính:………

Sinh ngày:……/ ……/ …… Dân tộc:……………… Quốc tịch:……………………..

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Số….., đường……………, ấp (khóm)………., xã (phường, thị trấn)………………., huyện (thị xã, thành phố)…………………, tỉnh……

Chứng minh nhân dân số (hoặc hộ chiếu): ………………………………..

Ngày cấp:……/ ……/ …… Nơi cấp:………………………………………………

Tổng số vốn góp:……………….đồng (Bằng chữ:……………………………….)

Hình thức góp vốn:

            + Tiền mặt: ……………………………………………

            + Tài sản (ghi rõ loại tài sản):…………………

Thời điểm góp vốn: Ngày…. tháng ….năm……  

Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thay đổi, thu hồi giấy chứng nhận vốn góp thực hiện theo quy định của Điều lệ HTX..

….. , ngày ……… tháng ………năm ………

ĐD. THEO PHÁP LUẬT CỦA HỢP TÁC XÃ

5 lưu ý quan trọng về Giấy chứng nhận phần vốn góp từ ngày 01/01/2021

Luật Doanh nghiệp 2020 đã bổ sung những điểm mới trong quy định về Góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp mà doanh nghiệp cần phải biết: 

Giấy chứng nhận phần vốn góp là gì?

Giấy chứng nhận phần vốn góp là giấy tờ xác nhận tư cách thành viên của cá nhân hay tổ chức tại doanh nghiệp. Khi các cá nhân, tổ chức thực hiện góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định đảm bảo góp đúng loại tài sản đã cam kết và thực hiện đúng trong thời hạn quy định sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp.
Giấy chứng nhận phần vốn góp xuất hiện ở Công ty TNHH 2 thành viên trở lên và Công ty Hợp danh. Đối với Công ty Cổ phần sẽ sử dụng Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần.
Bài viết này sẽ tập trung đề cập vào Giấy chứng nhận phần vốn góp của công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

Cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp khi nào?

*  Cấp mới Giấy chứng nhận phần vốn góp

Tại thời điểm người góp vốn góp đủ phần vốn góp công ty phải cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên tương ứng với giá trị phần vốn đã góp. Các trường hợp công ty cấp giấy chứng nhận phần vốn góp mới:

Thành viên tham gia góp vốn thành lập công ty

Thành viên chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp cho cá nhân, tổ chức khác.

Công ty tiếp nhận thêm thành viên mới, làm tăng vốn điều lệ của công ty.

*  Cấp lại Giấy chứng nhận phần vốn góp

Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty (theo quy định tại Khoản 7 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020)

Nội dung Giấy chứng nhận phần vốn góp

Tùy vào loại hình doanh nghiệp mà có một số nội dung khác nhau, với mô hình công ty TNHH, nội dung Giấy chứng nhận phần vốn góp như sau:

Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;

Vốn điều lệ của công ty;

Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức;

Phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp của thành viên;

Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;

Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.

Xử lý các trường hợp không góp/góp không đủ phần vốn góp đã cam kết

Sau thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản mà thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết thì được xử lý như sau:

Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;

Thành viên chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;

Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.

Công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp (hiện hành là 60 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp) Đồng thời cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên với mức thực góp.
Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên.

Mức xử phạt vi phạm khi không cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp

Khi doanh nghiệp có hành vi không cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên công ty sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Phạt tiền: từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên theo quy định

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về mẫu giấy chứng nhận góp vốn Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139