Đối tượng được hoàn thuế gtgt

đối tượng được hoàn thuế gtgt

Hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) được hiểu là một khoản thuế được nhà nước trả lại mà đối tượng nộp thuế đã nộp xong xuôi cho Ngân sách Nhà nước. Cụ thể hơn là ngân sách nhà nước trả lại cho đơn vị kinh doanh, tổ chức doanh nghiệp, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ.

Số tiền thuế được trả là số tiền thuế đầu vào khi bạn trả mua hàng hóa dịch vụ mà đơn vị kinh doanh chưa được khấu trừ trong kỳ tính thuế. Hoặc đơn vị, cá nhân đó không thuộc diện chịu thuế. Vậy đối tượng được hoàn thuế gtgt bao gồm những đối tượng nào?

Đối tượng nào sẽ được Hoàn thuế Giá trị Gia tăng?

Các cơ sở kinh doanh nếu như nộp thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế. Thì sẽ được hoàn thuế GTGT nếu như trong ba tháng liên tục trở lên mà có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.

Trường hợp khác đó là các cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. Nhưng có dự án đầu tư mới và đang trong giai đoạn đầu tư. Mà có số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá và dịch vụ mua vào sử dụng cho việc đầu tư. Nhưng lại chưa được khấu trừ hết còn lại thuế từ hai trăm triệu đồng trở lên thì sẽ được hoàn thuế GTGT.

Cơ sở kinh doanh trong tháng mà có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu đi. Nếu như có số thuế giá trị gia tăng đầu vào mà chưa được khấu trừ từ hai trăm triệu đồng trở lên thì cũng được hoàn thuế GTGT theo tháng.

Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế mà được hoàn thuế GTGT khi: chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, tách, chia giải thể, phá sản và chấm dứt hoạt động mà có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.

Cơ sở kinh doanh có được quyết định hoàn thuế GTGT của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Trường hợp nào được hoàn thuế giá trị gia tăng?

Điều 13 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi, bổ sung 2013, 2016) quy định các trường hợp được hoàn thuế GTGT gồm:

Trường hợp 1: Cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ và có số thuế còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT.

Trường hợp 2:  Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng, quý.

Lưu ý: Trường hợp cơ sở kinh doanh có hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật Hải quan thì không được hoàn thuế.

Trường hợp 3:  Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.

Trường hợp 4: Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuế đối với hàng hóa mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh.

Trường hợp 5: Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ không hoàn lại, tiền viện trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam thì được hoàn số thuế GTGT đã trả cho hàng hóa, dịch vụ đó.

Trường hợp 6: Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng được hoàn số thuế GTGT đã trả ghi trên hóa đơn GTGT hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế GTGT.

Trường hợp 7: Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế GTGT của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế GTGT theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Hồ sơ, thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng

Căn cứ Điều 49, 50, 51, 52 Thông tư 156/2013/TT-BTC, hồ sơ và thủ tục hoàn thuế như sau:

Trường hợp 1: Hồ sơ hoàn thuế GTGT đối với trường hợp có số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết theo quy định của pháp luật về thuế GTGT, hoặc đối với trường hợp đang trong giai đoạn đầu tư chưa có thuế GTGT đầu ra, hoặc bù trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho dự án đầu tư cùng với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh; trường hợp xuất khẩu là Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu Ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT.

Trường hợp 2: Hoàn thuế GTGT đối với dự án ODA

* Đối với chủ dự án và nhà thầu chính

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng

– Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu Ngân sách nhà nước theo mẫu 01/ĐNHT.

– Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào mẫu số 01-1/ĐNHT.

– Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc phê duyệt dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại, dự án sử dụng vốn ODA vay ưu đãi được ngân sách nhà nước cấp phát (bản chụp có đóng dấu và chữ ký xác nhận của người có thẩm quyền của dự án). Trường hợp hoàn thuế nhiều lần thì chỉ xuất trình lần đầu.

– Xác nhận của cơ quan chủ quản dự án ODA về hình thức cung cấp dự án ODA là ODA không hoàn lại hay ODA vay được ngân sách nhà nước cấp phát ưu đãi thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT (bản chụp có xác nhận của cơ sở) và việc không được ngân sách nhà nước cấp vốn đối ứng để trả thuế GTGT. Người nộp thuế chỉ phải nộp tài liệu này với hồ sơ hoàn thuế lần đầu của dự án.

Trường hợp nhà thầu chính lập hồ sơ hoàn thuế thì ngoài những tài liệu nêu tại điểm này, còn phải có xác nhận của chủ dự án về việc dự án không được ngân sách nhà nước bố trí vốn đối ứng để thanh toán cho nhà thầu theo giá có thuế GTGT; giá thanh toán theo kết quả thầu không có thuế GTGT và đề nghị hoàn thuế cho nhà thầu chính.

đối tượng được hoàn thuế gtgt
đối tượng được hoàn thuế gtgt

Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng

Chủ dự án ODA thuộc diện được hoàn thuế GTGT nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT gửi Cục Thuế quản lý trực tiếp địa bàn nơi thực hiện dự án vào bất kỳ thời điểm nào khi phát sinh số thuế GTGT đầu vào được hoàn trong thời gian thực hiện dự án; trường hợp dự án ODA có liên quan đến nhiều tỉnh thì hồ sơ hoàn thuế GTGT gửi Cục Thuế quản lý trực tiếp nơi chủ dự án đóng trụ sở chính.

Nhà thầu nước ngoài thực hiện dự án ODA thuộc diện được hoàn thuế GTGT nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT gửi cơ quan thuế nơi nộp hồ sơ khai thuế.

* Đối với Văn phòng đại diện nhà tài trợ dự án ODA

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng

– Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu Ngân sách nhà nước theo mẫu 01/ĐNHT.

– Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào mẫu số 01-1/ĐNHT.

– Văn bản thỏa thuận giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam với Nhà tài trợ về việc thành lập Văn phòng đại diện (bản chụp có xác nhận của Văn phòng).

– Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thành lập Văn phòng đại diện (bản chụp có xác nhận của Văn phòng).

Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng

Văn phòng đại diện nhà tài trợ dự án ODA thuộc diện được hoàn thuế GTGT nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT gửi Cục Thuế quản lý địa bàn nơi đặt văn phòng điều hành của dự án vào bất kỳ thời điểm nào khi phát sinh số thuế GTGT đầu vào được hoàn trong thời gian thực hiện dự án.

Trường hợp 3: Hoàn thuế đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của nước ngoài mua hàng hoá, dịch vụ có thuế GTGT ở Việt Nam để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng

– Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu Ngân sách nhà nước theo mẫu 01/ĐNHT.

– Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào mẫu số 01-1/ĐNHT.

– Văn bản phê duyệt các khoản viện trợ của cấp có thẩm quyền (bản chụp có xác nhận của người nộp thuế).

– Văn bản xác nhận của Bộ Tài chính (đối với viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách trung ương) hoặc của Sở Tài chính (đối với viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách địa phương) về khoản tiền viện trợ của tổ chức phi chính phủ nước ngoài nêu rõ: tên tổ chức viện trợ, giá trị khoản viện trợ, cơ quan tiếp nhận, quản lý viện trợ.

Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng

Các tổ chức, cá nhân nêu trên thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT vào bất kỳ thời điểm nào khi phát sinh số thuế GTGT đầu vào được hoàn.

Trường hợp 4: Hoàn thuế GTGT đối với đối tượng hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng

– Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu Ngân sách nhà nước theo mẫu 01/ĐNHT có xác nhận của Cục Lễ tân nhà nước trực thuộc Bộ Ngoại giao.

– Bảng kê thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng cho cơ quan đại diện ngoại giao theo mẫu số 01-2/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư này và Bảng kê thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng cho viên chức ngoại giao tại Việt Nam theo mẫu số 01-3/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư này.

– Bản gốc kèm theo 02 bản chụp hóa đơn GTGT có đóng dấu của cơ quan đại diện. Cơ quan thuế sẽ trả lại các hóa đơn gốc cho cơ quan đại diện sau khi thực hiện hoàn thuế GTGT.

Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng và thủ tục giải quyết hồ sơ

Các Cơ quan đại diện thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT, trong vòng 10 ngày đầu của tháng đầu quý, lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế của quý trước và gửi hồ sơ cho Cục Lễ tân nhà nước trực thuộc Bộ Ngoại giao để xác nhận hồ sơ hoàn thuế GTGT.

Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ, Cục Lễ tân nhà nước có trách nhiệm xem xét hồ sơ và xác nhận về đối tượng, danh mục và số lượng hàng hoá, dịch vụ được hoàn thuế GTGT. Sau khi Cục Lễ tân nhà nước đã có xác nhận hồ sơ hoàn thuế GTGT, Cục Lễ tân nhà nước chuyển hồ sơ cho Cục Thuế các tỉnh, thành phố giải quyết.

Đối với trường hợp không thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT hoặc hồ sơ hoàn thuế GTGT được lập không đầy đủ, Cục Lễ tân nhà nước gửi trả hồ sơ hoàn thuế cho đối tượng hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao trong vòng 05 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ.

Thời hạn hoàn thuế GTGT

Căn cứ Thông tư 99/2016/TT-BTC, thời hạn giải quyết yêu cầu hoàn thuế được chia thành 02 trường hợp:

Đối với hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau

Nếu hồ sơ hoàn thuế không thuộc đối tượng và trường hợp được hoàn hoặc chưa đủ thông tin để xác định thì cơ quan thuế gửi thông báo cho người nộp thuế trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Nếu đủ điều kiện hoàn thuế thì cơ quan thuế ban hành quyết định hoàn thuế trong thời hạn không quá 06 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Đối với hồ sơ hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau

Cơ quan thuế tiến hành kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và ban hành quyết định hoàn thuế trong thời hạn không quá 40 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoàn thuế.

Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh chi hoàn thuế cho người nộp chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước.

Như vậy, thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng được thực hiện qua 03 bước. Trong đó, quan trọng nhất là tổ chức, cá nhân được hoàn thuế phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về đối tượng được hoàn thuế gtgt Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139