Điều 374 Bộ luật hình sự quy định tội bức cung

điều 229 Bộ luật hình sự quy định tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai

Trong quá trình điều tra và giải quyết vụ việc của cơ quan công an, thì việc hỏi cung lấy lời khai là giai đoạn vô cùng quan trọng. Bởi lẽ đây là giai đoạn mà bị cáo, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan cung cấp các bằng chứng, chứng cứ cho cơ quan công an điều tra. Hiện nay, việc hỏi cung có rất nhiều vấn đề được  nhắc tới ví dụ như việc hỏi cung thế nào là đúng quy định pháp luật, hỏi cung thế nào là trái luật. Bài viết dưới đây của Luật Trần và Liên Danh sẽ giúp cho bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích về điều 374 Bộ luật hình sự quy định tội bức cung.

Tội bức cung là gì? Điều 374 Bộ luật hình sự quy định tội bức cung

Tội bức cung, ép cung là hành vi phạm tội trong hoạt động tố tụng. Mà người phạm tội sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc. Điều này làm sai lời khai, nội dung và bản chất của vụ án.

Quy định chi tiết Điều 374 Bộ luật hình sự quy định tội bức cung

Điều 374 Bộ luật hình sự quy định tội bức cung như sau:

Điều 374. Tội bức cung

1. Người nào trong hoạt động tố tụng mà sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

d) Dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung;

đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

e) Dẫn đến làm sai lệch kết quả khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử;

g) Ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai sai sự thật.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Làm người bị bức cung tự sát;

b) Dẫn đến bỏ lọt tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm người bị bức cung chết;

b) Dẫn đến làm oan người vô tội;

c) Dẫn đến bỏ lọt tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 01 năm đến 05 năm.

Thẩm quyền hỏi cung của cơ quan và cán bộ điều tra, Điều 374 Bộ luật hình sự quy định tội bức cung

Tại Điều 37,38 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định như sau:

Điều 37:

1. Điều tra viên được phân công tiến hành hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Trực tiếp kiểm tra, xác minh và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm;

b) Lập hồ sơ vụ án hình sự

c) Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;

d) Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự;

đ) Quyết định áp giải người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, bị can; quyết định dẫn giải người làm chứng, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại; quyết định giao người dưới 18 tuổi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát; quyết định thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội;

e) Thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh hoặc quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, xử lý vật chứng;

g) Tiến hành khám nghiệm hiện trường, khai quật tử thi, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra;

h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra theo quy định của Bộ luật này.

2. Điều tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra về hành vi, quyết định của mình.

Điều 38

1. Cán bộ điều tra thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây theo sự phân công của Điều tra viên:

a) Ghi biên bản lấy lời khai, ghi biên bản hỏi cung và ghi các biên bản khác khi Điều tra viên tiến hành kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm và điều tra vụ án hình sự;

b) Giao, chuyển, gửi các lệnh, quyết định và các văn bản tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

c) Giúp Điều tra viên trong việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm, hồ sơ vụ án và thực hiện hoạt động tố tụng khác.

2. Cán bộ điều tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên về hành vi của mình.

Như vậy, ta có thể thấy việc lấy lời khai thông qua hình thức hỏi cung là một trong những trách nhiệm thuộc về cán bộ điều tra của cơ quan điều tra và điều tra viên. Việc hỏi cung là một trong những giai đoạn vô cùng quan trọng và hỗ trợ cho quá trình giải quyết vụ án của cơ quan điều tra.

Các dấu hiệu pháp lý tại Điều 374 Bộ luật hình sự quy định tội bức cung

Khách thể của tội phạm – Điều 374 Bộ luật hình sự

Bức cung là hành vi của người có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử đã bằng các thủ đoạn trái pháp luật buộc người bị thẩm vấn phải khai sai sự thật.

Tội bức cung không chỉ xâm phạm đến uy tín của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án; xâm phạm đến nguyên tắc xác định sự thật của vụ án. Do bị bức cung đã làm cho người bị thẩm vấn khai sai sự thật có thể dẫn đến làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm, hoặc gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các đương sự trong vụ án dân sự, kinh tế, lao động, hành chính.

Nhà làm luật quy định hành vi bức cung là tội phạm, xuất phát từ nguyên tắc quy định tại Điều

Đối tượng tác động của tội phạm này chính là người bị bức cung. Khác với tội dùng nhục hình, người bị bức cung không chỉ đa số là bị can, bị cáo đang bị tạm giam, người bị kết án đang cải tạo trong các trại giam, mà còn đối với những người tham gia tố tụng khác trong vụ án hình sự như: người làm chứng, người có quyền và nghãi vụ liên quan,… bị lấy lời khai.

Như vậy, khách thể của tội phạm là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung; uy tín của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án và nguyên tắc xác định sự thật của vụ án.

Mặt khách quan của tội phạm Điều 374 Bộ luật hình sự

Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc.

Thẩm vấn là một biện pháp điều tra công khai, trực diện đối với người bị thẩm vấn, nhằm làm rõ toàn bộ sự thật về hành vi phạm tội mà họ đã thực hiện (đối với trường hợp người bị thẩm vấn là bị can, bị cáo) hoặc làm rõ những vấn đề liên quan đến hành vi phạm tội mà họ biết (đối với trường hợp người bị thẩm vấn là người làm chứng, người bị hại). Đây là một trong những hoạt động điều tra nhằm thu thập chứng cứ theo các quy định của tố tụng hình sự, do vậy những cán bộ làm công tác điều tra, truy tố hoặc xét xử phải chấp hành đầy đủ các nguyên tắc, quyền hạn và thủ tục pháp luật đã quy định, bảo đảm tính khách quan của các tài liệu đã thu thập được qua thẩm vấn.

Bức cung là việc người đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử mà bằng các thủ đoạn trái pháp luật, buộc người bị thẩm vấn phải khai thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc.

Hậu quả của tội phạm có thể xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phảm của người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung. Tuy nhiên hậu quả không phải dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm. Tội phạm hoàn thành kể từ thời điểm có hành vi phạm tội xảy ra.

Điều 374 Bộ luật hình sự quy định tội bức cung
điều 374 Bộ luật hình sự quy định tội bức cung

Chủ thể của tội phạm Điều 374 Bộ luật hình sự

Chủ thể của tội phạm này chỉ có thể là điều tra viên; kiểm sát viên làm công tác điều tra, hoặc kiểm sát điều tra; thẩm phán, hội thẩm khi tiến hành xét xử tại phiên toà. Trong một số trường hợp, chủ thể của tội phạm còn có thể là cán bộ, chiến sĩ công an xã, phường khi họ phối hợp tham gia các hoạt động tư pháp (như tham gia bắt người khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền) mà có hành vi bức cung người bị thẩm vấn.

Ngoài ra, chủ thể của tội phạm phải thỏa mãn điều điện là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.

Bộ luật Hình sự không quy định thế nào là năng lực trách nhiệm hình sự nhưng có quy định loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự tại Điều 21 Bộ luật Hình sự. Theo đó, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, người có năng lực trách nhiệm hình sự phải là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi có năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình.

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự. Người từ đủ 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một số điều nhưng không có điều nào thuộc Chương XXIV Bộ luật hình sự. Như vậy chủ thể của tội bức cung là người từ đủ 16 tuổi trở lên.

Mặt chủ quan của tội phạm Điều 374 Bộ luật hình sự

Người phạm tội bức cung thực hiện hành vi phạm tội của mình là do lỗi cố ý trực tiếp, tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

Động cơ phạm tội cũng không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này nhưng việc xác định động cơ của người phạm tội là rất cần thiết. Nếu người phạm tội vì động cơ cá nhân hoặc động xấu khác thì sẽ bị phạt nặng hơn người phạm tội vì động cơ nóng vội, muốn hoàn thành việc điều tra kết thúc vụ án.

Mức hình phạt tại Điều 374 Bộ luật hình sự quy định tội bức cung

Điều 374 Bộ luật Hình sự quy định 05 Khung hình phạt đối với người phạm tội như sau:

Mức hình phạt tại khoản 1 Điều 374 Bộ luật hình sự: Người nào trong hoạt động tố tụng mà sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Mức hình phạt tại khoản 2 Điều 374 Bộ luật hình sự: Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Đối với 02 người trở lên;
  • Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
  • Dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung;
  • Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
  • Dẫn đến làm sai lệch kết quả khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử;
  • Ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai sai sự thật.

Mức hình phạt tại khoản 3 Điều 374 Bộ luật hình sự: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

  • Làm người bị bức cung tự sát;
  • Dẫn đến bỏ lọt tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.

Mức hình phạt tại khoản 4 Điều 374 Bộ luật hình sự: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

  • Làm người bị bức cung chết;
  • Dẫn đến làm oan người vô tội;
  • Dẫn đến bỏ lọt tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.

Mức hình phạt tại khoản 5 Điều 374 Bộ luật hình sự: Khung hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 01 năm đến 05 năm.

Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Điều 374 Bộ luật hình sự quy định tội bức cung

Theo tại Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;      

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

m) Phạm tội do lạc hậu;

n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

r) Người phạm tội tự thú;

s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;

u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.

1. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.

2. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 54 Bộ luật hình sự về việc áp dụng hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt thì:

Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.

Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.

Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.

Vì vậy, bị cáo có thể được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong trường hợp có tình tiết giảm nhẹ tại khoản 1 Điều 51 hoặc trong trường hợp có từ hai tình tiết giảm nhẹ thì bị cáo còn có thể được áp dụng dưới mức thấp nhất của khung hình phạt.

Trên đây là nội dung tội phạm theo tại Điều 374 Bộ luật hình sự của Công ty luật uy tín. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách có thể liên hệ với Luật Trần và Liên Danh để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139