Điều luật tại điểm b khoản 1 điều 51 bộ luật hình sự không quy định mức độ sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả là bao nhiêu, toàn bộ hay một phần.
Nhưng qua thực tiễn xét xử, Tòa án vẫn coi trường hợp người phạm tội chỉ sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả một phần là tình tiết giảm nhẹ.
Một số vấn đề chung về sửa chữa, bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả
Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (TNHS) là tình tiết có trong một vụ án cụ thể, theo đó sẽ làm giảm trách nhiệm hình sự của người phạm tội khi lượng hình. Việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ nhằm thể hiện chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước.
Tình tiết “Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả” là tình tiết giảm nhẹ TNHS được quy định tại điểm b khoản 1 điều 51 bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS); đây là trường hợp người phạm tội đã gây ra thiệt hại, tức là thiệt hại đã thực tế xảy ra nhưng người phạm tội đã sửa chữa, bồi thường những thiệt hại do mình gây ra cho bên bị thiệt hại hoặc đã tự nguyện khắc phục hậu quả của tội phạm.
Sửa chữa, bồi thường hoặc khắc phục là ba hành vi có nội dung khác nhau điều chỉnh ba hoạt động khác nhau của người phạm tội nên có thể nói điểm b khoản 1 Điều 51 quy định tới 3 tình tiết giảm nhẹ chứ không phải là một tình tiết giảm nhẹ; nhưng tính chất của các tình tiết này có nét tương đồng nhau về bản chất nên được quy định trong cùng một điểm để áp dụng cho người phạm tội.
Sửa chữa là sửa lại, chữa lại những tài sản đã bị hư hỏng do hành vi phạm tội gây ra. Ví dụ: Sửa lại điện thoại, chiếc xe bị hỏng; sửa lại chiếc bàn, chiếc ghế bị gãy…
Bồi thường là đền bù bằng tài sản cho những thiệt hại mà tội phạm gây ra. Ví dụ: Một người đã trộm cắp chiếc điện thoại bán lấy tiền, khi vụ án bị phát hiện, chiếc điện thoại đó không thu hồi lại được, người phạm tội đã tự nguyện trả cho chủ sở hữu một khoản tiền để đền bù chiếc điện thoại.
Chỉ những gì không còn nữa mới đặt vấn đề bồi thường và cũng chỉ bồi thường được những thiệt hại về vật chất chứ không thể bồi thường được những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự.
Khắc phục hậu quả là khắc phục những thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp do hành vi phạm tội gây nên mà những thiệt này không thể bồi thường hay sửa chữa được.
Ví dụ: Đối với trường hợp giết người, cố ý gây thương tích, người phạm tội tự nguyện đưa cho người bị hại hoặc đại diện của họ một khoản tiền mai táng, tiền chữa bệnh, tiền trợ cấp khó khăn về vật chất hoặc tinh thần… thì đó là tự nguyện khắc phục hậu quả.
Không phải khắc phục hết mọi hậu quả thì mới được coi là tình tiết giảm nhẹ mà có thể người phạm tội chỉ khắc phục được một hoặc một số hậu quả cũng có thể coi là tình tiết giảm nhẹ, khắc phục càng nhiều thì được xem xét giảm nhẹ càng nhiều.
Người phạm tội phải tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả mới được coi là tình tiết giảm nhẹ.
Nếu do tác động của người khác hoặc của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội buộc phải sửa chữa, bồi thường hoặc khắc phục hậu quả, người phạm tội mới thực hiện theo thì không được xem là tình tiết giảm nhẹ để áp dụng.
Sự tự nguyện của người phạm tội bao gồm cả hành vi tác động đến gia đình, người thân, bạn bè… bồi thường thay cho mình trong lúc họ đang bị tạm giam giữ hoặc khi họ không có khả năng.
Đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thì người giám hộ tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả sẽ được xem là tình tiết giảm nhẹ khi quyết định hình phạt đối với họ.
Việc tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả phải xảy ra trước khi tuyên án và thuộc ở cấp nào thì cấp đó coi là tình tiết giảm nhẹ. Ví dụ: Trước khi xét xử sơ thẩm, người phạm tội chưa tự nguyện bồi thường thiệt hại, nhưng trước khi xét xử phúc thẩm họ lại tự nguyện bồi thiệt hại thì tòa phúc thẩm coi đó là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm khi quyết định hình phạt.
Khi áp dụng tình tiết này, nếu người phạm tội chỉ tự nguyện sửa chữa thì xác định người phạm tội đã tự nguyện sửa chữa thiệt hại, không được xác định cả tình tiết bồi thường hoặc khắc phục hậu quả; nếu người phạm tội vừa tự nguyện sửa chữa, vừa tự nguyện bồi thường, vừa tự nguyện khắc phục hậu quả thì phải coi họ có cả ba tình tiết giảm nhẹ nếu hành vi của họ chỉ xâm phạm trực tiếp một khách thể.
Ví dụ: A đốt nhà của B làm hư hỏng căn nhà và cháy toàn bộ tài sản có trong nhà. Sau khi sự việc xảy ra, A đã sửa lại nhà cho B và bồi thường toàn bộ số tài sản bị cháy, đồng thời giao nhà của mình cho gia đình B ở trong thời gian chưa sửa chữa xong nhà cho B.
Vướng mắc, bất cập khi áp dụng tình tiết này
Điều luật không quy định mức độ sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả là bao nhiêu, toàn bộ hay một phần.
Nhưng qua thực tiễn xét xử, Tòa án vẫn coi trường hợp người phạm tội chỉ sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả một phần là tình tiết giảm nhẹ.
Tuy nhiên, có nhiều quan điểm cho rằng bồi thường một phần dù nhỏ vẫn áp dụng tình tiết này; có quan điểm lại cho rằng phải bồi thường đáng kể mới áp dụng tình tiết này; lại có quan điểm cho rằng nếu bị cáo đã bán hết tài sản nhưng cũng chỉ bồi thường được một phần rất nhỏ so với hậu quả xảy ra thì cũng phải áp dụng.
Trên thực tế hiện nay nhiều vụ án gây thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng, như vậy nếu bị cáo bồi thường vài triệu mà được áp dụng điểm b thì có thỏa đáng không.
Vấn đề này còn phải tùy thuộc vào mức thiệt hại, khả năng kinh tế của bị cáo; nếu trường hợp bị cáo đã bán hết tài sản để bồi thường được một phần rất nhỏ thì cũng xem xét áp dụng giảm nhẹ cho bị cáo.
Có trường hợp tài sản trộm cắp đã được bị cáo trả lại sau khi chiếm đoạt, có quan điểm cho rằng đây không phải là tiền bồi thường nên không áp dụng tình tiết “tự nguyện bồi thường” là đúng, nên chăng áp dụng tình tiết “khắc phục hậu quả” cho bị cáo.
Trong trường hợp nếu người phạm tội có đủ cả ba tình tiết “sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” nhưng do quy định này chỉ thể hiện trong một điểm của khoản 1 Điều 51 BLHS. Do đó, chỉ được xem là một tình tiết giảm nhẹ. Vấn đề này trong thực tế áp dụng sẽ bất lợi cho người phạm tội.
Dịch vụ tư vấn hình sự uy tín của Luật Trần Và Liên Danh
Tư vấn qua tổng đài:
Trong tất cả các hình thức tư vấn pháp luật hiện nay, phương pháp qua tổng đài được lựa chọn nhiều hơn cả. Bởi đây là hình thức tư vấn nhanh chóng, tiết kiệm, không giới hạn khoảng cách địa lý và thời gian. Các tư vấn viên của Luật Trần và Liên Danh làm việc 24/7 luôn sẵn sàng giải đáp bất kỳ thông tin nào của bạn.
Cách kết nối tổng đài:
Để được các Luật sư và chuyên viên pháp lý tư vấn về chế độ thai sản, khách hàng sẽ thực hiện các bước sau:
Bước 1: Khách hàng sử dụng điện thoại cố định hoặc điện thoại di động gọi tới số Tổng đài
Bước 2: Sau khi kết nối tới tổng đài tư vấn, khách hàng sẽ nghe lời chào từ Tổng đài và làm theo hướng dẫn của lời chào
Bước 3: Khách hàng kết nối trực tiếp tới tư vấn viên và đặt câu hỏi hoặc đề nghị được giải đáp thắc mắc liên quan đến bảo hiểm xã hội;
Bước 4: Khách hàng sẽ được tư vấn viên của công ty tư vấn, hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc liên quan
Bước 5: Kết thúc nội dung tư vấn, khách hàng lưu ý hãy lưu lại số tổng đài vào danh bạ điện thoại để thuận tiện cho các lần tư vấn tiếp theo (nếu có)
Thời gian làm việc của tổng đài Luật Trần và Liên Danh:
Thời gian làm việc của Tổng đài Luật Trần và Liên Danh như sau:
Ngày làm việc: Từ thứ 2 đến hết thứ 7 hàng tuần
Thời gian làm việc: Từ 8h sáng đến 12h trưa và từ 01h chiều đến 9h tối
Lưu ý: Chúng tôi sẽ nghỉ vào các ngày chủ nhật, ngày lễ, tết theo quy định của Bộ luật lao động và các quy định hiện hành.
Hướng dẫn tư vấn luật tổng đài:
Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật bạn vui lòng Gọi qua Hotline của chúng tôi để nghe hướng dẫn và lựa chọn lĩnh vực cần tư vấn, đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư trên tất cả các lĩnh vực.
Trong một số trường hợp các luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật của chúng tôi không thể giải đáp chi tiết qua điện thoại, Luật Trần và Liên Danh sẽ thu thập thông tin và trả lời tư vấn bằng văn bản (qua Email, bưu điện…) hoặc hẹn gặp bạn để tư vấn trực tiếp.
Tư vấn qua email:
Sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật qua email trả phí của Luật Trần và Liên Danh bạn sẽ được:
Tư vấn ngay lập tức: Ngay sau khi gửi câu hỏi, thanh toán phí tư vấn các Luật sư sẽ tiếp nhận và xử lý yêu cầu tư vấn của bạn ngay lập tức!
Tư vấn chính xác, đầy đủ căn cứ pháp lý: Yêu cầu tư vấn của bạn sẽ được các Luật sư tư vấn chính xác dựa trên các quy định của pháp luật. Nội dung trả lời bao gồm cả trích dẫn quy định của pháp luật chính xác cho từng trường hợp.
Hỗ trợ giải quyết toàn bộ, trọn vẹn vấn đề: Cam kết hỗ trợ giải quyết tận gốc vấn đề, tư vấn rõ ràng – rành mạch để người dùng có thể sử dụng kết quả tư vấn để giải quyết trường hợp thực tế đang vướng phải.
Do Luật sư trực tiếp trả lời: Câu hỏi của bạn sẽ do Luật sư trả lời! Chúng tôi đảm bảo đó là Luật sư đúng chuyên môn, nhiều kinh nghiệm, có khả năng tư vấn và giải quyết trường hợp của bạn!
Phí tư vấn là: 300.000 VNĐ/Email tùy thuộc vào mức độ phức tạp của vụ việc mà bạn đưa ra cho chúng tôi.
Nếu cần những căn cứ pháp lý rõ ràng, tư vấn bằng văn bản, có thể đọc đi đọc lại để hiểu kỹ và sử dụng làm tài liệu để giải quyết vụ việc thì tư vấn pháp luật qua email là một dịch vụ tuyệt vời dành cho bạn!
Nhưng nếu bạn đang cần được tư vấn ngay lập tức, trao đổi và lắng nghe ý kiến tư vấn trực tiếp từ các Luật sư thì dịch vụ tư vấn pháp luật qua tổng đài điện thoại là sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn!
Tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng:
Nếu bạn muốn gặp trực tiếp Luật sư, trao đổi trực tiếp, xin ý kiến tư vấn trực tiếp với Luật sư thì bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tiếp tại văn phòng của chúng tôi!
Chúng tôi sẽ cử Luật sư – Chuyên gia – Chuyên viên tư vấn phù hợp với chuyên môn bạn đang cần tư vấn hỗ trợ bạn!
Đây là hình thức dịch vụ tư vấn pháp luật có thu phí dịch vụ! Phí dịch vụ sẽ được tính là: 300.000 VNĐ/giờ tư vấn tại văn phòng của Luật Trần và Liên Danh trong giờ hành chính.
Số điện thoại đặt lịch hẹn tư vấn:
Chúng tôi sẽ gọi lại để xác nhận lịch hẹn và sắp xếp Luật sư phù hợp chuyên môn để phục vụ bạn theo giờ bạn yêu cầu!
Tư vấn luật tại địa chỉ yêu cầu:
Nếu bạn có nhu cầu tư vấn pháp luật trực tiếp, gặp gỡ trao đổi và xin ý kiến trực tiếp với Luật sư nhưng công việc lại quá bận, ngại di chuyển thì bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại địa chỉ khách hàng yêu cầu của chúng tôi.
Đây là dịch vụ tư vấn – hỗ trợ pháp lý có thu phí Luật sư. Phí Luật sư sẽ được báo chi tiết cụ thể khi chúng tôi nhận được thông tin địa chỉ nơi tư vấn. Hiện tại Luật Trần và Liên Danh mới chỉ có thể cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại nơi khách hàng yêu cầu.
Luật Trần và Liên Danh sẽ cử nhân viên qua trực tiếp địa chỉ khách hàng yêu cầu để phục vụ tư vấn – hỗ trợ pháp lý. Để sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại địa chỉ theo yêu cầu, bạn có thể đặt lịch hẹn với chúng tôi theo các cách thức sau:
Gọi đến số đặt lịch hẹn tư vấn của chúng tôi: (Lưu ý: Chúng tôi không tư vấn pháp luật trực tuyến qua số điện thoại này. Số điện thoại này chỉ kết nối tới lễ tân để tiếp nhận lịch hẹn và yêu cầu dịch vụ).
Chúng tôi sẽ gọi lại để xác nhận lịch hẹn và sắp xếp Luật sư phù hợp chuyên môn xuống trực tiếp theo địa chỉ bạn cung cấp để tư vấn – hỗ trợ!
Luật Trần và Liên Danh cam kết bảo mật thông tin của khách hàng:
Mọi thông tin bạn cung cấp và trao đổi qua điện thoại cho Luật Trần và Liên Danh sẽ được bảo mật tuyệt đối, chúng tôi có các biện pháp kỹ thuật và an ninh để ngăn chặn truy cập trái phép nhằm tiêu hủy hoặc gây thiệt hại đến thông tin của quý khách hàng.
Tuân thủ pháp luật, tôn trọng khách hàng, nghiêm chỉnh chấp hành các nguyên tắc về đạo đức khi hành nghề Luật sư. Giám sát chất lượng cuộc gọi, xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp tư vấn không chính xác, thái độ tư vấn không tốt.
Với năng lực pháp lý của mình, Luật Trần và Liên Danh cam kết thực hiện việc tư vấn đúng pháp luật và bảo vệ cao nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Chúng tôi tư vấn dựa trên các quy định của pháp luật và trên tinh thần thượng tôn pháp luật.
Chúng tôi liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển con người, nâng cấp hệ thống để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn!
Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin và nội dung tư vấn pháp luật của Luật Trần và Liên Danh liên quan đến điểm b khoản 1 điều 51 bộ luật hình sự. Mọi thắc mắc xin liên hệ qua Hotline: Công ty luật uy tín để được giải đáp nhanh chóng, chu đáo và miễn phí!