Dịch vụ thông quan

dịch vụ thông quan

Thông quan là gì? Thông quan được áp dụng đối với những đối tượng hàng hóa nào? Thông quan cần thực hiện theo trình tự nào?…Những câu hỏi rất thông dụng trên đây đặc biệt quan trọng đối với những người có sản phẩm hàng hóa được mua bán, xuất nhập khẩu. Bài viết dưới đây của Luật Trần và Liên Danh sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin cơ bản nhất về dịch vụ thông quan.

Thông quan là gì? Điều kiện thông quan hàng hóa là gì?

– Căn cứ quy định tại khoản 21 Điều 4 Luật Hải quan 2014, thông quan được hiểu là:

Thông quan là việc hoàn thành các thủ tục hải quan để hàng hóa được nhập khẩu, xuất khẩu hoặc đặt dưới chế độ quản lý nghiệp vụ hải quan khác.

=> Từ đó có thể thấy, thông quan có một số đặc điểm sau đây:

+ Áp dụng đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu;

+ Là việc hoàn thành các thủ tục hải quan theo quy định pháp luật để hàng hóa được xuất hoặc nhập khẩu (ra hoặc vào biên giới, lãnh thổ Việt Nam) hoặc là việc hoàn thành các thủ tục pháp lý để thực hiện chế độ quản lý nghiệp vụ hải quan khác;

+ Là thủ tục bắt buộc đối với các giao dịch mua bán hàng hóa qua biên giới;

+ Là hoạt động giúp cơ quan quản lý Nhà nước có thể kiểm soát được hàng hóa, thu thuế và thực hiện các chế độ quản lý khác theo quy định pháp luật Việt Nam;

– Để được thông quan thì hàng hóa, sản phẩm hoặc các phương tiện vận tải được phép thông quan phải hoàn thành các thủ tục hải quan (các thủ tục hành chính mà người khai hải quan, công chức hải quan, cơ quan hải quan thực hiện theo trình tư, thủ tục luật định)  theo quy định và phải là các sản phẩm, hàng hóa, phương tiện vận tải được phép xuất nhập khẩu, thông quan (khoản 3 Điều 16, khoản 1 Điều 37 Luật Hải quan 2014).

Như vậy, hiểu đơn giản, thông quan chính là thủ tục hành chính bắt buộc đối với các giao dịch thực hiện qua biên giới, lãnh thổ Việt Nam hoặc từ ngoài lãnh thổ Việt Nam vào nội địa. Thông qua hoạt động thông quan, cơ quan quản lý Nhà nước có thể kiểm soát được hàng hóa, giao dịch và các vấn đề pháp lý khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Đối tượng hàng hóa nào được thông quan?

Căn cứ quy định tại Luật Hải quan 2014, các sản phẩm hàng hóa được thông quan bao gồm:

– Hàng hóa, sản phẩm được phép xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam. Điều này có nghĩa rằng không phải toàn bộ các sản phẩm hàng hóa được phép giao dịch đều có thể được thông quan mà chỉ những sản phẩm, hàng hóa được phép xuất, nhập khẩu mới là những sản phẩm hàng hóa được thông quan;

– Hoặc đối tượng được thông quan là các phương tiện vận tải: Các phương tiện vận tải thực hiện thông quan theo quy định tại Mục 7 Luật Hải quan 2014;

Để được thông quan, các đối tượng, sản phẩm, hàng hóa cần có đầy đủ chứng từ, giấy tờ, hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ, giao dịch thực hiện. 

 Thủ tục thông quan hàng hóa như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 21 Luật Hải quan 2014, thủ tục thông quan hàng hóa được tiến hành theo những bước sau đây:

Bước 1: Khai và nộp tờ khai hải quan

– Tờ khai hải quan là văn bản thể hiện các thông tin chi tiết của hàng hóa, ví dụ như loại hàng hóa, khối lượng,… Người khai hải quan có trách nhiệm kê khai đúng, chính xác, đầy đủ các thông tin về hàng hóa có trong tờ khai hải quan.

– Ngoài ra, người khai hải quan còn phải nộp hoặc xuất trình các giấy tờ liên quan đến hàng hóa đã kê khai trong tờ khai như hợp đồng mua bán, hóa đơn, hợp đồng vận tải, chứng từ chứng nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, giấy phép xuất nhập khẩu…

Chứng từ chứng minh, có liên quan đến hàng hóa đã kê khai trong tờ khai hải quan có thể có hình thức điện tử hoặc giấy. Dù là hình thức nào thì người khai hải quan cũng cần phải đảm bảo các giấy tờ này phải là giấy tờ chuẩn, chính xác và còn nguyên vẹn, hợp pháp theo quy định pháp luật.

– Người khai hải quan cũng cần đưa hàng hóa, sản phẩm của mình đến địa điểm được quy định để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.

Nơi tập kết hàng hóa/địa điểm kiểm tra hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Hải quan 2014 là những địa điểm sau đây:

+ Ở tại khu vực cửa khẩu (bao gồm cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế); 

+ Tại khu vực cửa khẩu bưu điện quốc tế; 

+ Tại khu vực cảng biển hoặc cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; Hoặc cũng có thể là các cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;

+ Tại trụ sở của Chi cục Hải quan (nơi người khai hải quan nộp hồ sơ);

+ Tại khu vực khác theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;

+ Cũng có thể tại cơ sở sản xuất, công trình; nơi tổ chức hội chợ, triển lãm;

+ Hoặc tại kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ;

+ Hoặc tại khu vực là địa điểm kiểm tra chung giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan nước láng giềng ở cửa khẩu đường bộ;

+ Hoặc trong trường hợp cần thiết, địa điểm kiểm tra ở tại khu vực, địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định.

– Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận tờ khai hải quan là Cục Hải quan hoặc Chi Cục Hải quan.

Bước 2: Nộp thuế phí, lệ phí

Người khai hải quan thực hiện nộp các loại thuế, phí, lệ phí theo quy định pháp luật trước khi được phép mang hàng hóa ra khỏi biên giới hoặc vào nội địa Việt Nam. 

Các loại thuế, phí, lệ phí có thể bao gồm: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, phí hải quan,…

Bước 3: Cơ quan hải quan có nhiệm vụ

– Tiếp nhận hồ sơ và tờ khai hải quan của người khai;

– Thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa, sản phẩm đề nghị thông quan;

– Thu thuế, phí, lệ phí thực hiện thông quan theo quy định pháp luật;

– Quyết định việc thông quan hàng hóa, xác nhận phương tiện vận tải đã thông quan theo quy định pháp luật

Như vậy, việc thông quan hàng hóa được tiến hành theo 3 bước như chúng tôi đã nêu trên.

Kiểm tra sau thông quan là gì?

Kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) chính là quá trình nhân viên Hải quan kiểm tra tính trung thực hợp lý cũng như độ tin cậy của những thông tin chủ hàng đã khai báo tới hải quan bằng việc kiểm tra các loại chứng từ thương mại hải quan, chứng từ kế toán, ngân hàng của những lô hàng đã thông quan.

dịch vụ thông quan
dịch vụ thông quan

Thời gian thông quan hàng hóa nhập khẩu là bao lâu?

Việc thực hiện thủ tục thông quan hàng hoá nhập khẩu đã giảm thời gian thông quan hàng hóa trung bình từ 21 ngày xuống còn 13 ngày với nhập khẩu, giảm được 10 – 20% chi phí cũng như 30% thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp.

Những điều cần lưu ý về thông quan

(1) Mỗi tờ khai được khai tối đa 50 mặt hàng, nếu 1 lô hàng có trên 50 mặt hàng, những người khai hải quan sẽ phải thực hiện việc khai báo trên nhiều tờ khai, những tờ khai của cùng 1 lô hàng được liên kết với nhau dựa vào số nhánh của tờ khai.

(2) Trị giá tính thuế:

Hệ thống sẽ tự động phân bổ những chi phí vận chuyển, bảo hiểm… để suy ra trị giá tính thuế xuất khẩu (giá FOB, DAF, DAP) cho mỗi mặt hàng, trong trường hợp điều kiện giao hàng khác như: FOB, DAF, DAP và những loại phí vận tải, bảo hiểm tính chung cho toàn bộ các mặt hàng của lô hàng.

(3) Tỷ giá tính thuế:

Khi đối tượng khai hải quan thực hiện nghiệp vụ khai thông tin xuất khẩu EDA, lúc này hệ thống sẽ áp dụng tỷ giá tại ngày thực hiện nghiệp vụ này và tự động tính thuế:

Nếu người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ khai thông tin xuất khẩu EDA cũng như đăng ký tờ khai EDC trong cùng 1 ngày hoặc trong 2 ngày có tỷ giá giống nhau, lúc này hệ thống tự động giữ nguyên tỷ giá tính thuế;

Nếu người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ đăng ký tờ khai  EDC (sẽ được tính là thời điểm mà người khai hải quan ấn nút “Gửi” tại màn hình EDC) trong ngày có tỷ giá khác với tỷ giá tại ngày khai thông tin xuất khẩu EDA. Lúc này, hệ thống sẽ báo lỗi. Khi đó, những người khai hải quan sử dụng nghiệp vụ EDB gọi bản EDA để tiến hành khai báo lại – thực chất là chỉ cần gọi EDA đồng thời gửi luôn hệ thống sẽ tự động cập nhật lại tỷ giá theo đúng ngày đăng ký trên tờ khai.

(4) Thuế suất:

Khi người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ khai thông tin xuất khẩu EDA, lúc này hệ thống sẽ lấy thuế suất trong ngày dự kiến khai báo EDC để có thể tự động điền vào ô thuế suất.

Nếu thuế suất tại ngày EDC dự kiến khác thuế suất trong ngày EDC, thì khi đối tượng khai hải quan thực hiện nghiệp vụ đăng ký tờ khai EDC. Hệ thống sẽ báo lỗi và người khai hải quan dùng nghiệp vụ EDB gọi bản EDA để có thể khai báo lại – thực chất là chỉ cần gọi EDA rồi gửi luôn, hệ thống sẽ tự động cập nhật lại thuế suất theo ngày đăng ký tờ khai EDC.

(5) Nếu người khai hải quan nhập mức thuế suất thủ công thì hệ thống sẽ xuất ra chữ “M” bên cạnh ô thuế suất.

(6) Nếu hàng hóa thuộc đối tượng miễn/giảm/không chịu thuế thì:

Việc xác định hàng hóa là những đối tượng được miễn thuế XK không dựa vào Bảng mã miễn/giảm/không chịu thuế, cần phải thực hiện theo các văn bản quy định, hướng dẫn liên quan.

Chỉ sau khi đã xác định được hàng hóa theo đối tượng được miễn thuế XK mới áp mã sử dụng trong VNACCS theo Bảng mã miễn/giảm/không chịu thuế.

Nhập mã miễn/giảm/không chịu thuế vào chỉ tiêu ở trên màn hình đăng ký khai báo xuất khẩu (EDA).

Nếu hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế xuất khẩu theo diện phải đăng ký DMMT trên VNACCS (TEA) thì cần phải nhập đầy đủ cả mã miễn thuế và số DMMT, số thứ tự dòng hàng trong DMMT đã đăng ký trên VNACCS.

Nếu hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế xuất khẩu thuộc diện cần phải đăng ký DMMT nhưng khi đăng ký thủ công ngoài VNACCS thì phải nhập mã miễn thuế cũng như ghi số DMMT vào phần ghi chú.

(7) Nếu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng:

Việc xác định hàng hóa, thuế suất GTGT không căn cứ vào Bảng mã thuế suất thuế GTGT; mà phải thực hiện theo những văn bản quy định, hướng dẫn liên quan.

Chỉ sau khi đã xác định được hàng hóa, thuế suất cụ thể dựa theo các văn bản quy định, hướng dẫn liên quan mới áp mã sử dụng trong VNACCS theo Bảng mã thuế suất thuế giá trị gia tăng.

Nhập mã thuế suất thuế GTGT vào chỉ tiêu tương ứng trên màn hình đăng ký khai báo xuất khẩu (EDA).

(8) Nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai (vì có nợ quá hạn quá 90 ngày hay Doanh nghiệp giải thể, phá sản, tạm ngừng kinh doanh,…), hệ thống sẽ tự động từ chối cấp số tờ khai cũng như báo lỗi cho phía người khai lý do từ chối tiếp nhận khai báo. Mặc dù vậy, nếu hàng xuất khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế hay thuế suất bằng 0, hệ thống vẫn chấp nhận đăng ký tờ khai cho dù doanh nghiệp thuộc danh sách nêu trên.

(9) Trường hợp đăng ký bảo lãnh riêng:

Trong trường hợp đăng ký bảo lãnh riêng trước khi cấp số tờ khai (bảo lãnh theo đúng số vận đơn/Hóa đơn) thì số vận đơn hay số Hóa đơn đã đăng ký trong chứng từ bảo lãnh cần phải khớp với số vận đơn/số hóa đơn của người khai khai báo trên màn hình nhập liệu.

Trường hợp đăng ký bảo lãnh riêng sau thời điểm hệ thống cấp số tờ khai thì số tờ khai đã đăng ký trong chứng từ bảo lãnh cần phải khớp với số tờ khai hệ thống đã cấp.

(10) Nếu cùng một mặt hàng nhưng các sắc thuế có thời hạn nộp thuế khác nhau thì hệ thống sẽ tự động xuất ra những chứng từ ghi số thuế phải thu tương ứng với từng thời hạn nộp thuế. Nếu người khai làm thủ tục xuất khẩu nhiều mặt hàng tuy nhiên các mặt hàng có thời hạn nộp thuế khác nhau, những người khai sẽ phải khai trên các tờ khai khác nhau phù hợp từng thời hạn nộp thuế (chẳng hạn: người khai làm thủ tục xuất khẩu mặt hàng gỗ & dầu thô thì phải khai trên 2 tờ khai khác nhau tương ứng với mỗi thời hạn nộp thuế: mặt hàng gỗ có thời hạn nộp thuế xuất khẩu là 30 ngày; đồng thời mặt hàng dầu thô có thời hạn nộp thuế xuất khẩu là 35 ngày).

(11) Về đồng tiền nộp thuế với dầu thô xuất khẩu: Hệ thống thiết kế theo hướng đáp ứng những quy định về đồng tiền nộp thuế đối với dầu thô xuất khẩu.

Khai báo:

– Đối với dầu thô XK của Liên doanh Việt Nga Vietsopetro:

Nếu bán bằng USD thì khai báo USD vào ô “Trị giá tinh thuế”

Nếu bán bằng đồng tiền khác USD: Doanh nghiệp tự quy đổi trị giá hóa đơn, giá trị tính thuế ra đồng USD và khai báo vào những ô tương ứng;

– Đối với dầu thô XK của các doanh nghiệp khác:

Bán thông qua USD khai báo USD;

Bán ngoại tệ tự do chuyển đổi thì khai báo trị giá bằng đồng ngoại tệ tự do chuyển đổi;

Bán qua VND khai báo VND;

Bán hỗn hợp các đồng tiền thì doanh nghiệp tự quy đổi ra VND và khai vào các ô trị giá hóa đơn, trị giá tính thuế.

Tính thuế: Tính thuế dựa theo đơn vị tiền tệ đã khai báo (không quy đổi về VND)

Xuất chứng từ: Xuất chứng từ ghi số thuế cần phải thu theo đơn vị tiền tệ đã khai báo;

Chứng từ bảo lãnh:  Bảo lãnh, hạn mức dựa theo đơn vị tiền tệ khai báo;

Chuyển số liệu sang chương trình KTT559:  Điều chuyển chứng từ ghi số thuế cần phải thu sang KTT559 có thêm tỷ giá ngày đăng ký tờ khai giữa đồng tiền đã khai báo với VND.

(12)  Với những mặt hàng phải nộp phí xuất khẩu (chẳng hạn hạt tiêu, hạt điều, cà phê), lúc này hệ thống sẽ tự động tính toán số tiền phí cũng như xuất ra chứng từ ghi lệ phí phải nộp cho những người khai hải quan.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về dịch vụ thông quan Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139