Hiện nay, với sự phát triển chóng mặt của các ngành thương mại. Việc xây dựng thương hiệu, mở rộng hoạt động kinh doanh muốn được phát triển, công ty cần tính đến phương án thành lập chi nhánh càng sớm càng tốt. Với nhiều đặc điểm có lợi, đem lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp, việc thành lập thêm các chi nhánh là điều tất yếu mà doanh nghiệp cần phải xem xét. Luật Trần và Liên danh xin cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ lập chi nhánh công ty tại Đồng Nai như sau:
1. Vì sao nên tiến hành dịch vụ lập chi nhánh công ty tại Đồng Nai
– Doanh nghiệp bạn cần mở rộng kinh doanh ra các tỉnh/ thành phố hoặc hơn thế nữa là ra nước ngoài, làm thế nào để có thể đặt các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp của mình để quản lý hoạt động kinh doanh tại các tỉnh/thành phố đó? Nếu bạn đang đặt ra câu hỏi này thì bạn nên lập chi nhánh cho công ty mình. Những lợi ích của việc thành lập chi nhánh là:
+ Chi nhánh như cánh tay nối dài của doanh nghiệp: thay cho doanh nghiệp, chi nhánh quản lý trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên một địa bàn nhất định và báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp theo định kỳ, ngược lại doanh nghiệp cũng phải chịu trách nhiệm về những hậu quả mà chi nhánh thực hiện trong phạm vi mà doanh nghiệp ủy quyền cho chi nhánh thực hiện.
+ Chi nhánh giúp công ty có thể mở rộng việc kinh doanh: khi thành lập chi nhánh công ty bạn sẽ giúp danh tiếng của công ty được biết đến nhiều hơn và tiếp cận khách hàng dễ dàng. Hơn nữa, chi nhánh công ty sử dụng tên của công ty chính nên bạn không mất công quảng bá thương hiệu.
+ Thuận tiện cho khách hàng: chi nhánh công ty có chức năng ủy quyền như công ty vì vậy khi khách hàng có khiếu nại, thắc mắc sẽ đến trực tiếp chi nhánh mà không phải liên hệ với công ty mẹ, tạo được sự hài lòng, uy tín và sự tin tưởng của khách hàng.
2. Chi nhánh là gì
– Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền.
– Chi nhánh có các đặc điểm như sau:
+ Được sở hữu con dấu riêng mang tên chi nhánh
+ Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.
+ Mỗi chi nhánh sẽ được cấp một mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp.
+ Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Tên chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh”. Phần tên riêng trong tên chi nhánh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
+ Chi nhánh có thể lựa chọn một trong hai hình thức hoạch toán kế toán là: Hoạch toán độc lập hoặc hoạch toán phụ thuộc.
+ Chi nhánh phải thực hiện báo cáo hoạt động sản xuất, kinh doanh với doanh nghiệp chủ quản theo định kỳ hoặc khi doanh nghiệp mẹ yêu cầu.
– Chi nhánh tại Việt Nam có thể được thành lập bởi doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và thương nhân nước ngoài. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung phân tích thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh tại Đồng Nai của doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Còn đối với chi nhánh tại Việt Nam được thành lập bởi thương nhân nước ngoài thì phải chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại.
dịch vụ lập chi nhánh công ty tại Đồng Nai
3. So sánh giữa chi nhánh và văn phòng đại diện
Mỗi mô hình chi nhánh hay văn phòng đại diện đều có điểm lợi riêng, căn cứ vào sự so sánh dưới đây và tùy thuộc theo nhu cầu mà công ty nên lựa chọn mô hình cho phù hợp.
– Điểm giống nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện:
+ Đều là đơn vị phụ thuộc của một doanh nghiệp nào đó( ngân hàng, tổ chức kinh doanh, công ty..)
+ Không có tư cách pháp nhân
+ Đều có thể thành lập ở trong nước và nước ngoài
+ Có thể thành lập nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới hành chính.
+ Đều phải báo cáo hoạt động theo định kỳ với doanh nghiệp chủ quản
– Điểm khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện:
Tiêu chí |
Chi nhánh |
Văn phòng đại diện |
Phạm vi hoạt động |
Được thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng kinh doanh và chức năng đại diện theo quyền |
– Thực hiện nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ lợi ích đó. |
Ngành nghề kinh doanh |
Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp |
Kinh doanh theo sự ủy quyền của doanh nghiệp |
Nghĩa vụ thuế |
– Chi nhánh nộp thuế môn bài tại Cơ quan thuế nơi có trụ sở chi nhánh – Trường hợp chi nhánh hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố khác với địa bàn nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính thì thực hiện kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp tại nơi có trụ sở chính – Chi nhánh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với các khoản thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Thông tư 156/2013/TT-BTC và Thông tư 119/2014/TT-BTC |
– Văn phòng đại diện của doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì phải nộp lệ phí môn bài – Trường hợp văn phòng đại diện không hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì không phải nộp lệ phí môn bài. (Theo công văn số 658/TCT-CS của Tổng cục thuế- Bộ Tài Chính) |
4. Thành phần hồ sơ khi tiến hành dịch vụ lập chi nhánh công ty tại Đồng Nai
– Thông báo lập chi nhánh với nội dung: Mã số doanh nghiệp; Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; Tên chi nhánh dự định thành lập; Địa chỉ trụ sở chi nhánh, Nội dung, phạm vi hoạt động của chi nhánh, Thông tin đăng ký thuế; Họ, tên; nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp của người đứng đầu chi nhánh, Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh
– Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh
+ Đối với người Việt Nam: chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu còn hiệu lực
+ Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
5. Trình tự, thủ tục
Quy trình thực hiện
– Nộp hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh tại Đồng Nai qua hệ thống https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn
– Phòng đăng ký kinh doanh gửi Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
– Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tự động tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Thẩm quyền
– Phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Đồng Nai.
Thời gian
– Từ 03-05 ngày làm việc
6. Lập chi nhánh cần nộp những loại thuế gì
– Sau khi thành lập chi nhánh cần nộp lệ phí môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng.
– Kê khai và nộp lệ phí môn bài cho chi nhánh như sau:
+ Theo Khoản 6 Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP, chi nhánh của doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật là đối tượng phải nộp lệ phí môn bài.
+ Cũng theo Điều 4 nghị định này thì mức nộp lệ phí của chi nhánh là 1.000.000 đồng/năm.
+ Thời hạn kê khai lệ phí môn bài là: Khai lệ phí môn bài một lần khi tổ chức mới ra hoạt động kinh doanh, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.
– Kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng cho chi nhánh như sau:
+ Nếu chi nhánh nằm trong cùng một tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương với doanh nghiệp chủ quản thì doanh nghiệp chủ quản sẽ kê khai thuế giá trị gia tăng cho chi nhánh. Nếu chi nhánh có con dấu, tài khoản tiền gửi ngân hàng, trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ, kê khai đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra có nhu cầu kê khai nộp thuế riêng phải đăng ký nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng.
+ Nếu chi nhánh nằm ở tỉnh khác nơi doanh nghiệp chủ quản có trụ sở chính thì chi nhánh nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh; nếu chi nhánh không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của doanh nghiệp chủ quản.
+ Đối với chi nhánh được mở ra để thực hiện dự án kinh doanh bất động sản nằm ngoài tỉnh nơi đặt trụ sở của doanh nghiệp chủ quản thì chi nhánh phải thực hiện đăng ký thuế và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ đối với hoạt động kinh doanh bất động sản với cơ quan thuế địa phương nơi phát sinh hoạt động kinh doanh bất động sản (nơi chi nhánh đặt trụ sở).
– Kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp cho chi nhánh như sau: Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 156/2013/TT-BTC:
+ Nếu chi nhánh hoạch toán độc lập thì chi nhánh nộp hồ sơ kê khai thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh
+ Nếu chi nhánh hoạch toán phụ thuộc thì chi nhánh không phải nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp chủ quản sẽ kê khai tập trung cho cả phần phát sinh của chi nhánh tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp.
Thành lập chi nhánh công ty là một bước tiến quan trọng trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty bạn. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn quy trình thành lập chi nhánh cho hàng nghìn doanh nghiệp, nắm rõ các quy định quy trình của Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng như pháp luật thuế, Luật Trần và Liên danh là đối tác tin cậy nhất để quý khách tham khảo dịch vụ lập chi nhánh công ty tại Đồng Nai của bạn.