Song song với kế toán, kiểm toán là hoạt động không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một sự thật là hiện tại, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hiểu rõ về kiểm toán. Đến khi cần thì doanh nghiệp lại lúng túng, không biết nên chọn dịch vụ nào cho uy tín và chuyên nghiệp. Vậy dịch vụ kiểm toán là gì? Mang lại lợi ích như thế nào? Hãy cùng Luật Trần và Liên danh tìm hiểu qua bài viết dịch vụ kiểm toán tại Gia Lai sau đây nhé!
Kiểm toán là gì?
Kiểm toán (KT) là hoạt động kiểm tra và xác minh tính đúng đắn, trung thực của một báo cáo tài chính nào đó nhằm cung cấp các thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp, đơn vị hay tổ chức đó.
Có thể hiểu đơn giản, kiểm toán là một quá trình thu thập, đánh giá các chứng từ, bằng chứng liên quan đến các thông tin tài chính đã được cung cấp để đưa ra những đánh giá, báo cáo về sự phù hợp của thông tin đó với các hạng mục được thiết lập.
Phân loại kiểm toán
Phân loại Kiểm toán theo mục đích của kiểm toán
Kiểm toán tuân thủ
Kiểm toán tuân thủ là loại KT nhằm xem xét doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức được KT có tuân thủ các quy định mà các cơ quan chức năng của nhà nước hay các cơ quan có thẩm quyền cấp trên đã đề ra.
Kiểm toán hoạt động
Đây là loại KT nhằm đánh giá, xem xét các mặt về kinh tế, tính hiệu quả, hiệu lực của hoạt động được thực hiện KT, cụ thể:
+ Tính kinh tế: Xem xét tính kinh tế dựa trên việc để đạt mục tiêu đã đề ra; giúp doanh nghiệp, đơn vị hay tổ chức tiết kiệm tốt các nguồn lực
+ Tính hiệu quả: Kết quả đạt được tốt nhất với lượng nguồn lực nhất định
+ Tính hiệu lực: Xem xét khả năng về mức độ hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã xác định của doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức thực hiện KT
Kiểm toán báo cáo tài chính
Kiểm toán báo cáo tài chính là loại KT nhằm kiểm tra, đánh giá và xem xét về tính trung thực của các báo cáo tài chính được KT
Các BCTC được kiểm toán thường gặp bao gồm:
+ Báo cáo kết quả kinh doanh
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+ Thuyết minh báo cáo tài chính
+ Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo quyết toán vốn
Phân loại theo loại hình tổ chức kiểm toán
Dựa trên loại hình tổ chức kiểm toán, KT được phân chia thành 3 loại: KT độc lập, KT Nhà nước và KT nội bộ.
Kiểm toán độc lập
KT độc lập được thực hiện bởi các KT viên chuyên nghiệp, độc lập làm việc trong các tổ chức KT chuyên nghiệp nhằm đáp ứng các yêu cầu của các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức.
Tổ chức và hoạt động của KT độc lập:
+ Tổ chức KT độc lập được tổ chức theo mô hình doanh nghiệp với 2 hình thức phổ biến là công ty hợp danh và công ty tư nhân.
+ Hoạt động chính của các doanh nghiệp KT độc lập là cung cấp dịch vụ KT, bên cạnh đó còn hỗ trợ thêm các dịch vụ về thuế, tài chính, định giá tài sản
Kiểm toán Nhà nước
Kiểm toán Nhà nước là việc kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý ngân sách; tiền và tài sản của Nhà nước và được thực hiện bởi các cơ quan chuyên trách.
Tổ chức và hoạt động của tổ chức KT Nhà nước:
Tại một số quốc gia, tổ chức KT có thể phân thành các cấp như: KT nhà nước trung ương, KT nhà nước địa phương, KT theo khu vực địa lý
Ở Việt Nam, tổ chức bộ máy KT Nhà nước là cơ quan chuyên môn trực thuộc chính phủ; thực hiện các loại KT khác nhau: KT tài chính, KT hoạt động và KT tuân thủ nhằm đánh giá, xem xét các đơn vị đã thực hiện chấp hành luật pháp và các chính sách, chế độ Nhà nước đã ban hành chưa để có kế hoạch điều chỉnh phù hợp.
Kiểm toán nội bộ
Kiểm toán nội bộ là công việc kiểm soát, đánh giá kết quả thực hiện các quy chế nội bộ; thực hiện pháp luật và kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ, thực thi hoạt động tài chính – kế toán của doanh nghiệp có hữu hiệu hay không để đưa ra những đề xuất cải tiến, hoàn thiện.
Tổ chức KT nội bộ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo đơn vị, độc lập với các bộ phận khác và được thiết lập dưới hình thức là bộ phận chuyên môn (phòng, ban…) trực thuộc bộ máy lãnh đạo cao cấp của đơn vị.
Hoạt động KT nội bộ thường không được quy định bởi pháp luật; trừ trường hợp ở Việt Nam quy định cho doanh nghiệp nhà nước. KT nội bộ thực hiện đánh giá, kiểm tra về tính kinh tế; tính hiệu quả và hiệu lực của hoạt động trong đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp được KT.
Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng Nghị định này bao gồm:
a) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
b) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Các đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Các doanh nghiệp;
đ) Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kiểm toán nội bộ.
Đối với các đối tượng mà pháp luật chuyên ngành có quy định phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ thì thực hiện theo pháp luật chuyên ngành. Những nội dung mà pháp luật chuyên ngành không có quy định thì vận dụng theo quy định tại Nghị định này để thực hiện công tác kiểm toán nội bộ.
Công tác kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng thực hiện theo Luật các tổ chức tín dụng, các văn bản hướng dẫn Luật và các văn bản hướng dẫn do Ngân hàng Nhà nước ban hành.
Công tác kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo Luật Ngân hàng Nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật và các văn bản hướng dẫn do Ngân hàng Nhà nước ban hành.
Mục tiêu của kiểm toán nội bộ
Thông qua các hoạt động kiểm tra, đánh giá và tư vấn, kiểm toán nội bộ đưa ra các đảm bảo mang tính độc lập, khách quan và các khuyến nghị về các nội dung sau đây:
Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị đã được thiết lập và vận hành một cách phù hợp nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý các rủi ro của đơn vị.
Các quy trình quản trị và quy trình quản lý rủi ro của đơn vị đảm bảo tính hiệu quả và có hiệu suất cao.
Các mục tiêu hoạt động và các mục tiêu chiến lược, kế hoạch và nhiệm vụ công tác mà đơn vị đạt được.
Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ
Tính độc lập: Người làm công tác kiểm toán nội bộ không được đồng thời đảm nhận các công việc thuộc đối tượng của kiểm toán nội bộ. Đơn vị phải đảm bảo rằng kiểm toán nội bộ không chịu bất cứ sự can thiệp nào trong khi thực hiện nhiệm vụ báo cáo và đánh giá.
Tính khách quan: Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải đảm bảo khách quan, chính xác, trung thực, công bằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ.
Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kiểm toán nội bộ.
Các yêu cầu nhằm đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ theo dịch vụ kiểm toán tại Gia Lai
Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải có thái độ công bằng, khách quan, không định kiến. Người làm công tác kiểm toán nội bộ có quyền và nghĩa vụ báo cáo về các vấn đề có thể ảnh hưởng đến tính độc lập và khách quan của mình liên quan đến công việc kiểm toán nội bộ được giao.
Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải đảm bảo tính độc lập và khách quan. Trường hợp tính độc lập hoặc khách quan bị ảnh hưởng hoặc có thể bị ảnh hưởng, người làm công tác kiểm toán nội bộ phải báo cáo cho cấp quản lý trực tiếp hoặc phải báo cáo cho các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này hoặc người được ủy quyền của các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này.
Trong công tác kiểm toán nội bộ, đơn vị phải thực hiện quy định dưới đây nhằm đảm bảo tính độc lập và khách quan, ngăn ngừa sự thiếu công bằng, định kiến và xung đột lợi ích:
a) Người làm công tác kiểm toán nội bộ không thực hiện kiểm toán đối với quy định, chính sách nội bộ, thủ tục, quy trình mà mình là người chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng quy định, chính sách nội bộ, thủ tục, quy trình đó;
b) Người làm công tác kiểm toán nội bộ không có những xung đột về quyền và lợi ích kinh tế với đơn vị, bộ phận được kiểm toán; người làm công tác kiểm toán nội bộ không được thực hiện kiểm toán đối với đơn vị, bộ phận mà người điều hành đơn vị, bộ phận đó là người có liên quan của mình;
c) Người làm công tác kiểm toán nội bộ không được tham gia kiểm toán các hoạt động, các bộ phận mà mình chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động hoặc quản lý bộ phận đó trong thời hạn 03 năm kể từ khi có quyết định không thực hiện hoạt động hoặc quản lý bộ phận đó;
d) Đơn vị phải có biện pháp kiểm tra nhằm đảm bảo tính độc lập và khách quan của công tác kiểm toán nội bộ ngay trong quá trình thực hiện kiểm toán tại đơn vị, bộ phận được kiểm toán và trong giai đoạn lập, gửi báo cáo kiểm toán;
đ) Phạm vi, chu kỳ và phương pháp kiểm toán, quy trình kiểm toán phải đảm bảo kết quả kiểm toán phản ánh đúng thực trạng các nội dung được kiểm toán;
e) Các ghi nhận kiểm toán trong báo cáo kiểm toán nội bộ phải được phân tích cẩn trọng và dựa trên cơ sở các dữ liệu, thông tin thu thập được để đảm bảo tính khách quan.
Các Doanh nghiệp, tổ chức được khuyến khích kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm:
Các doanh nghiệp không thuộc các đối tượng bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm có thể sử dụng Báo cáo kiểm toán tài chính để sử dụng cho các mục đích như:
Vay vốn tại các tổ chức tín dụng, ngân hàng;
Phục vụ mục đích đấu thầu;
Các mục đích khác …
Biện pháp cơ bản
Biện pháp cơ bản Luật Trần và Liên danh xác định, để có được một Báo cáo kiểm toán có chất lượng thì yếu tố con người luôn được đặt lên hàng đầu. Nhận thức được điều đó, trong quá trình hình thành và phát triển, Luật Trần và Liên danh luôn sử dụng một đội ngũ Kiểm toán viên, các chuyên gia có trình độ cao được đào tạo chính quy tại các Trường Đại học danh tiếng trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, việc tuân thủ các quy trình kiểm toán, Chuẩn mực kiểm toán, các văn bản pháp luật liên quan và đặc biệt là Quy trình soát xét nội bộ cũng là một yếu tố quyết định đến chất lượng của Báo cáo kiểm toán của Luật Trần và Liên danh.
Giá trị mà dịch vụ kiểm toán tại Gia Lai của Luật Trần và Liên danh đem lại
Dịch vụ tư vấn hoàn hảo, chuyên nghiệp;
Giúp các doanh nghiệp khắc phục những điểm còn tồn tại, hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, từ đó nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính và điều hành doanh nghiệp;
Hỗ trợ cho doanh nghiệp các chính sách, văn bản pháp luật mới nhất;
Tư vấn miễn phí các vấn đề doanh nghiệp quan tâm;
Cam kết về dịch vụ kiểm toán tại Gia Lai của chúng tôi
Thực hiện đầy đủ các điều khoản của hợp đồng đã ký kết;
Luôn đưa ra các giải pháp xử lý tình huống, Tư vấn kịp thời trong quá trình kiểm toán;
Phát hành Báo cáo kiểm toán đảm bảo chất lượng, đúng thời gian quy định và tuân thủ các Chuẩn mực kiểm toán;
Tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan khác ngoài nội dung của hợp đồng;
Vì sao nên lựa chọn dịch vụ kiểm toán tại Gia Lai của Luật Trần và Liên danh
Đủ điều kiện pháp lý kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
Có đội ngũ kiểm toán viên chuyên nghiệp;
Đáp ứng đủ nhân sự cho các cuộc kiểm toán;
Luôn giữ uy tín với khách hàng;
Tư vấn nhanh chóng, chính xác;
Bảo mật thông tin tuyệt đối;
Chi phí dịch vụ hợp lý nhất.
Trên đây là bài viết tư vấn về dịch vụ kiểm toán tại Gia Lai của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.