Đăng ký website bộ công thương

đăng ký website bộ công thương

Website nào phải đăng ký với Bộ Công Thương? Tại sao phải đăng ký website với Bộ Công Thương? Không thực hiện đăng ký website bộ công thương có bị xử phạt không? Thủ tục đăng ký website như thế nào?…Nếu bạn đang có những thắc mắc này thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết.

Tại sao phải đăng ký website/ ứng dụng với bộ công thương?

Nhiều người không biết tại sao phải đăng ký website với Bộ Công Thương. Cùng tìm hiểu các lý do dưới đây.

Được đảm bảo bởi Nhà nước

Khi website/ ứng dụng thực hiện thủ tục đăng ký website/ ứng dụng tức là website/ứng dụng này được thành lập và hoạt động một cách hợp pháp tại Việt Nam. Lúc này tất cả mọi hoạt động trên website/ứng dụng đều được hợp pháp hóa một cách công khai và minh bạch. Các quyền lợi cũng như lợi ích của website đều được bảo hộ theo quy định của pháp luật.

Khẳng định thương hiệu doanh nghiệp

Các website/ ứng dụng sau khi đăng ký sẽ được cung cấp một Logo có dòng chữ “Đã đăng ký” từ Bộ Công Thương có gắn link dẫn đến trang thông tin quản lý về thương mại điện tử của Bộ Công thương. Chỉ có các website/ ứng dụng đã thực hiện đăng ký mới có Logo này hiển thị trên website.

Việc này đã giúp thương hiệu của bạn được nâng cao bởi website của bạn đã tuân theo quy định của pháp luật.

Tăng độ uy tín cho website/ ứng dụng với khách hàng

Chỉ những website/ ứng dụng đã thực hiện đăng ký với Bộ Công thương mới có link dẫn đến thông tin website/ ứng dụng trên trang web quản lý của Bộ Công thương nên khách hàng có thể dễ dàng phân biệt, nhận dạng được đâu là website/ ứng dụng thật, đâu là website/ ứng dụng giả mạo.

Bên cạnh đó, khách hàng có thể thấy website/ ứng dụng tuân thủ đúng quy định của pháp luật qua đó thấy được quyền và lợi ích của chính khách hàng khi thực hiện giao dịch trực tuyến được đảm bảo bởi pháp luật. Từ đó, website/ ứng dụng sẽ tạo cho khách hàng sự tin tưởng, được bảo đảm khi mua bán, sử dụng dịch vụ của mình.

Tuân thủ pháp luật

Theo quy định Nghị định 52/2013/NĐ-CP trách nhiệm của thương nhận, tổ chức có website/ ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là phải đăng ký thiết lập website/ ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với Bộ Công thương.

Thương nhân, tổ chức có trách nhiệm tiến hành đăng ký với Bộ Công Thương về việc thiết lập website/ ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sau khi website/ ứng dụng đã được hoàn thiện với đầy đủ cấu trúc, tính năng và thông tin theo đề án cung cấp dịch vụ, đã hoạt động tại địa chỉ tên miền được đăng ký và trước khi chính thức cung cấp dịch vụ đến người dùng.

Quy định này thể hiện việc đăng ký website/ ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là bắt buộc, cần thực hiện trước khi hoạt động kinh doanh trên môi trường mạng. Điều này đảm bảo việc tuân thủ pháp luật của Chủ sở hữu website/ ứng dụng và ngăn chặn được rủi ro về mặt pháp lý cho website/ ứng dụng.

Website nào phải đăng ký với bộ công thương?

Những website/ ứng dụng thương mại điện tử cần đăng ký với bộ công thương là một trong những loại website/ ứng dụng sau đây:

Sàn thương mại điện tử

Sàn giao dịch thương mại điện tử là website/ ứng dụng thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, không phải chủ sở hữu website/ ứng dụng có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên website.

Sàn giao dịch thương mại điện tử không bao gồm các website/ ứng dụng giao dịch chứng khoán trực tuyến.

Ví dụ: shopee.vn; lazada.vn; tiki.vn; ….

Website/ ứng dụng khuyến mại trực tuyến

Website/ ứng dụng khuyến mại trực tuyến là website/ ứng dụng thương mại điện tử do một thương nhân hoặc tổ chức thiết lập để thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của những thương nhân, tổ chức khác theo các điều khoản của hợp đồng dịch vụ khuyến mại.

Ví dụ: daugiaso5.vn (daugiaviet.vn);

Website/ ứng dụng đấu giá trực tuyến

Website/ ứng dụng đấu giá trực tuyến là website/ ứng dụng thương mại điện tử cung cấp giải pháp cho phép những thương nhân, tổ chức không phải chủ sở hữu website/ ứng dụng có thể tổ chức đấu giá cho hàng hóa của mình trên website.

Ví dụ: vinid.net; shopee.vn;….

Xử phạt khi không đăng ký website/ ứng dụng

Đối với những trường hợp không thực hiện đăng ký website/ ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Cụ thể Nghị định 98/2020/NĐ-CP có quy định xử phạt như sau:

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi không đăng ký website/ ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

Thương nhân/ tổ chức vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm sẽ áp dụng hình phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng.

đăng ký website bộ công thương
đăng ký website bộ công thương

Đăng ký website/ ứng dụng với Bộ công thương có mất phí không

Hiện nay, Thương nhân/ tổ chức có thể thực hiện thủ tục đăng ký website/ ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử mà không cần nộp bất kỳ một khoản phí nào. Thủ tục này được thực hiện hoàn toàn miễn phí trên website quản lý về thương mại điện tử của Bộ công thương: online.gov.vn.

Thủ tục đăng ký website/ ứng dụng với bộ công thương

Để có thể đăng ký website với bộ công thương thì website phải đáp ứng được các điều kiện sau:

Có đẩy đủ thông tin về Chủ sở hữu website/ ứng dụng và các Thương nhân khác tham gia bán hàng trên website/ ứng dụng theo quy định của pháp luật.

Có đầy đủ các tính năng của một website/ ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

Chủ sở hữu website/ ứng dụng phải là Thương nhân hoặc tổ chức có ngành nghề kinh doanh phù hợp.

Khi đã đáp ứng đủ những điều kiện trên, Thương nhân/tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký theo quy trình như sau:

Bước 1: Truy cập trang web www.online.gov.vn

Bước 2: Đăng ký tài khoản

Để có thể đăng ký tài khoản, thương nhân/tổ chức cần chuẩn bị Mã số thuế và Bản scan giấy đăng ký kinh doanh (hoặc giấy tờ tương đương)

Thời gian để đăng ký tài khoản là 03 ngày làm việc

Xác nhận thông tin đăng ký: Sau khi gửi đăng ký tài khoản, nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ, Website quản lý về thương mại điện tử của Cục Thương mại điện tử và kinh tế số sẽ gửi email xác nhận đăng ký tài khoản thành công đến địa chỉ email được cung cấp trong hồ sơ.

Bước 3: Kê khai thông tin website/ ứng dụng

Bằng tài khoản đã đăng ký, Thương nhân/ tổ chức cần đăng ký website/ ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử kê khai các thông tin về website/ ứng dụng của mình. Kèm theo đó là hồ sơ đăng ký website/ ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

Bước 4: Sửa đổi bổ sung khi có yêu cầu

Thời gian xử lý hồ sơ đăng ký website/ ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là 07 ngày làm việc. Sau thời gian này nếu hồ sơ còn chưa hợp lệ theo quy định pháp luật, Hệ thống online.gov.vn sẽ gửi thông báo chi tiết nội dung cần sửa đổi.

Thương nhân/ tổ chức nhận được thông báo sửa đổi hồ sơ cần nộp lại hồ sơ đã sửa đổ theo yêu cầu.

Bước 5: Xác nhận đăng ký thành công từ bộ công thương

Sau 07 ngày làm việc, nếu hồ sơ sửa đổi bổ sung của Thương nhận/ tổ chức đã hợp lệ Cục thương mại điện tử và kinh tế số sẽ gửi thông báo Hồ sơ được duyệt bản online.

Bước 6: Nộp hồ sơ giấy đến Bộ công thương

Sau khi nhận được thông báo hợp lệ/ được duyệt hồ sơ online trên hệ thống online.gov.vn Thương nhân/ tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ bản giấy về Bộ công thương. Sau 05 ngày làm việc nếu hồ sơ sửa đổi bổ sung của Thương nhận/ tổ chức đã hợp lệ Cục thương mại điện tử và kinh tế số sẽ cung cấp cho Thương nhân/ tổ chức một mã gán.

Khi đó Thương nhân/ tổ chức có thể gán Logo “Đã đăng ký” lên website/ ứng dụng kèm theo mã gán vừa được cung cấp, tại logo này khi chọn Logo sẽ dẫn đến website/ ứng dụng quản lý về thương mại điện tử của Cục thương mại điện tử và kinh tế sô Online.gov.vn và có hiển thị thông tin đã đăng ký của website/ ứng dụng.

Đăng ký website/ ứng dụng với bộ công thương mất bao lâu

Theo quy trình đã nêu bên trên, thời gian để có thể đăng ký website/ ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là 12 ngày làm việc.

Những lưu ý khi đăng ký website/ ứng dụng với bộ công thương

Khi đăng ký website bạn cần lưu ý đến một số hành vi bị cấm khi hoạt động kinh doanh trên website thương mại điện tử được quy định tại điều 4 Nghị định 52/2013/NĐ-CP như sau:

Các hành vi bị cấm trong hoạt động thuơng mại điện tử:

Vi phạm về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử:

Tổ chức mạng lưới kinh doanh, tiếp thị cho dịch vụ thương mại điện tử, trong đó mỗi người tham gia phải đóng một khoản tiền ban đầu để mua dịch vụ và được nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc vận động người khác tham gia mạng lưới;

Lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh;

Lợi dụng danh nghĩa hoạt động kinh doanh thương mại điện tử để huy động vốn trái phép từ các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;

Cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử khi chưa đăng ký hoặc chưa được cấp phép theo các quy định của Nghị định này;

Cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử không đúng với thông tin trong hồ sơ đăng ký hoặc cấp phép;

Có hành vi gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi thực hiện các thủ tục thông báo thiết lập website thương mại điện tử, đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, đăng ký hoặc xin cấp phép các dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử.

Vi phạm về thông tin trên website thương mại điện tử:

Giả mạo thông tin đăng ký hoặc không tuân thủ các quy định về hình thức, quy cách công bố thông tin đăng ký trên website thương mại điện tử;

Sử dụng biểu trưng của các chương trình đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử khi chưa được những chương trình này công nhận;

Sử dụng các đường dẫn, biểu trưng hoặc công nghệ khác trên website thương mại điện tử để gây nhầm lẫn về mối liên hệ với thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;

Sử dụng đường dẫn để cung cấp những thông tin trái ngược hoặc sai lệch so với thông tin được công bố tại khu vực website có gắn đường dẫn này.

Vi phạm về giao dịch trên website thương mại điện tử:

Thực hiện các hành vi lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử;

Giả mạo thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để tham gia hoạt động thương mại điện tử;

Can thiệp vào hệ điều hành và trình duyệt Internet tại các thiết bị điện tử truy cập vào website nhằm buộc khách hàng lưu lại website trái với ý muốn của mình.

Các vi phạm khác:

Đánh cắp, sử dụng, tiết lộ, chuyển nhượng, bán các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác hoặc thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong thương mại điện tử khi chưa được sự đồng ý của các bên liên quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

Giả mạo hoặc sao chép giao diện website thương mại điện tử của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để kiếm lợi hoặc để gây nhầm lẫn, gây mất lòng tin của khách hàng đối với thương nhân, tổ chức, cá nhân đó”

Do đó nếu website vi phạm các hoạt động trên thì sẽ không thể đăng ký được với Bộ Công Thương.

Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn biết được website nào phải đăng ký với Bộ Công Thương cũng như các thủ tục đăng ký website. Nếu gặp khó khăn trong việc thực hiện liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hoặc đặt sử dụng dịch vụ thông báo, đăng ký website/ ứng dụng thương mại điện tử của Luật Trần và Liên Danh.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139