Đăng ký địa điểm kinh doanh tại Cần Thơ

đăng ký địa điểm kinh doanh tại Cần Thơ

Là một trong những tỉnh thành ở phía Nam có số lượng khu công nghiệp lớn và thị trường dân cư, sức mua hàng hóa tăng mạnh, biến đây trở thành nơi có tiềm năng để mở rộng hoạt động của công ty, làm nhu cầu đăng ký địa điểm kinh doanh tại Cần Thơ tăng lên đáng kể. Hiện nay, Luật Trần và Liên danh cung cấp dịch vụ tiến hành thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại Cần Thơ nói riêng với mức phí ưu đãi, dịch vụ phải chăng tới mọi khách hàng có nhu cầu.

1. Tại sao nên thành lập địa điểm kinh doanh tại Cần Thơ

Những lợi ích sau về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội sẽ là lý do chính đáng nếu quý khách hàng thành lập địa điểm kinh doanh tại Cần Thơ:

  • Cần Thơ nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long mang những đặc trưng cơ bản của một trung tâm đa chức năng, có sức lan tỏa kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vai trò quan trọng về quốc phòng – an ninh đối với Vùng và cả nước.
  • Cần Thơ là trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại – dịch vụ, du lịch, trung tâm giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghiệp trung tâm văn hóa và y tế, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế; là địa bàn trọng điểm giữ vị trí chiến lược về quốc phòng – an ninh của đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước.
  • Chất lượng và năng lực cạnh tranh của Thành phố từng bước được nâng lên. Hợp tác, liên kết về kinh tế trong và ngoài nước được tăng cường, không gian kinh tế ngày càng mở rộng, độ mở nền kinh tế thành phố ngày càng lớn. Các nguồn lực xã hội tiếp tục được huy động phát huy, hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư và mở rộng, từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển.

2. Căn cứ pháp lý

– Luật doanh nghiệp 2020;

– Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp;

– Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp

3. Địa điểm kinh doanh là gì

Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh cụ thể, trước đây, theo Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định địa điểm kinh doanh được cấp trong 01 nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên theo Luật doanh nghiệp 2020 quy định địa điểm kinh doanh sẽ được cấp một Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh riêng.

“Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh”.

Như vậy, theo Nghị định 108/2018/NĐ-CP doanh nghiệp có quyền thành lập địa điểm kinh doanh ở bất cứ đâu, trong phạm vi cùng tỉnh với trụ sở chính hoặc đặt địa điểm kinh doanh tại các tỉnh thành khác nhau.

Quy định này mở rộng quyền phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp so với trước đây. Cụ thể  có thể hiểu như sau:

– Thành lập địa điểm kinh doanh cùng phường với trụ sở chính của công ty;

– Thành lập địa điểm kinh doanh cùng quận với trụ sở chính công ty;

– Thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh với trụ sở chính công ty;

– Thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở chính của công ty.

Ưu điểm địa điểm kinh doanh

Thành lập địa điểm kinh doanh có rất nhiều ưu điểm hơn so với chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện. Cụ thể:

+ Địa điểm kinh doanh không có mã số thuế mà chỉ có mã số đơn vị trực thuộc.

+ Các loại thuế đối với địa điểm kinh doanh cũng rất đơn giản. Địa điểm kinh doanh chỉ nộp thuế môn bài hằng năm là 1.000.000, VNĐ.  Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 156. Khai thuế môn bài quy định: “1. Người nộp thuế môn bài nộp Tờ khai thuế môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.”

+ Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh đơn giản, nhanh chóng hơn.

+ Khi chấm dứt địa điểm kinh doanh: Trường hợp doanh nghiệp không có nhu cầu muốn kinh doanh lại địa điểm kinh doanh đã đăng ký thì làm thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh, thủ tục rất gọn nhẹ, nhanh chóng thường chỉ từ 05-07 ngày làm việc thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh đặt trụ sở; không phải làm các thủ tục chốt thuế hay trả con dấu chấm dứt hoạt động như chi nhánh, Văn phòng đại diện.

Nhược điểm của địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh không có quyền đăng ký con dấu riêng và phải kê khai thuế phụ thuộc công ty mẹ và không có tư cách pháp nhân.

VD: Công ty TNHH kinh doanh dịch vụ ABC chuyên kinh doanh dịch vụ cung cấp đồ uống đặt trụ sở tại Cần Thơ. Công ty hiện mở rất nhiều quán đồ uống trên địa bàn Tỉnh Cần Thơ. Do đó, Công ty TNHH kinh doanh dịch vụ ABC  đang thực hiện hoạt động kinh doanh ngoài trụ sở nên công ty cần đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Cần Thơ cho tất cả các địa chỉ của địa điểm đó.

đăng ký địa điểm kinh doanh tại Cần Thơ

đăng ký địa điểm kinh doanh tại Cần Thơ

4. Thời điểm nào phải làm thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh tại Cần Thơ

­- Khi doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài địa chỉ trụ sở chính thì doanh nghiệp phải có nghĩa vụ gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh (Theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP). Cùng với đó theo Điều 37 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì hành vi kinh doanh ở địa điểm mà không thông báo với Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000.

5. Những lưu ý khi đăng ký địa điểm kinh doanh tại Cần Thơ

5.1. Tên của địa điểm kinh doanh nên đặt như thế nào ?

– Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

– Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.

– Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại địa điểm kinh doanh.

– Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.

– Phần tên riêng trong địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.

5.2. Trụ sở địa điểm kinh doanh nên đặt ở đâu là phù hợp ?

– Không đặt địa chỉ địa điểm kinh doanh không đúng chức năng như Căn hộ chung cư có mục đích để ở; Nhà tập thể có diện tích sử dụng chung; Trên diện tích đất đang quy hoạch hay đất không đúng mục đích sử dụng như đất rừng, đất nông nghiệp…

– Địa chỉ địa điểm kinh doanh  phải đảm bảo công ty được phép sử dụng hợp pháp. Nếu đi thuê, mượn phải có hợp đồng thuê, mượn.

– Địa chỉ địa điểm kinh doanh phải đảm bảo ghi chi tiết cụ thể, rõ ràng. Ghi rõ số nhà ( Thôn, xóm), ngõ, phố ( Đường), phường ( Xã), Quận ( Huyện), Tỉnh ( Thành phố)

– Khi đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Cần Thơ đảm bảo có hoạt động thực tế tại địa chỉ đó tránh tình trạng không hoạt động tại đó.

5.3. Người đứng đầu địa điểm kinh doanh là ai ?

– Người đứng đầu địa điểm kinh doanh là người do doanh nghiệp tin tưởng bổ nhiệm để quản lý, điều hành hoạt động của địa điểm kinh doanh và chịu trách nhiệm về hoạt động của địa điểm kinh doanh trước ban lãnh đạo công ty.

– Người đứng đầu địa điểm kinh doanh phải đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Tức người này phải từ đủ 18 tuổi trở lên.

– Người đứng đầu địa điểm kinh doanh không nhất thiết phải là người có hộ khẩu hay sinh sống tại nơi đặt địa điểm kinh doanh mà có thể ở nơi khác 

– Người đứng đầu địa điểm kinh doanh có thể đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc người đứng đầu chi nhánh công ty

– Trong quá trình hoạt động người đứng đầu chi nhánh có thể thay đổi từ người này sang người khác nhưng khi có sự thay đổi thì phải thực hiện thông báo tới Sở KH -Đầu tư nơi đặt địa điểm kinh doanh

5.4. Cách chọn ngành nghề của địa điểm kinh doanh 

– Khi chọn ngành nghề kinh doanh cho địa điểm kinh doanh  cần đăng ký những ngành nghề trong phạm vi của công ty chủ quản. Nghĩa là ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh có thể trùng với ngành nghề của công ty chủ quản hoặc ít hơn ngành nghề của công ty chủ quản.

– Nếu địa điểm kinh doanh muốn hoạt động những ngành nghề mà công ty chủ quản chưa có thì phải bổ sung nghành nghề kinh doanh của công ty trước sau đó mới đăng ký ngành nghề kinh doanh cho địa điểm kinh doanh  được.

– Ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh phải đảm bảo tuân theo quy định của pháp luật về ngành nghề kinh doanh thường và ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

6. Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh tại Cần Thơ

– Quy trình thực hiện:

Doanh nghiệp kê khai và gửi hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh bằng hình thức trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh

Thẩm quyền: Phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Cần Thơ nơi đặt địa điểm kinh doanh

Trên đây là bài viết về đăng ký địa điểm kinh doanh tại Cần Thơ của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

 

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139