Công ty được xây dựng, phát triển dựa trên đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, giàu kinh nghiệm, đam mê và tận tâm sâu sắc với nghề. Công ty Luật Trần và LIên danh tư vấn chuyên sâu Lĩnh vực pháp luật dân sự, đất đai, hôn nhân gia đình, thừa kế, hợp đồng, doanh nghiệp và thương mại, sở hữu trí tuệ, hình sự, hành chính. Bằng kinh nghiệm và sự tận tâm, chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ tốt nhất cho quý khách. Cùng Luật Trần và LIên danh tìm hiểu về công ty luật, văn phòng luật sư uy tín tại Bình Thuận ngay sau đây.
Trong xây dựng một công ty luật, văn phòng luật sư uy tín tại Bình Thuận thì hình ảnh, vai trò cũng như hoạt động của luật sư bao giờ cũng là điều đặc biệt quan trọng. Nó là minh chứng rõ ràng nhất cho những đánh giá, sự tín nhiệm của khách hàng đối với một công ty luật.
Chúng ta đều biết, tư vấn pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo môi trường pháp lý an toàn, tin cậy cho hoạt động của đời sống – xã hội.
Trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, nghề luật sư thực hiện chức năng tư vấn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống được pháp luật điều chỉnh, giúp khách hàng soạn thảo các văn bản pháp lý, hướng dẫn khách hàng những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của họ khi thực hiện các giao dịch và cách xử sự theo đúng pháp luật.
Việc tư vấn pháp luật góp phần không nhỏ trong việc hạn chế những tranh chấp có thể xảy ra trong đời sống xã hội, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật và nâng cao sự hiểu biết pháp luật của người dân trong xã hội.
Đặc biệt trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động tư vấn pháp luật được coi là một loại hình dịch vụ nghề nghiệp được điều chỉnh bằng các quy định pháp luật về hành nghề luật sư và các luật lệ về kinh doanh.
Tư vấn pháp luật cung cấp thông tin pháp luật, giải thích pháp luật cho doanh nghiệp và định hướng hành vi của doanh nghiệp trong những điều kiện, hoàn cảnh pháp luật đã dự liệu trước.
Đây là khả năng của luật sư nhìn thấy sự khác biệt giữa pháp luật với đời sống kinh tế – xã hội và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, luật sư đưa ra những lời khuyên pháp luật nhằm đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích vượt chi phí tư vấn pháp luật, phòng ngừa những tranh chấp và những rủi ro pháp lý khác trong quá trình kinh doanh của họ.
Công ty luật, văn phòng luật sư uy tín tại Bình Thuận – Cánh cửa kết nối pháp luật cho khách hàng
Bất cứ cá nhân, tổ chức muốn nắm bắt các chính sách, quy định của pháp luật một cách kịp thời, nhanh chóng các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến hoạt động của mình đều có thể kết nối với công ty luật, văn phòng luật sư uy tín tại Bình Thuận – Luật Trần và LIên danh.
Khác với những hình thức tư vấn pháp luật khác, luật sư tư vấn online có những ưu điểm sau:
Giúp khách hàng tiết kiệm thời gian;
Một trong những đối tượng chủ yếu tiếp cận kiến thức pháp lý thường xuyên đó là các doanh nghiệp, nhà kinh doanh. Đối với nhóm đối tượng này, quỹ thời gian của họ tương đối hạn hẹp.
Cho nên, khó có thể lúc nào phát sinh tranh chấp, mâu thuẫn, khó khăn đều tìm đến các Văn phòng Luật hoặc công ty tư vấn. Cho nên, hình thức tư vấn pháp luật online sẽ khắc phục được nhược điểm này.
Đáp ứng được nhu cầu kết nối thông tin tới luật sư nhanh chóng và kịp thời, giúp xử lý các tình huống cấp bách;
Bạn đang tham gia giao thông và bị xử phạt hành chính vô lý. Bạn phân vân không biết việc ký vào Biên bản vi phạm hành chính và Quyết định xử phạt vi phạm hành chính có khiến bạn bị bất lợi hay không.
Giúp khách hàng định hướng việc sử dụng dịch vụ pháp lý;
Việc tư vấn pháp luật online ngoài những ưu điểm tuyệt vời nêu trên, khách hàng sẽ đánh giá được khả năng của mình trong việc thực hiện công việc đó.
Trên cơ sở tư vấn pháp luật của công ty luật, văn phòng luật sư uy tín tại Bình Thuận – Luật Trần và LIên danh, khách hàng sẽ được gợi ý về các dịch vụ pháp lý hiệu quả, phù hợp với mong muốn và khả năng của khách hàng.
Nội dung pháp lý đa dạng mà công ty luật, văn phòng luật sư uy tín tại Bình Thuận – Luật Trần và Liên danh cung cấp cho khách hàng
– Tư vấn luật dân sự, pháp luật thừa kế di chúc, pháp luật về Hợp đồng và các giao dịch, tranh chấp dân sự khác theo quy định pháp luật;
– Tư vấn luật hình sự và quy định liên quan đến tố tụng hình sự (cấu thành tội phạm, khung hình phạt, tội danh, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng trách nhiệm;
– Tư vấn luật đất đai (tranh chấp đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mua bán, chuyển nhượng quyền sở hữu nhà, đất, thu hồi đất đai, bồi thường về đất, hỗ trợ tái định cư…);
– Tư vấn luật hôn nhân gia đình (kết hôn và điều kiện kết hôn, thủ tục ly hôn, quyền nuôi con sau ly hôn, vấn đề tài sản chung, tài sản riêng vợ chồng…);
– Tư vấn pháp luật về doanh nghiệp (thành lập, sửa đổi, sáp nhập, giải thể…);
– Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ (bảo hộ logo, bản quyền, sáng chế, xử lý vi)
– Tư vấn pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Xin cấp, Điều chỉnh GCN Đầu tư, lập Công ty liên doanh…),
– Tư vấn pháp luật về giấy phép con (GP an toàn vệ sinh thực phẩm, đăng ký mã vạch, giấy phép ICP, Mạng XH trực tuyến, công bố mỹ phẩm, sàn giao dịch TM điện tử…).
– Tư vấn pháp luật về Thuế (quy định pháp luật về kê khai thuế, kế toán thuế, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng…);
– Tư vấn pháp luật về bảo hiểm y tế, quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia bảo hiểm y tế, mức chi trả tối đa cho 1 người bệnh qua bảo hiểm y tế, dịch vụ y tế nào được bảo hiểm chi trả;
– Tư vấn bảo hiểm xã hội, quyền lợi và nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm xã hội, chế độ nghỉ khi tham gia bảo hiểm, lương hưởng bảo hiểm xã hội…vv
– Tư vấn bảo hiểm thất nghiệp, chế độ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, thời hạn tối đa nhận bảo hiểm thất nghiệp, địa điểm và thủ tục đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp
– Tư vấn chế độ thai sản, thời gian nghỉ hưởng thai sản, mức chi trả bảo hiểm thai sản..vv
– Tư vấn luật lao động, pháp luật về bảo hiểm.
Văn hóa, đạo đức của nghề luật sư tại công ty luật, văn phòng luật sư uy tín tại Bình Thuận
Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ giữa con người với nhau và đối với xã hội. Đạo đức nghề nghiệp của luật sư bao gồm các quy định chung về đạo đức của bản thân luật sư trong các mối quan hệ giữa luật sư với khách hàng, với cơ quan nhà nước và với đồng nghiệp.
Mỗi luật sư phải ý thức được sứ mệnh của mình, biết giữ gìn phẩm chất và danh dự nghề nghiệp. Tạo niềm tin và sự kính trọng từ khách hàng, từ đó tôn vinh nghề luật sư.
Luật sư là người hành nghề liên quan đến lĩnh vực pháp luật, bằng kiến thức pháp luật, kỹ năng nghề nghiệp của cá nhân, luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của khách hàng cung cấp các dịch vụ pháp lý như: tư vấn pháp luật, soạn thảo văn bản, tổ chức đàm phán, thương lượng về các vấn đề pháp luật và có thể đại diện cho thân chủ hoặc bảo vệ quyền lợi của thân chủ trước tòa án trong quá trình tiến hành tố tụng.
Người muốn hành nghề luật phải được công nhận là luật sư. Thông thường trên thế giới không đưa ra khái niệm luật sư mà chỉ quy định về tiêu chuẩn để trở thành luật sư. Tiêu chuẩn phổ biến để được công nhận luật sư là: công dân ở nước sở tại; có bằng cử nhân luật; có phẩm chất đạo đức tốt.
Luật Luật sư ra đời đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế luật sư ở nước ta đồng thời tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của luật sư và nghề luật sư đối với quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong thời kỳ mới.
Theo Luật Luật sư, một người muốn trở thành luật sư phải hội đủ các tiêu chuẩn: “là công dân Việt Nam trung thành với tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư và có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư”.
Luật sư là người hoạt động khoa học pháp lý ở vị trí người hướng dẫn pháp luật và đạo lý cho người khác, luôn luôn lấy việc bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải và công bằng xã hội làm mục tiêu cao quý.
Trước khi là một luật sư thì chính bản thân phải rèn luyện được đức tính độc lập, trung thực, khách quan, nhiệt tình trong công việc, không ngại khó, ngại khổ, không dồn trách nhiệm cho đồng nghiệp, cho người khác. Luật sư phải độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, không vì lợi ích vật chất, tinh thần hoặc bất kỳ áp lực nào khác để làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp.
Luật sư có nghĩa vụ phát huy truyền thống tốt đẹp của nghề luật sư, thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, giữ gìn phẩm chất và uy tín nghề nghiệp; thái độ ứng xử đúng mực, có văn hóa trong hành nghề và lối sống để xứng đáng với sự tin cậy, tôn trọng của xã hội đối với luật sư và nghề luật sư.
Là người thừa hành pháp luật, am tường các quy định của pháp luật, luật sư phải là người tuân thủ pháp luật, không được trực tiếp hay gián tiếp làm bất cứ những việc gì gây ảnh hưởng bất lợi hoặc khả năng làm ảnh hưởng bất lợi đến tính độc lập, liêm chính và uy tín của luật sư.
Luật sư không được tư vấn hoặc giúp đỡ khách hàng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc gian trá. Thông thường luật sư phải từ chối hoặc rút lui khỏi một vụ việc nếu khách hàng yêu cầu luật sư làm một việc phạm pháp hoặc vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
Để tạo vị thế của luật sư với xã hội và niềm tin với khách hàng, luật sư phải có nghĩa vụ tôn trọng sự lựa chọn luật sư của khách hàng. Luật sư chỉ nhận những vụ việc theo khả năng của mình và thực hiện vụ việc theo phạm vi yêu cầu của khách hàng.
Không được nhận việc nếu có xung đột hoặc có nguy cơ xung đột vì quyền lợi với khách hàng khác. Trong quan hệ với khách hàng luật sư không nên để áp lực tài chính ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa luật sư và khách hàng của mình nên tách bạch hai vấn đề thì việc luật sư cung cấp cho khách hàng những lời khuyên mới vô tư và trong sáng.
Một nguyên tắc cơ bản trong quan hệ luật sư với khách hàng là luật sư phải giữ bí mật thông tin liên quan đến việc đại diện cho khách hàng. Luật sư rất cần sự trung thực của khách hàng, bên cạnh đó khách hàng cũng cần luật sư biết giữ gìn bí mật cho mình. Đây là nghĩa vụ của luật sư điều này rất cần thiết nếu muốn ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến yêu cầu luật sư bảo vệ mình.
Đạo đức của mỗi luật sư thể hiện nhiều trong mối quan hệ giữa luật sư với những đồng nghiệp của mình. Đây là mối quan hệ hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các luật sư nhằm nâng cao các hoạt động nghiệp vụ và phục vụ khách hàng được tốt hơn.
Từ những lý do đó rất cần sự đoàn kết giữa các luật sư. Vì vậy luật sư không được làm mất uy tín của nhau bằng việc tự đề cao mình và phải thận trọng trong việc phê phán hoặc chỉ trích luật sư khác.
Quan hệ đồng nghiệp là lĩnh vực được điều chỉnh bởi quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư và nó thể hiện được tính tự quản trong hoạt động nghề nghiệp của luật sư.
Cùng với vai trò là người hướng dẫn pháp luật, vai trò của luật sư cũng không thể thiếu trong hoạt động phản biện. Sức mạnh của luật sư là những lý luận mang tính phản biện. Hoạt động của luật sư cần đảm bảo sao cho tính chất phản biện của mình có khoảng cách rõ nét không để lẫn lộn với ngụy biện. Đó cũng là nền tảng của đạo đức nghề nghiệp luật sư
Ở Việt Nam hiện nay, nghề luật sư đang dần khẳng định được vai trò quan trọng, tuy nhiên trong các văn bản pháp lý cũng như quan niệm của cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng và quan niệm của doanh nghiệp, người dân thì vai trò của luật sư chưa được coi trọng xứng với tầm thực tế của luật sư.
Đó cũng là một trong những lý do ảnh hưởng đến đạo đức và văn hóa nghề nghiệp của luật sư Việt Nam.
Để góp phần tạo nên một nét văn hóa riêng của nghề luật sư, mỗi luật sư phải có nhìn nhận đúng mực về nét văn hóa tư pháp nói chung và và phong cách văn hóa nói riêng của nghề luật sư.
Muốn làm được điều này, những người trong nghề luật sư phải thực sự yêu nghề nghiệp mình đã chọn lựa. Mỗi luật sư ai cũng có trách nghiệm phát huy và duy trì những điểm sáng của nghề, phải có ý thức giữ gìn đạo đức, phẩm giá của mình, giữ mối quan hệ tốt với mọi người, với đồng nghiệp.
Bên cạnh đó nhà nước cần quan tâm hơn nữa đối với nghề luật sư chẳng hạn như: Luật hóa văn hóa tư pháp nói chung văn hóa nghề nghiệp luật sư nói riêng nhằm nâng cao vị thế của luật sư trong xã hội.
Trong các giải pháp hoàn thiện lực lượng bổ trợ tư pháp, việc đào tạo nghề luật sư cần được chú trọng, quan tâm hơn, cũng như nên bố trí thêm thời gian, nội dung để các học viên học về đạo đức và văn hóa của nghề nghiệp luật sư.
Từ đó mới hình thành một đội ngũ luật sư thật sự có đạo đức, văn hóa và tài giỏi, đương đầu với những vi phạm, tranh chấp tiềm ẩn trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Trên đây là bài viết tư vấn về công ty luật, văn phòng luật sư uy tín tại Bình Thuận của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí.