Công ty độc quyền là gì

cong ty doc quyen la gi

Hiện nay chúng ta không khó để có thể nhìn thấy những sản phẩm được gọi là độc quyền của một công ty nào đó trên thị trường và điều đó có nghĩa nó là duy nhất với giá thành do công ty đề ra để có thể thu lợi từ sản phẩm đó. Để hiểu rõ hơn về Công ty độc quyền là gì? Các biện pháp kiểm soát độc quyền?

Công ty độc quyền là gì? 

Công ty độc quyền có thể hiểu đây là hiện tượng được xuất hiện trên thị trường trong trường hợp một công ty hoặc một nhóm các công ty liên kết với nhau nhằm mục đích để chiếm vị trí duy nhất trong một lĩnh vực nhất định như cung ứng sản phẩm cụ thể nào đó, dịch vụ ra thị trường, theo đó việc “độc quyền” của sản phẩm cho phép họ kiểm soát toàn bộ lượng sản phẩm bán ra thị trường, giá bán và khoản lợi nhuận thu được từ sản phẩm, dịch vụ cụ thể đó. Nhìn chung thì độc quyền cung có những lợi ích như giúp nhiều công ty chiếm được ưu thế lớn trên thị trường, không thể không kể tới những ngành nghề, sản phẩm thiết yếu. Bên cạnh đó còn giúp cho các công ty hạn chế được tối đa sự cạnh tranh đến từ các đối thủ khác trên thị trường.

Nhìn chung trên thực tế có thể thấy độc quyền được xác định là hậu quả tất yếu sẽ xảy đến trong quá trình cạnh tranh không được định hướng và chịu sự điều chỉnh của bất cứ yếu tố nào với việc phát điểm từ việc tôn trọng sự cạnh tranh lành mạnh, nhiều thành phần bắt đầu chuyển dịch sang quá trình cạnh tranh không lành mạnh, tức là sẽ phát sinh ra những vấn đề như đòi hỏi những công ty khác cần phải tạo ra sự độc quyền cho chính minh trong thị trường cung ứng sản phẩm, dịch vụ.

Các biện pháp kiểm soát độc quyền:

Biện pháp thứ nhất, chúng tôi cho rằng để kiểm soát việc độc quyền thì cần phải tiếp tục đổi mới nhận thức về cạnh tranh, phải thống nhất quan điểm đánh giá vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế đối với thị trường nước ta. Theo đó nên coi cạnh tranh trong nền kinh tế pháp luật hợp thức là động lực của sự phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty. Xác định một cách rõ ràng và hợp lý vai trò của Nhà nước cũng như vai trò chủ đạo của các công ty Nhà nước trong nền kinh tế, hạn chế bớt những công ty Nhà nước độc quyền kinh doanh để có thể tạo ra môi trường cạnh tranh thúc đẩy phát triển kinh tế.

Để làm được như vậy cần có những chính sách để thúc đẩy nhanh quá trình cải cách công ty Nhà nước, đẩy nhanh quá trình cải cách công ty Nhà nước. Giảm thiểu đi sự độc quyền của các công ty Nhà nước, các rào cản đối với các công ty thuộc các thành phần kinh tế cần được tháo gỡ dần nhằm giảm giá thành sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh chung của toàn bộ nền kinh tế, tăng tính hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài, Bên cạnh đó có thể giảm gánh nặng cho ngân sách quốc gia.

Biện pháp thứ hai, cần đề ra quy định hợp lý để có thể cải tổ pháp luật về cạnh tranh để cho cơ chế cạnh tranh được vận hành một cách thuần thục nhất và cần hạn chế những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường. Tạo các điều kiện ra nhập và rút lui khỏi thị trường để khuyến khích các nhà đầu tư tham gia sản xuất kinh doanh. Theo đó thì vấn đề việc hình thành nên khung pháp lý chung cho các loại hình kinh doanh thuộc các khu vực kinh tế khác nhau là điều cần thiết. Việc cải tổ pháp luật về cạnh tranh cần phải sửa đổi từ quy trình ban hành pháp luật.

Giải pháp thứ ba, tiến hành thực hiện xây dựng một cơ quan chuyên trách theo dõi, giám sát các hành vi liên quan đến cạnh tranh và độc quyền vì điều đó sẽ làm giảm đi sụ cạnh tranh nên nền kinh tế rất có thể sẽ bị đi xuống vì không có động lực. Theo đó cần soát lại và hạn chế bớt số lượng các lĩnh vực độc quyền, kiểm soát giám sát độc quyền chặt chẽ hơn. Nhà nước cần giám sát chặt chẽ hơn các hành vi lạm dụng của các công ty lớn để cho những công ty khác cung có cư hôi phát triển đồng đều. Cần phải đổi mới chế độ chứng từ, kế toán kiểm toán để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giám sát tài chính của các công ty.

Giải pháp thứ tư đó là cần thực hiện những kế hoạch cải thiện môi trường thông tin và pháp luật theo hướng minh bạch và kịp thời hơn, bên cạnh đó cũng phải nhanh chóng cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty tham gia cạnh tranh.

Giải pháp thứ sáu đó là trách nhiệm của Nhà nước cần phải có luật cạnh tranh với mục đích đảm bảo và duy trì môi trường cạnh tranh. Nội dung luật cạnh tranh cũng cần được thường xuyên nghiên cứu, thay đổi những nội dung còn bất cập hay con những hạn chế khi thực hiện trên thực tế để quy định và thực tế cho phù hợp với những biến động của môi trường cạnh tranh trong nước cũng như những yếu tố liên quan đến nước ngoài.

Giải pháp thứ bảy đoa là o nước ta cần thành lập các hiệp hội người tiêu dùng với những hoạt động chủ yếu như những hoạt động liên quan tới việc cung cấp thông tin phục vụ người tiêu dùng và kịp thời phát hiện những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường. Các hiệp hội này sẽ là đối trọng của các công ty khống chế thị trường. Kinh nghiệm các nước cho thấy hoạt động bảo vệ lợi ích người tiêu dùng hỗ trợ rất tốt cho việc duy trì tốt môi trường cạnh tranh lành mạnh. Theo đó có thể thực hiện bảo vệ lợi ích người tiêu dùng và cạnh tranh là 2 vấn đề liên quan mật thiết đến nhau

Như vậy từ những giải pháp chúng tôi đề ra như trên có thể thấy để kiểm soat tốt hơn tình trạng dộc quyền hiện nay của các công ty trên thị trường phải kết hợp rất nhiều yếu tố và nội dung dựa trên quy định của pháp luật để có thể thực hiện đẩy mạnh cạnh tranh lành mạnh theo đó thị trường mới có những bước tiến mới. Những giải pháp trên đây mang tính chất đề ra những hướng tích cực trong kiểm soát độc quyền, bởi nếu lạm dụng việc độc quyền thì sẽ gây ra những hậu quả rất lớn cho nền kinh tế.

Ưu và nhược điểm của độc quyền:

Uư điểm:

– Thứ nhất về quy mô kinh tế thì các công ty chiếm vị thế độc quyền có thể được hưởng phần lợi ích lớn từ việc quy mô kinh tế, tức là mở rộng về quy mô kinh tế, dẫn đến việc chi phí sẽ thấp hơn so với mặt bằng chung, điều này sẽ có thể giúp cho cộng đồng người tiêu dùng có thể sử dụng các mặt hàng có tính “độc quyền” với mức giá rẻ hơn.

– Thứ hai về nghiên cứu và phát triển chúng ta có thể hiểu bản chất của sự độc quyền là gì nên những công ty độc quyền sẽ tận dụng tôi đa để thu được lợi nhuận từ việc kinh doanh độc quyền này sau đó đầu tư vào quá trình nghiên cứu, phát triển và đồng thời còn có thể tiến hành tích lũy khoản tài chính lớn để sử dụng vào những thời điểm khó khăn.

Thứ ba, khi có được sức mạnh độc quyền thì điều đương nhiên đó là các công ty sẽ dễ dàng đạt được và giữ vững được sự độc quyền của họ khi đã làm tốt hơn các đối thủ của họ trong cùng một ngành nghề đó. Đồng nghĩa với việc danh tiếng của họ cũng sẽ lớn mạnh và có sức lan tỏa rộng lớn hơn rất nhiều so với các công ty khác trong cùng một lĩnh vực.

Nhược điểm:

Nhược điểm của độc quyền có thể dễ ràng nhìn thấy đó là duy trì tính độc quyền trên thi trường nên khiến cho những đối thủ cạnh tranh khác không thể gia nhập vào thị trường. Điều này đã tạo chỗ đứng tuyệt đối cho những công ty độc quyền, tuy nhiên lại khiến cho thị trường phân phối sản phẩm và phân khúc người dung không đạt được hiệu quả cao như mong đợi. Bên cạnh đó thì việc chiếm giữ thị trường quá lâu nên sẽ không tạo ra được động lực đổi mới cho những công ty độc quyền. Đồng nghĩa với việc khi những công ty đối thủ đang tiến hành cải tiến, nâng cao sản phẩm của mình và ngày càng đạt được vị thế trong lòng người tiêu dùng thì những công ty độc quyền khi này sẽ dề dàng bị tụt lùi về phía sau.

Trên thực tế ở các công ty tông tại điều này có thể thấy sự độc quyền đi kèm với giá phân phối sản phẩm quá cao đã làm hạn chế đối tượng người tiêu dùng, đồng thời trong một thị trường độc quyền thì chính người tiêu dùng lại không có quá nhiều sự lựa chọn cho chính sản phẩm mà họ sẽ sử dụng, điều này về lâu dài sản tạo ra sự khó chịu cho chính người tiêu dùng.

cong ty doc quyen la gi
công ty độc quyền là gì

Yếu tố để trở thành công ty độc quyền?

Có 5 yếu tố chính để độc quyền trong lĩnh vực mà mình kinh doanh, bao gồm:

– Công ty phải đạt quy mô kinh tế toàn quốc hoặc toàn cầu.

– Công ty sở hữu bản quyền về nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp hoặc kỹ thuật… thuộc lĩnh vực đang kinh doanh.

– Công ty có khả năng kiểm soát mạnh đối với nguyên, vật liệu đầu vào liên quan đến quy trình sản xuất sản phẩm thuộc ngành nghề đang kinh doanh.

– Công ty độc quyền một số lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của chính phủ.

– Công ty trực thuộc quản lý của chính phủ.

Quy định hạn chế đối với công ty độc quyền:

Bên cạnh những lợi ích thương mại thì các công ty cũng phải chịu những hạn chế từ bộ Luật cạnh tranh, bao gồm:

– Cấm áp đặt giá mua bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng.

– Cấm việc hạn chế sản xuất, phân phối, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ.

– Cấm áp dụng các điều kiện thương mại gây khó khăn cho các công ty khác tham gia.

– Cấm áp đặt các điều kiện ngăn cản hoặc loại bỏ công ty khác mở rộng thị trường.

– Cấm áp đặt các điều kiện gây bất lợi cho người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ.

– Cấm lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết.

Nếu Quý khách hàng cần hỗ trợ về nội dung công ty độc quyền là gì, hãy liên hệ ngay Luật Trần và Liên Danh chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý uy tín liên quan đến: Thừa kế; Đất đai; Công ty; Hôn nhân – Gia đình;….

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139