Đóng thuế là nhiệm vụ bắt buộc mà bất kể một doanh nghiệp nào ngay từ khi bắt đầu hoạt động cũng phải thực hiện. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chi phí vận hành cho bộ phận kế toán thường được đẩy lên quá cao.
Hiểu được nỗi khó khăn của khách hàng, Luật Trần và liên danh có dịch vụ về giải pháp kế toán thuế trọn gói. Hỗ trợ khách hàng mọi mặt trong vấn đề về kế toán và thuế. Cũng nhờ đó mà khách hàng tiết kiệm được chi phí vận hành doanh nghiệp và tập trung kinh doanh tốt hơn.
Hiện tại chúng tôi đã hỗ trợ cho khách hàng về vấn đề kế toán thuế doanh nghiệp tại Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khắp cả nước.
Vì sao nên công ty dịch vụ kế toán thành phố hcm?
Tiết kiệm chi phí nhân sự
Đối với các doanh nghiệp lớn, bộ phận kế toán hầu như là bắt buộc phải có. Tuy nhiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì công việc kế toán không có quá nhiều và không liên tục. Do đó đối với các doanh nghiệp này việc thuê đội ngũ kế toán sẽ mang đến sự lãng phí. Để tối ưu hóa chi phí vận hành, tiết kiệm chi phí nhân sự thì sử dụng dịch vụ kế toán thuế thành phố hcm trọn gói là một giải pháp đáng thực hiện.
Không cần đầu tư văn phòng và thiết bị
Không chỉ chi phí về nhân sự là kế toán, việc thành lập phòng kế toán đòi hỏi cần tốn chi phí mặt bằng, máy tính và các phần mềm với chi phí khá cao. Hơn thế nữa doanh nghiệp còn phải trả tiền vận hành và bảo trì khi sử dụng các thiết bị. Nếu sử dụng dịch vụ kế toán thuế thành phố hcm thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được khoản chi phí này.
Nghiệp vụ kế toán chuyên nghiệp hạn chế sai sót
Kinh nghiệm của nhân viên kế toán khi thành lập bộ phận kế toán cũng là một vấn đề. Đặc biệt đối với các thủ tục về kế toán thuế đòi hỏi yêu cầu độ chính xác cao.
Các nhân viên tại Dịch vụ kế toán thuế Luật Trần và Liên danh có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực kế toán, thành thạo tất cả các công cụ, giải quyết các vấn đề phát sinh. Sai sót luôn được hạn chế ở mức thấp nhất.
Mang tính ổn định cho doanh nghiệp
Khi quy mô kinh doanh của doanh nghiệp thay đổi thì yêu cầu bộ phận kế toán cũng thay đổi. Lúc này cần tuyển thêm hoặc cắt giảm nhân sự. Sử dụng dịch vụ kế toán trọn gói sẽ đảm bảo tính ổn định cho doanh nghiệp.
Cập nhật nhanh chóng các điều luật để thực hiện chuẩn xác
Tại Luật Trần chúng tôi luôn nắm bắt các thông tin về luật thuế nhanh nhất, đảm bảo dịch vụ cho khách hàng luôn chuẩn xác.
Doanh nghiệp phải đóng những loại thuế nào?
Khi đi vào hoạt động doanh nghiệp phải đóng các loại thuế sau đây:
Thuế môn bài
Thuế môn bài có thể hiểu là mức thuế cá nhân, tổ chức khi hoạt động kinh doanh phải đóng hàng năm cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp dựa vào vốn điều lệ được ghi trên giấy phép kinh doanh hoặc dựa trên mức doanh thu đạt được.
Mức thu phân theo bậc, dựa vào số vốn đăng ký hay doanh thu của năm kinh doanh kế trước hoặc giá trị gia tăng của năm kinh doanh kế trước tùy quốc gia hoặc địa phương đó theo quy định của pháp luật hiện hành.
Bậc thuế môn bài
Căn cứ tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP quy định về thuế môn bài áp dụng cho Doanh nghiệp và các hộ kinh doanh cá thể.
Đối với doanh nghiệp sẽ nộp với bậc thuế môn bài sau :
Có vốn đầu tư/ vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng : 3.000.000 đồng/ năm
Có vốn đầu tư/ vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng : 2.000.000 đồng/ năm
Văn phòng đại diện, chi nhánh và địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác : 1.000.000 đồng/ năm
Đối với hộ kinh doanh nộp với bậc thuế môn bài sau :
Có doanh thu trên 500 triệu/ năm : 1.000.000 đồng/ năm
Có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/ năm : 500.000 đồng/ năm
Có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/ năm : 300.000 đồng/ năm
Đối tượng phải nộp thuế môn bài
1/ Doanh nghiệp thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật
2/ Tổ chức được thành lập theo quy định của Luật hợp tác xã
3/ Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật liên quan
4/ Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân
5/ Tổ chức khác có thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh
6/ Chi nhánh, địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện của các tổ chức được nêu trên
7/ Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định.
Những trường hợp được miễn thuế môn bài
Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định có 7 đối tượng được miễn lệ phí môn bài. Đến Nghị định 22/2020/NĐ-CP đã bổ sung thêm 3 đối tượng được miễn lệ phí môn bài nữa và sửa đổi 2 đối tượng thứ 6 và 7 của Nghị định 139/2016/NĐ-CP.
Thuế VAT
Thuế VAT hay còn gọi là thuế giá trị gia tăng là 10% (nếu bạn xuất hóa đơn).
Theo quy định của luật thuế giá trị gia tăng hiện hành thì khái niệm về thuế giá trị gia tăng được hiểu như sau:
– Thuế giá trị gia tăng là loại thuế được tính toán dựa trên phần giá trị tăng thêm của dịch vụ, hàng hóa phát sinh trong từng giai đoạn của toàn bộ quá trình bắt đầu từ sản xuất sang lưu thông và đến tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ đó.
– Thuế giá trị gia tăng không áp dụng trên toàn bộ giá trị của dịch vụ hay sản phẩm mà chỉ áp dụng đối với phần giá trị tăng thêm của dịch vụ hoặc sản phẩm đó mà thôi.
Đặc điểm thuế giá trị gia tăng
Ngoài đặc điểm thuế giá trị gia tăng chỉ áp dụng thu đối với phần giá trị tăng thêm của dịch vụ hoặc sản phẩm như đã nêu ở trên thì thuế giá trị gia tăng còn có một điểm đặc trưng đó là:
– Thuế giá trị gia tăng là một trong những loại thuế gián thu.
– Tức là, loại thuế này sẽ được cộng vào chung với giá bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ và khi sử dụng hay tiêu thụ dịch vụ, sản phẩm nào đó thì người tiêu dùng sẽ là đối tượng phải chi trả khoản thuế giá trị gia tăng này.
Tuy nhiên, người trực tiếp tiến hành, thực hiện trách nhiệm đóng thuế đối với Nhà nước lại không phải là người tiêu dùng mà chính là các cơ sở kinh doanh, đơn vị sản xuất ra các dịch vụ và hàng hóa trên.
Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng
– Đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng theo như quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề thuế có thể kể đến như là: các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất những dịch vụ, hàng hóa hoặc là hoạt động liên quan đến việc nhập khẩu các mặt hàng nằm trong nhóm đối tượng phải chịu thuế.
– Cũng dựa theo các quy định của luật thuế hiện hành thì hầu như những sản phẩm phục vụ cho việc sản xuất, tiêu dùng trong đời sống thường ngày thì đều thuộc đối tượng phải chịu thuế giá trị gia tăng.
Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác.
– Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác.
– Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.
– Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.
– Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng.
Phương pháp tính trực tiếp trên phần giá trị gia tăng
+ Đối tượng áp dụng ở đây đó chính là các hợp tác xã hay các doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ đồng trong 1 năm; người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam nhưng có hoạt động kinh doanh và có doanh thu tại nước ta trong trường hợp chưa hoàn thiện đầy đủ các chế độ về chứng từ, hóa đơn hoặc kế toán; ngoài ra còn có các cá nhân, hộ kinh doanh, v.v …
+ Cách tính cụ thể:
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = Doanh thu x Tỷ lệ %
Trong đó, quy định về tỷ lệ % đó là:
Cung cấp và phân phối hàng hóa: 1%
Dịch vụ xây dựng nhưng không bao thầu nguyên – vật liệu: 5%
Các dịch vụ liên quan đến vận tải, sản xuất có gắn với những hàng hóa phục vụ hoạt động xây dựng có kèm theo bao thầu nguyên – vật liệu: 3%
Những hoạt động kinh doanh khác: 2%
– Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng
+ Đối tượng áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng này đó chính là những cơ sở kinh doanh đáp ứng đủ các điều kiện về chứng từ, hóa đơn hay chế độ kế toán, v.v … theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, những cơ sở kinh doanh trên còn phải có thêm điều kiện là có doanh thu từ 01 tỷ đồng trở lên trong một năm.
Không áp dụng phương pháp tính thuế này đối với cá nhân hoặc hộ kinh doanh.
+ Cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế như sau:
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp =Số thuế giá trị gia tăng đầu ra – Số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi đã được khấu trừ.
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế TNDN là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
Để tìm hiểu rõ về thuế TNDN chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm các khái niệm quan trọng liên quan tới loại thuế này.
Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp?
Theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp các đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp gồm các đối tượng sau:
– Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế gồm:
Các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Chứng khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại,…
Các doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú hay không có cơ sở thường trú ở Việt Nam;
Các đơn vị sự nghiệp công lập hoặc ngoài công lập sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định;
Tổ chức khác có hoạt động sản xuất kinh doanh và có thu nhập chịu thuế theo quy định.
– Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này doanh nghiệp tiến hành một phần hoặc toàn bộ các hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam như chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên tại Việt Nam.
Như vậy đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp không chỉ bao gồm các doanh nghiệp của Việt Nam có hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn bao gồm cả doanh nghiệp nước ngoài có hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
Thu nhập chịu thuế TNDN
Theo quy định tại Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân 2008, Luật TNDN sửa đổi 2013, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật về thuế 2014. Các khoản thu nhập phải chịu thuế TNDN gồm:
Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ là những thu nhập đến từ hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng cho thị trường. Lưu ý hàng hoá, dịch vụ phải được đăng ký mã ngành nghề với cơ quan nhà nước và đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh (nếu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện).
Các khoản thu nhập khác
Về các khoản thu nhập khác, căn cứ vào điều 3 Nghị định 218/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 12/2015/NĐ-CP, thu nhập chịu thuế.
Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền thuế mà người có thu nhập nộp vào ngân sách Nhà nước, trích từ tiền lương, tiền công hoặc từ các nguồn thu khác, sau khi đã tính các khoản được giảm trừ.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công
Đối với cá nhân cư trú
Trường hợp 1: Không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng
Căn cứ điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập.
Nói cách khác, cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng mà có thu nhập từ tiền lương, tiền cồng mỗi lần nhận từ 02 triệu đồng trở lên phải nộp thuế 10%, trừ trường hợp làm cam kết 02 nếu đủ điều kiện.
Trường hợp 2: Hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên
Công thức tính thuế như sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Trong đó:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn
Các bước tính thuế như sau:
Căn cứ vào công thức tính thuế trên, để tính được số thuế phải nộp hãy thực hiện theo các bước sau:
Bước 1. Xác định tổng thu nhập chịu thuế
Bước 2. Tính các khoản được miễn
Bước 3. Tính thu nhập chịu thuế
Bước 4. Tính các khoản được giảm trừ
Bước 5. Tính thu nhập tính thuế
Bước 6. Tính số thuế phải nộp
Sau khi tính được thu nhập tính thuế, để xác định được số thuế phải nộp (bước 6) đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công thì người nộp thuế áp dụng phương pháp tính thuế từng phần, phương pháp tính thuế rút gọn theo đúng đối tượng.
Người lao động ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên chỉ phải nộp thuế khi có thu nhập từ 11 triệu đồng/tháng trở lên (132 triệu đồng/năm) nếu không có người phụ thuộc.
Đối với cá nhân không cư trú
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như sau:
Thuế thu nhập phải nộp = 20% x Thu nhập chịu thuế
Trong đó, thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú.
3.2 Cách tính thuế thu nhập cá nhân khi bán nhà, bán đất
Ghi chú: Bán đất là từ thường được dùng trong thực tế đối với trường hợp “chuyển nhượng quyền sử dụng đất”.
Căn cứ Điều 17 Thông tư 92/2015/TT-BTC, thuế TNCN khi chuyển nhượng bất động sản được xác định theo từng trường hợp.
Trường hợp 1: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất (không có nhà ở)
* Giá chuyển nhượng trong hợp đồng bằng hoặc cao hơn giá đất tại bảng giá đất
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 2% x Giá chuyển nhượng
Trong đó, giá chuyển nhượng là giá ghi trên hợp đồng tại thời điểm chuyển nhượng.
* Hợp đồng chuyển nhượng không ghi giá hoặc giá trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá đất do UBND cấp tỉnh quy định
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 2% x (Diện tích x Giá 01m2 theo bảng giá đất)
Trường hợp 2: Chuyển nhượng nhà đất (gồm cả nhà và đất)
* Giá chuyển nhượng bằng hoặc cao hơn giá do UBND cấp tỉnh quy định
Thuế thu nhập cá nhân = 2% x Giá chuyển nhượng
Trong đó, giá chuyển nhượng là giá ghi trên hợp đồng tại thời điểm chuyển nhượng.
* Hợp đồng chuyển nhượng không ghi giá đất hoặc giá đất trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá do UBND cấp tỉnh quy định
Thuế thu nhập cá nhân = 2% x Giá chuyển nhượng
Trong đó, giá chuyển nhượng đất là giá do UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về đất đai.
Trường hợp 3: Chuyển nhượng nhà (không có đất)
– Giá nhà tại hợp đồng mua bán nhà cao hơn hoặc bằng giá do UBND cấp tỉnh ban hành thì giá chuyển nhượng là giá tại hợp đồng và được tính như sau:
Thuế thu nhập cá nhân = Giá chuyển nhượng x 2%
+ Giá nhà tại hợp đồng mua bán nhà thấp hơn giá do UBND cấp tỉnh ban hành thì thuế thu nhập cá nhân được tính như sau:
Thuế thu nhập cá nhân = 2% x (Diện tích x Giá 01m2 x Tỷ lệ % chất lượng còn lại)
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân excel
Cách tính thuế TNCN phức tạp nhưng cũng được sử dụng nhiều nhất chính là đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công.
Như phân tích ở trên, thuế TNCN từ tiền lương, tiền công được tính bằng công thức sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Thuế tiêu thụ đặc biệt (thường áp dụng cho các ngành KHÔNG được khuyến khích như rượu, bia, xe ô tô…). Thuế bảo vệ môi trường (áp dụng cho các ngành hạn chế sử dụng như xăng dầu, than, túi ni lông, thuốc diệt cỏ, diệt mối).
Trên đây là bài viết về dịch vụ kế toán thuế tại thành phố Hồ Chí Minh của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.