Công cụ tính thuế thu nhập cá nhân online

công cụ tính thuế thu nhập cá nhân online

Thuế thu nhập cá nhân là gì? Tại sao cần đóng thuế thu nhập cá nhân? Công thức tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào? công cụ tính thuế thu nhập cá nhân online? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc liên quan tới thuế thu nhập cá nhân mà bạn đọc cần nắm rõ.

Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân (Tiếng Anh: Personal income tax) là khoản tiền mà người có thu nhập cần trích từ lương và các nguồn thu khác (nếu có) của mình để nộp vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ.

Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào tất cả các đối tượng mà có mức lương quy định cần đóng riêng, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa các tầng lớp trong xã hội.

Công cụ tính thuế thu nhập cá nhân

Trước khi tính thuế thu nhập cá nhân chúng ta cần xác định đối tượng cần đóng thuế thu nhập cá nhân. Đối tượng cần đóng thuế thu nhập cá nhân chia ra hai đối tượng chính là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú.

Cá nhân cư trú

Cá nhân cư trú là gì?

Tham khảo Công văn 3604/TCT-TNCN ngày 04/09/2015 của Tổng Cục Thuế và Công văn số 3313/CT-TTHT ngày 22/1/2018 của Cục Thuế TP. Hà Nội, cá nhân cư trú bao gồm những đối tượng thỏa mãn một trong hai điều kiện sau:

– Cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, chia làm một trong hai trường hợp sau:

Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, và thời hạn của các hợp đồng thuê kéo dài từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.

Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú.

– Cá nhân có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là 01 ngày.

Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân của cá nhân cư trú

Đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

* Diễn giải công thức:

– Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ

– Thu nhập chịu thuế TNCN = Tổng thu nhập – Các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN

– Tổng thu nhập được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC và Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC.

– Các khoản thu nhập được miễn thuế được xác định là thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của pháp luật. (Xem thêm tại Điểm i Khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC).

* Các khoản giảm trừ bao gồm các khoản giảm trừ gia cảnh:

– Đối với người nộp thuế: Mức giảm trừ gia cảnh là 11 triệu đồng/tháng, 132 triệu đồng/năm.

– Đối với người phụ thuộc: Mức giảm trừ gia cảnh là 4,4 triệu đồng/người/tháng.

– Ngoài ra, giảm trừ gia cảnh còn bao gồm các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC. Và các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

* Thuế suất:

Thuế suất từ tiền lương, tiền công đối với đối tượng ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên được áp dụng theo lũy tiến từng phần, cụ thể:

Bậc

Phần thu nhập tính thuế/năm

(triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng

(triệu đồng)

Thuế suất (%)

1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216

Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960

Trên 80

35

Có thêm tham khảo thêm công thức tính thuế thu nhập cá nhân rút gọn, công thức tính thuế thu nhập cá nhân chuẩn tại bảng dưới đây:

Bậc

Thu nhập tính thuế/tháng

Thuế suất

Tính số thuế phải nộp

Cách 1

Cách 2

1

Đến 5 triệu đồng

5%

0 trđ + 5% TNTT

5% TNTT

2

Trên 5 trđ đến 10 trđ

10%

0,24 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ

10% TNTT – 0,25 trđ

3

Trên 10 trđ đến 18 trđ

15%

0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ

15% TNTT – 0,75 trđ

4

Trên 18 trđ đến 32 trđ

20%

1,95 trđ + 20% TNTT trên 8 trđ

20% TNTT – 1,65 trđ

5

Trên 32 trđ đến 52 trđ

25%

4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ

25% TNTT – 3,25 trđ

6

Trên 52 trđ đến 80 trđ

30%

9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ

30% TNTT – 5,85 trđ

7

Trên 80 trđ

35%

18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ

35% TNTT – 9,85 trđ

công cụ tính thuế thu nhập cá nhân online
công cụ tính thuế thu nhập cá nhân online

Mức lương bao nhiêu phải nộp thuế?

Cá nhân không có người phụ thuộc thì cần phải nộp thuế thu nhập khi cá nhân này có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng (phần thu nhập này đã trừ các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc theo quy định và các khoản đóng góp khác như từ thiện).

Bạn có thể tham khảo bảng mức thu nhập phải nộp thuế trong bảng dưới đây:

STT

Số người phụ thuộc

Thu nhập từ tiền công, tiền lương/tháng

Tổng thu nhập từ tiền công, tiền lương/năm

1

Không có người phụ thuộc

> 11 triệu đồng

> 132 triệu đồng

2

Có 1 người phụ thuộc

> 15,4 triệu đồng

> 184,8 triệu đồng

3

Có 2 người phụ thuộc

> 19,8 triệu đồng

> 237,6 triệu đồng

4

Có 3 người phụ thuộc

> 24,2 triệu đồng

> 290,4 triệu đồng

5

Có 4 người phụ thuộc

> 28,4 triệu đồng

> 343,2 triệu đồng

Lưu ý: Phần thu nhập trong bảng là thu nhập đã trừ các khoản sau:

– Các đóng bảo hiểm, đóng góp từ thiện, khuyến học, quỹ hưu trí tự nguyện.

– Thu nhập được miễn thuế.

– Các khoản không tính thuế thu nhập như: trợ cấp, phụ cấp ăn trưa, phụ cấp gửi xe.

Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng

Công thức thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả

Cá nhân không cư trú

Cá nhân không cư trú là gì?

Cá nhân không cư trú được xác định là người nước ngoài không đáp ứng đủ điều kiện của cá nhân cư trú được quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007.

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân của cá nhân không lưu trú

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế TNCN x Thuế suất 20%

Trong đó, thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú.

Một số thông tin cần lưu ý:

Thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập được xác định là thời điểm chịu thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương, tiền công.

Thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý quỹ hữu trí tự nguyện trả tiền bảo hiểm được xác định là thời điểm xác định thu nhập chịu thuế thu nhập đối với khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm có tích lũy.

Công thức để xác định thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công tại Việt Nam trong trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời cả ở Việt Nam cả ở nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam

* Đối với cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam

Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam = (Số ngày làm việc cho công việc tại Việt Nam / Số ngày làm việc trong năm) * Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) + Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam

Lưu ý: Tổng số ngày làm việc trong năm được tính theo chế độ quy định tại Bộ luật Lao động của Việt Nam

* Đối với cá cá nhân nước ngoài hiện diện tại Việt Nam

Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam = (Số ngày có mặt ở Việt Nam / 365 ngày) * Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu + Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam

Lưu ý: Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam được xác định là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà NLĐ được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động.

* Mức lương bao nhiêu phải nộp thuế?

Cá nhân không cư trú thì không được tính giảm trừ gia cảnh, vậy nên chỉ cần có thu nhập chịu thuế sẽ phải nộp thuế thu nhập (thu nhập chịu thuế > 0 mới phải nộp thuế).

Như vậy, chúng ta hiểu rằng chỉ cần có thu nhập từ tiền lương, tiền công sẽ phải nộp thuế với mức thuế suất 20% / thu nhập chịu thuế. Trường hợp đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo, đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện theo quy định thì được trừ khoản này.

Cách tính thuế TNCN online

Bạn nhập dữ liệu thu nhập gồm tổng thu nhập bị tính thuế, lương đóng bảo hiểm và số người phụ thuộc vào khung dưới đây để tính mức thuế thu nhập phải đóng nhé:

BHXH (8%), BHYT (1,5%), BHTN (1%) ⇒ Bảo hiểm bắt buộc = Lương đóng BH * (8% + 1,5% + 1%)

Giảm trừ bản thân: 11.000.000đ

Giảm trừ người phụ thuộc: Số người phụ thuộc x 4.400.000đ

Cuối mỗi năm sẽ là thời điểm quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho mỗi người lao động của các doanh nghiệp, công ty. Việc tính thuế thu nhập cá nhân của mỗi người sẽ khác nhau, sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ những khoản thu nhập được miễn phí, những đối tượng được giảm trừ gia cảnh,… Thường thì người lao động sẽ ủy quyền cho công ty tính thuế nhưng bạn cũng có thể tự tính số tiền thuế thu nhập cá nhân mà mình phải trả, thông qua công cụ của Quản trị mạng dưới đây. Người dùng chỉ nhập số tiền thu nhập của mình và xem kết quả là được.

Người dùng có thể tính thuế thu nhập theo tháng hoặc theo năm.

Tính thuế thu nhập theo tháng

Bạn nhập số tiền thu nhập tháng, nhập số tiền bảo hiểm phải đóng, số lượng người phụ thuộc rồi nhấn Tính thuế TNCN.

Tính thuế TNCN theo năm

Với việc tính thuế thu nhập cá nhân theo năm thì người dùng sẽ biết mình có được hoàn thuế hay phải nộp thêm. 

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân

Trong bảng bên dưới, chữ viết tắt TN là số tiền thu nhập chịu thuế theo tháng (sau khi đã trừ đi các khoản bảo hiểm và giảm trừ gia cảnh).

Bậc

Thu nhập tháng

Số thuế phải nộp

1

TN <= 5tr

TN x 5%

2

5tr < TN <= 10tr

TN x 10% – 0.25tr

3

10tr < TN <= 18tr

TN x 15% – 0.75tr

4

18tr < TN <= 32tr

TN x 20% – 1.65tr

5

32tr < TN <= 52tr

TN x 25% – 3.25tr

6

52tr < TN <= 80tr

TN x 30% – 5.85tr

7

TN > 80tr

TN x 35% – 9.85tr

Chú ý:

Mỗi vùng có quy định về mức lương tối thiểu để đóng BHYT khác nhau. Cách tính ở trên dành cho vùng 1 (gồm các thành phố lớn). Đối với các vùng khác, vui lòng tham khảo quy định hiện hành.

Cách tính mức giảm trừ gia cảnh mới nhất

Theo quy định của Nhà nước thì giảm trừ gia cảnh là quyền lợi của người lao động khi có người phụ thuộc vào mình, phải nuôi dưỡng hay chăm sóc. Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay cũng đã thay đổi theo mức đóng thuế mới của Nhà nước.

Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân trước khi tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú.

Giảm trừ gia cảnh gồm 2 khoản sau đây:

Giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế (đây là khoản giảm trừ mà người nộp thuế là cá nhân cư trú đương nhiên được giảm trừ).

Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc

Lưu ý, người nộp thuế chỉ được tính giảm trừ cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký mã số thuế theo đúng quy định.

Những người có mức thu nhập dưới 11 triệu động/tháng sẽ không phải đóng thuế nên sẽ không có mức giảm trừ gia cảnh.

Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/ tháng. Cứ thêm 1 người phụ thuộc sẽ được giảm trừ thêm 4,4 triệu đồng/ tháng.

Khi muốn giảm trừ gia cảnh thì người đóng thuế phải đăng ký người phụ thuộc theo hướng dẫn dưới đây.

Cách đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh

Mỗi một người phụ thuộc cũng được cung cấp mã số thuế. Bạn có thể tự tra cứu mã số thuế người phụ thuộc theo bài viết này.

Tra cứu mã số thuế người phụ thuộc như thế nào?

Bạn có thể hiểu đơn giản với công thức tính thuế khi có người phụ thuộc với ví dụ một người thu nhập 20 triệu đồng và có 1 người phụ thuộc.

Trước hết bạn cần tính phần thu nhập phải nộp thuế theo công thức: Tiền lương nhận được – 11 triệu đồng – 4,4 triệu đồng. Áp dụng công thức này ta sẽ tính được phần thu nhập thuế phải nộp là:

20.000.000 – 11.000.000 – 4.400.000 = 4.600.000 (đồng).

Vậy từ đó ta sẽ biết được phần thuế phải nộp của 4.600.000 là 4.600.000 * 5% = 230.0000 (đồng).

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về công cụ tính thuế thu nhập cá nhân online Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139