Giấy phép chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là giấy phép chứng tỏ cơ sở kinh doanh tuân thủ quy định sản xuất theo quy định của pháp luật, đảm bảo thực phẩm trước khi đưa ra thị trường an toàn với sức khỏe con người.
Làm thế nào để có được giấy chứng nhận VSATTP? Hồ sơ VSATTP cần chuẩn bị những gì? Thời gian bao lâu sẽ có? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết này.
Thực phẩm là gì?
Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản, thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm.
Theo khái niệm mà các nhà khoa học đã đưa ra thì thực phẩm là những loại thức ăn mà con người có thể ăn và uống được để nuôi dưỡng cơ thể. Thực phẩm gồm ba nhóm chính đó là nhóm cacbohydrat (tinh bột), lipit (chất béo), protein (chất đạm). Đây là những dưỡng chất không thể thiếu để duy trì các hoạt động sống của cơ thể.
Ở mỗi một quốc gia khác nhau, mỗi một nền văn hóa, phong tục tập quán khác nhau lại đưa ra một khái niệm riêng về thực phẩm là gì?
Tùy vào quan niệm và tôn giáo của mỗi nước mà có những thứ được coi là loại thực phẩm đem lại những dưỡng chất tuyệt vời cho cơ thể nhưng có những nước khác lại không coi đó là thực phẩm.
Ví dụ như ở nhiều nước phương Tây họ không ăn thịt chó và cũng không coi chó là loài động vật nuôi để lấy thịt.
Tuy nhiên ở một số nước phương Đông, trong đó có Việt Nam thì từ lâu thịt chó lại là một món ăn rất được yêu thích, giàu đạm và protein.
Phân loại thực phẩm?
Nội dung trên đã giải thích được khái niệm thực phẩm là gì? vậy phân loại thực phẩm như thế nào?
Có nhiều loại thực phẩm như:
– Thực phẩm tươi sống là thực phẩm chưa qua chế biến bao gồm thịt, trứng, cá, thủy hải sản, rau, củ, quả tươi và các thực phẩm khác chưa qua chế biến.
– Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng là thực phẩm được bổ sung vitamin, chất khoáng, chất vi lượng nhằm phòng ngừa, khắc phục sự thiếu hụt các chất đó đối với sức khỏe cộng đồng hay nhóm đối tượng cụ thể trong cộng đồng.
– Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học.
– Thực phẩm biến đổi gen là thực phẩm có một hoặc nhiều thành phần nguyên liệu có gen bị biến đổi bằng công nghệ gen.
– Thực phẩm đã qua chiếu xạ là thực phẩm đã được chiếu xạ bằng nguồn phóng xạ để xử lý, ngăn ngừa sự biến chất của thực phẩm.
– Thức ăn đường phố là thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống ngay, trong thực tế được thực hiện thông qua hình thức bán rong, bày bán trên đường phố, nơi công cộng hoặc những nơi tương tự.
– Thực phẩm bao gói sẵn là thực phẩm được bao gói và ghi nhãn hoàn chỉnh, sẵn sàng để bán trực tiếp cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng để ăn ngay.
Lý do cần phải công bố thực phẩm
Việc công bố chất lượng thực phẩm không những có tác dụng giúp cơ quan chức năng dễ dàng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng mà còn đem lại rất nhiều lợi ích cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Gây dựng uy tín, thương hiệu
Đối với một doanh nghiệp, việc tạo dựng uy tín, thương hiệu là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến sự thành hay bại trong kinh doanh.
Công bố thực phẩm với cơ quan chức nhà nước chính là việc doanh nghiệp khẳng định cho người tiêu dùng thấy được các thực phẩm của mình đã đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của nhà nước.
Khi đó các sản phẩm sẽ dễ dàng tiếp cận hơn với khách hàng, tạo được niềm tin, độ uy tín cao và dần dần khẳng định được thương hiệu, nhanh chóng có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Tạo lợi thế cạnh tranh
Theo tâm lý chung của người tiêu dùng thì chắc chắn những sản phẩm đã được công bố tiêu chuẩn chất lượng sẽ được ưu ái hơn so với sản phẩm chưa được công bố. Bởi các sản phẩm thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng.
Vậy nên nếu kinh doanh thực phẩm đã được công bố sẽ tạo lợi thế trong cạnh tranh, nhanh chóng chiếm được lượng khách hàng lớn để vượt qua các đối thủ.
Góp phần đẩy cao hiệu quả kinh doanh
Khi đã có thương hiệu, có được sự quan tâm và tin tưởng từ phía khách hàng thì chắc chắn bạn sẽ có một lượng khách hàng lớn, doanh số bán hàng ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó khi công bố thực phẩm, chất lượng thực phẩm của doanh nghiệp ổn định và được cải tiến ngày càng tốt hơn đồng thời có kế hoạch tối ưu chi phí trong sản xuất. Doanh số bán hàng tăng, tối ưu được chi phí thì chắc chắn doanh thu sẽ tăng lên rất nhiều, đem lại hiệu quả như mong muốn.
Đáp ứng được điều kiện kinh doanh, sản xuất thực phẩm theo đúng quy định của nhà nước
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thực phẩm trước khi lưu thông trên thị trường bắt buộc phải tiến hành công bố hoặc đăng ký công bố thì mới được phép lưu thông trên thị trường và đủ điều kiện làm thủ tục thông quan (đối với hàng nhập khẩu), điều này giúp doanh nghiệp thông quan nhanh chóng và tránh bị phạt khi cơ quan chức năng kiểm tra.
Làm thế nào để có giấy phép chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?
Có 2 cách để cơ sở sản xuất, kinh doanh có được giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, đó là:
Một là tự soạn hồ sơ và nộp lên cơ quan có thẩm quyền.
Hai là sử dụng dịch vụ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của các công ty làm giấy phép.
Khi bạn không có thời gian, không hiểu rõ, không có kinh nghiệm và bạn muốn tiết kiệm thời gian và tiết kiệm tiền bạc, hãy sử dụng dịch vụ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của công ty chúng tôi.
Hồ sơ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Nếu việc xin giấy phép chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm được khách hàng tin tưởng giao cho Luật Trần và Liên Danh thì tất cả mọi thứ khách hàng cần chuẩn bị chỉ là:
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bao gồm ngành nghề kinh doanh).
Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở và mặt bằng khu vực xung quanh.
Sơ đồ quy trình sản xuất, bảo quản, phân phối sản phẩm.
Giấy xác nhận Tập huấn kiến thức An toàn thực phẩm của chủ cơ sở và toàn bộ công nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh.
Giấy khám sức khỏe ở bệnh việp cấp Quận, huyện theo Thông tư 14/2013/TT-BYT của chủ cơ sở và toàn bộ công nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh.
Bao lâu thì có giấy phép chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?
Nếu bạn tự xin giấy phép chứng nhận an toàn thực phẩm, vì không có kinh nghiệm lẫn hiểu biết rõ ràng thì thời gian có thể kéo dài đến vài tháng, thậm chí là vài năm. Nhưng nếu sử dụng dịch vụ của công ty chúng tôi, với kinh nghiệm lâu năm trong ngành chúng tôi cam kết:
Chỉ mất 1 – 5 ngày cho việc tiếp nhận yêu cầu, tư vấn và soạn hồ sơ.
Chỉ mất 10 – 15 ngày để đoàn thẩm định xuống kiểm tra cơ sở.
Chỉ mất 10 – 15 ngày kể từ khi đoàn xuống kiểm tra cho đến khi cấp giấy chứng nhận.
Như vậy chỉ mất khoảng 1 tháng là bạn đã có được giấy chứng nhận VSATTP trong tay. Tiết kiệm thời gian đó chính là cách để bạn tiết kiệm tiền bạc một cách hiệu quả nhất. Ngày nào cơ sở của bạn còn chưa có giấy chứng nhận, ngày đó bạn còn chưa thể sản xuất, kinh doanh và lấy được lòng tin từ khách hàng.
Hướng dẫn chi tiết công bố thực phẩm
Công bố thực phẩm với các cơ quan chức năng Nhà nước là quá trình tương đối phức tạp, liên quan đến nhiều thủ tục giấy tờ pháp lý. Vậy nên các tổ chức, cá nhân muốn đơn giản hóa mọi việc, rút ngắn thời gian công bố an toàn thực phẩm thì không thể bỏ qua hướng dẫn chi tiết dưới đây.
Trình tự công bố thực phẩm
Quá trình công bố chất lượng thực phẩm gồm các giai đoạn:
Nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm qua đường bưu điện hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đến trực tiếp cơ quan tiếp nhận hồ sơ
Thẩm định hồ sơ: Trong thời hạn từ 5 đến 45 ngày làm việc (tùy vào sản phẩm thực phẩm cần công bố) tính từ khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan chức năng có trách nhiệm thẩm định và cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố thực phẩm theo mẫu 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP hoặc đăng tải trên trang web của cơ quan chức năng đối với hồ sơ tự công bố.
Bổ sung, sửa đổi hồ sơ: Nếu không đồng ý với hồ sơ, cần phải sửa đổi bổ sung, cơ quan có văn bản nêu rõ lý do của yêu cầu. Sau 90 ngày kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi bổ sung mà doanh nghiệp không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ sẽ không còn giá trị
Công bố chất lượng thực phẩm: Khi hồ sơ đã đạt yêu cầu, cơ quan chức năng có trách nhiệm công khai chất lượng sản phẩm trên website của mình và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm
Hoàn tất thủ tục: Doanh nghiệp nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định về phí và lệ phí của pháp luật hiện hành.
Những loại giấy tờ cần phải có trong hồ sơ công bố thực phẩm
Giấy phép kinh doanh (có chức năng, ngành nghể phù hợp)
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất kinh doanh thực phẩm (trong trường hợp gia công, sản xuất trong nước, đối với thực phẩm nhập khẩu chỉ cần GPKD có chức năng bán buôn thực phẩm là được).
Bản sao Giấy chứng nhận Đăng ký nhãn hiệu (nếu có).
Bản sao có đối chứng ISO 22 000, HACCP (nếu có).
Bản tự công bố sản phẩm: kê khai vào mẫu Bản tự công bố đầy đủ thông tin (Lưu ý: kê khai theo các quy định hiện hành), in thành 2 bản, ký tên đóng dấu, ghi rõ họ tên. (Mẫu hồ sơ TỰ CÔNG BỐ: MẪU SỐ 01).
Kết quả kiểm nghiệm còn hiệu lực 12 tháng tại phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 (2 bản, bản chính hoặc sao y công chứng).
Nộp hồ sơ công bố thực phẩm ở đâu?
– Với thực phẩm thường, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, phụ gia đơn chất, phụ gia trong danh mục được phép sử dụng: nộp tại Sở Y Tế.
– Nộp đến Bộ Y tế (Cục An Toàn Thực Phẩm) đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;
Thời gian thực hiện công bố thực phẩm.
– Đối với hồ sơ tự công bố (thực phẩm thường, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, phụ gia đơn chất, phụ gia trong danh mục được): Thời gian: 10-15 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu kiểm nghiệm cho đến khi cơ quan chức năng đăng tải lên website quản lý.
– Đối với hồ sơ phải đăng ký công bố sản phẩm (thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định) thời gian từ 30-60 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu kiểm nghiệm cho đến khi ra bản công bố.
Bản đăng ký công bố sản phẩm được trả trên hệ thống online không có bản cứng. Doanh nghiệp tải về để sử dụng cho sản phẩm thực phẩm khi lưu thông.
Cần lưu ý những gì khi công bố thực phẩm
Để quá trình làm thủ tục công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm diễn ra nhanh chóng, không cần sửa chữa, bổ sung hay trả lại hồ sơ, quý khách cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
Toàn bộ tài liệu trong hồ sơ phải còn hiệu lực và được thể hiện bằng tiếng Việt. Tất cả tài liệu hết hiệu lực sẽ bị trả về và không giải quyết dưới mọi lý do. Nếu có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì cần dịch thuật sang tiếng Việt và công chứng.
Nếu cần đổi tên, xuất xứ, thành phần của loại thực phẩm đã được công bố thì phải công bố lại.
Nghị định điều chỉnh việc công bố thực phẩm hiện nay là nghị định 15/2018/NĐ- CP không yêu cầu đơn vị công bố thực phẩm phải làm lại hồ sơ công bố khi hết thời hạn nên hồ sơ tự công bố hay phải đăng ký công bố theo nghị định này đều có giá trị mãi mãi (nếu không thay đổi luật và nghị định như hiện nay), vì vậy các đơn vị sản xuất, nhập khẩu thực phẩm không cần làm hồ sơ công bố lại khi hết hạn nữa. Điều này tiết kiệm chi phí rất nhiều co các đơn vị.
Việc kiểm nghiệm định kỳ cũng không bắt buộc trong nghị định 15/2018/NĐ-CP, miễn sao doanh nghiệp giữ được ổn định chất lượng sản phẩm.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về quy công bố an toàn thực phẩm. Để được hỗ trợ dịch vụ, Quý khách vui lòng kết nối số hotline của chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng nhất.