Cố ý gây thương tích có tổ chức

cố ý gây thương tích có tổ chức

Định tội danh tội cố ý gây thương tích trong một số trường hợp vẫn còn gặp nhiều băn khoăn. Nhất là xem xét các tình tiết tăng nặng định khung hoặc tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hinh sự.

Trong các trường hợp đồng phạm, việc định tội danh cũng như quyết định hình phạt cũng có những vấn đề cần bàn luận. Tình tiết tội cố ý gây thương tích có tổ chức là một trong những tình tiết khó khăn. Do đó bài viết này đề cập đến vấn đề phạm tội cố ý gây thương tích có tổ chức.

Cố ý gây thương tích là gì? Cố ý gây thương tích có tổ chức

Cố ý gây thương tích là hành vi cố ý xâm phạm thân thể, gây tổn hại cho sức khỏe người khác dưới dạng thương tích cụ thể. Hành vi cố ý gây thương tích là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của người khác.

Lỗi cố ý trong hành vi này có thể là cố ý trực tiếp (người thực hiện mong muốn hậu quả là gây thương tích cho người khác) hoặc cố ý gián tiếp (người thực hiện không mong muốn nhưng chấp nhận hậu quả sẽ gây thương tích cho người khác).

Phạm tội cố ý gây thương tích có tổ chức

Phạm tội cố ý gây thương tích có tổ chức là một hình thức đồng phạm, tức là nhiều người cố ý cùng nhau thực hiện tội cố ý gây thương tích; trong đó có sự bàn bạc, câu kết chặt với nhau, vạch ra một kế hoạch cụ thể để thực hiện một tội phạm.

Trong phạm tội có tổ chức đối với tội cố ý gây thương tích sẽ có những người như sau: người tổ chức, người thực hành, người giúp sức và người xúi giục

Phạm tội cố ý gây thương tích có tổ chức thể hiện được tính quy mô, bao gồm một nhóm người cụ thể. Nếu chỉ có một người thì không thể gọi là phạm tội cố ý gây thương tích có tổ chức nữa rồi.

Tình tiết có tổ chức trong tội cố ý gây thương tích có thể được áp dụng là một tình tiết định khung hình phạt tại khunng hình phạt cơ bản của tội này. Tuy nhiên, cũng có thể áp dụng là tình tiết tang năng trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 52 BLHS. Về nguyên tắc, chỉ có thể áp dụng một trong hai.

Tức là nếu đã áp dụng là tình tiết định khung rồi thì không áp dụng là tình tiết tang nặng trách nhiệm hình sự nữa và ngược lại. Do đó khi áp dụng tình tiết này, cần phải hết sức lưu ý.

Mức độ tăng nặng của tình tiết phạm tội cố ý gây thương tích có tổ chức phụ thuộc vào vai trò trách nhiệm của từng người tham gia vào và phạm vi quy mô của vụ án

Ví dụ: A và B là hàng xóm của nhau. A thường xuyên chửi bới B vì nhà A hay mất trộm, A nghi cho B ăn trộm vì B đã từng đi tù về tội trộm cắp.

B cũng bực tức muốn đánh A để rằn mặt vì đã chủi bới mình. Do đó B đã hẹn C, D đến nhà B để lên kế hoạch đánh rằn mặt A. B giao cho C đi mua bao tải, giao cho D theo dõi quá trình sinh hoạt của nhà A để qua có nắm bắt thời cơ thực hiện hành vi phạm tội. Một hôm, đợi lúc A đi ra khỏi ra, B,C,D đi theo.

Đến chỗ đường vắng, B bảo C ra trùm bao tải vào người A để B,D lạo lại đánh. Đây là một trường hợp phạm tội cố ý gây thương tích có tổ chức.

So sánh tình tiết phạm tội cố ý gây thương tích có tổ chức với một số tình tiết khác

Với hành vi tổ chức trong một số tội phạm:

Hành vi tổ chức trong một số tội phạm là hành vi phạm tội, được thực hiện khi chỉ có một người cũng được. Tức là đây là một tội phạm cụ thể được quy định trong BLHS

+ Phạm tội có tổ chức nói đến quy mô, tổ chức của tội phạm. Xem xét mức độ cấu kết chặt chẽ, kế hoạch thực hiện hành vi phạm tội ra sao, sự phân công trách nhiệm của từng người trong nhóm như thế nào, phạm vi quy mô rộng hay hẹp… Ngoài ra đã là có tổ chức thì chắc chắn phải có từ hai người trở lên rồi.

Với người tổ chức trong đồng phạm:

+ Người tổ chức trong đồng phạm là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm, nói lên vai trò, nhiệm vụ của một người trong một vụ án có đồng phạm. Còn phạm tội có tổ chức nói lên quy mô, tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đó.

Luật sư hình sự tư vấn mức phạt với Tội cố ý gây thương tích

Tại Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

Mức hình phạt tại khoản 1 Điều 134 Bộ Luật hình sự: Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
  • Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
  • Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
  • Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  • Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
  • Có tính chất côn đồ;
  • Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Đây là mức phạt hình sự thấp nhất với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại tới sức khỏe của người khác. Theo đó, người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Ngoài mức phạt trên, các khung hình phạt tăng nặng khác với Tội cố ý gây thương tích được quy định tại Điều 134 như sau:

Mức hình phạt tại khoản 2 Điều 134 Bộ Luật hình sự: Phạt tù từ 02 năm đến 06 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Mức hình phạt tại khoản 3 Điều 134 Bộ Luật hình sự: Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Gây thương tích (trừ trường hợp làm biến dạn vùng mặt) hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
cố ý gây thương tích có tổ chức
cố ý gây thương tích có tổ chức

Mức hình phạt tại khoản 4 Điều 134 Bộ Luật hình sự: Phạt tù từ 07 năm đến 14 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

  • Làm chết người;
  • Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Mức hình phạt tại khoản 5 Điều 134 Bộ Luật hình sự: Nặng nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân khi phạm tội thuộc một trong hai trường hợp:

  • Làm chết 02 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Như vậy, tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm mà người phạm tội cố ý gây thương tích có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, phạt tù đến 20 năm, tù chung thân.

Ngoài ra, người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm (theo khoản 6 Điều 134).

Phạt hành chính với hành vi cố ý gây thương tích:

Người thực hiện hành vi cố ý gây thương tích dưới mức chịu trách nhiệm hình sự như trên (tỉ lệ thương tích dưới 11% và không thuộc một trong các trường hợp đặc biệt) có thể bị phạt hành chính theo điểm e khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Trong đó, mức phạt được quy định đối với hành vi cố ý gây thương tích cho người khác là phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.

Tóm lại: Mức phạt với Tội cố ý gây thương tích theo quy định của Bộ luật Hình sự là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, phạt tù đến 20 năm, tù chung thân. Nếu hành vi cố ý gây thương tích cho người khác dưới mức chịu trách nhiệm hình sự thì có thể bị phạt hành chính đến 03 triệu đồng.

Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của tội Cố ý gây thương tích có tổ chức

Theo tại Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;      

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

m) Phạm tội do lạc hậu;

n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

r) Người phạm tội tự thú;

s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;

u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.

Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.

Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

Như vậy, nếu có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên theo quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 nêu trên, người thực hiện hành vi phạm tội có thể được xem xét giảm nhẹ hình phạt và tòa án sẽ xem xét và quyết đinh mức hình phạt cuối cùng.

Như vậy, khi làm việc với cơ quan chức năng, người phạm tội phải thành khẩn khai báo và hợp tác để được hưởng chính sách khoan hồng của nhà nước. Bên cạnh đó, cần có sự tham gia của Luật sư bào chữa cho bị cáo. Việc góp mặt của luật sư khi tham gia vụ án với tư cách người bào chữa không chỉ xác định chính xác tội danh mà còn khai thác tối đa các tình tiết giảm nhẹ hình phạt cho bị can, bị cáo.

Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin và nội dung tư vấn pháp luật của Luật Trần và Liên Danh liên quan đến cố ý gây thương tích có tổ chức. Mọi thắc mắc xin liên hệ qua Hotline Công ty luật uy tín để được giải đáp nhanh chóng, chu đáo và miễn phí!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139