Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1

chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1

Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1 các cấp chính là sự đánh giá năng lực của những cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động xây dựng và được cấp bởi Bộ Xây Dựng. Và chứng chỉ này cũng là một trong những điều kiện, quyền hạn để những công ty xây dựng có thể tham gia vào hoạt động xây dựng những công trình trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn đọc các quy định của pháp luật về chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1.

Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1 là gì?

Căn cứ: Nghị định 15/2021/NĐ – CP

Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1 là bản đánh giá vắn tắt, rút gọn của Bộ Xây Dựng cấp cho các tổ chức, công ty đủ điều kiện được hoạt động xây dựng trên toàn quốc. Chứng chỉ năng lực xây dựng là thủ tục, cơ sở pháp lý đối với các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.

Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1

Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo MẪU số 01 Phụ lục IV Nghị định 15/2021/NĐ- CP này;

02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm và tệp tin ảnh có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng;

Văn bằng do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp phù hợp với loại, hạng chứng chỉ đề nghị cấp;

Các quyết định phân công công việc (giao nhiệm vụ) của tổ chức cho cá nhân hoặc văn bản xác nhận của đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư về các công việc tiêu biểu mà cá nhân đã hoàn thành theo nội dung kê khai. Trường hợp cá nhân hành nghề độc lập thì phải có hợp đồng và biên bản nghiệm thu các công việc thực hiện tiêu biểu đã kê khai;

Bản sao kết quả sát hạch đạt yêu cầu trong trường hợp đã sát hạch trước ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

Chứng chỉ năng lực còn hiệu lực hoặc hết hiệu lực.

Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

Cá nhân theo quy định tại Khoản 3 Điều 148 Luật Xây dựng năm 2014 phải có chứng chỉ hành nghề khi tham gia hoạt động xây dựng thuộc các lĩnh vực sau đây:

Khảo sát xây dựng gồm khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình; địa chất thủy văn.

Thiết kế quy hoạch xây dựng.

Thiết kế xây dựng công trình gồm thiết kế kiến trúc công trình; thiết kế kết cấu công trình; thiết kế điện – cơ điện công trình; thiết kế cấp – thoát nước công trình; thiết kế thông gió – cấp thoát nhiệt; thiết kế mạng thông tin – liên lạc trong công trình xây dựng; thiết kế an toàn phòng chống cháy nổ công trình xây dựng.

Giám sát thi công xây dựng gồm: giám sát công tác xây dựng công trình; giám sát công tác lắp đặt thiết bị công trình; giám sát lắp đặt thiết bị công nghệ.

Kiểm định xây dựng.

Định giá xây dựng.

Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề đối với một hoặc nhiều lĩnh vực khi có đủ Điều kiện năng lực theo quy định.

chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1
chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1

Mẫu chứng chỉ hành nghề

Theo quy định tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP

Chứng chỉ hành nghề là loại bìa có màu vàng nhạt, kích thước 15x21cm. Quy cách và nội dung chủ yếu của chứng chỉ hành nghề quy định tại Khoản 3 Điều này, theo mẫu tại Phụ lục số 05 Thông tư này.

Quản lý số chứng chỉ hành nghề:

Số chứng chỉ hành nghề gồm 02 nhóm ký hiệu, được nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-), quy định như sau:

Nhóm thứ nhất: có 03 ký tự thể hiện nơi cấp chứng chỉ được quy định cụ thể tại Phụ lục số 07 Thông tư này;

Nhóm thứ hai: Mã số chứng chỉ hành nghề.

Nội dung chủ yếu của chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng bao gồm:

Thông tin cơ bản của cá nhân được cấp chứng chỉ: ảnh cỡ 4x6cm, họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh thư nhân dân (thẻ căn cước hoặc hộ chiếu);

Tên cơ quan cấp, chữ ký và đóng dấu;

Trình độ chuyên môn được đào tạo, hệ đào tạo, cơ sở đào tạo;

Lĩnh vực hành nghề, loại công trình (nếu có), hạng và thời hạn hành nghề đối với từng lĩnh vực được cấp.

Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề

Căn cứ theo Điều 86 NĐ 15/2021/NĐ-CP

Thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực:

Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I;

Sở Xây dựng, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được công nhận cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III.

Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực là cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực do mình cấp.

Trường hợp chứng chỉ năng lực được cấp không đúng quy định mà cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực không thực hiện thu hồi thì Bộ Xây dựng trực tiếp quyết định thu hồi chứng chỉ năng lực.

Nguyên tắc xác định chuyên môn phù hợp và thời gian kinh nghiệm nghề nghiệp xét cấp chứng chỉ hành nghề

Chuyên môn được đào tạo của cá nhân xác định là phù hợp khi chuyên ngành hoặc nội dung chương trình đào tạo của cá nhân đó phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề được quy định.

Thời gian kinh nghiệm của cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề là tổng thời gian cá nhân chính thức tham gia hoạt động xây dựng thuộc lĩnh vực phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

Đối với cá nhân chưa có đủ thời gian kinh nghiệm tham gia hoạt động xây dựng theo quy định kể từ ngày tốt nghiệp đại học nhưng trước đó đã có bằng cao đẳng hoặc trung cấp và đã tham gia hoạt động xây dựng thì thời gian kinh nghiệm được tính bằng tổng thời gian cá nhân đó tham gia hoạt động xây dựng từ khi tốt nghiệp cao đẳng hoặc trung cấp để xét cấp chứng chỉ hành nghề hạng II và hạng III.

Đối với cá nhân đã làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước thì thời gian và kinh nghiệm là tổng thời gian và kinh nghiệm cá nhân đó đã tham gia thực hiện các công việc quản lý nhà nước có liên quan đến lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề:

Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề do cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 5 Thông tư này (sau đây viết tắt là Cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề) quyết định thành lập:

Tùy thuộc vào lĩnh vực xét cấp chứng chỉ hành nghề, thủ trưởng Cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề quyết định thành phần, cơ cấu tổ chức và số lượng thành viên của Hội đồng cho phù hợp, trong đó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo của Cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề, Ủy viên thường trực là công chức, viên chức của cơ quan này.

Các ủy viên khác tham gia Hội đồng là những công chức, viên chức có chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực xét cấp chứng chỉ hành nghề và các chuyên gia có trình độ chuyên môn thuộc lĩnh vực xét cấp chứng chỉ hành nghề do Chủ tịch Hội đồng mời.

Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư này do người đứng đầu Tổ chức xã hội nghề nghiệp quyết định thành lập, có cơ cấu tổ chức và số lượng thành viên phù hợp với lĩnh vực xét cấp chứng chỉ hành nghề, trong đó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo và các ủy viên Hội đồng là Hội viên của Tổ chức xã hội nghề nghiệp.

Chủ tịch Hội đồng quyết định thành lập Bộ phận sát hạch giúp việc cho Hội đồng. Bộ phận sát hạch gồm có Tổ trưởng là thành viên của Hội đồng, các thành viên khác là công chức, viên chức của Cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề hoặc Hội viên của Tổ chức xã hội nghề nghiệp đối với cơ quan cấp chứng chỉ là Tổ chức xã hội nghề nghiệp.

Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề

Trường hợp cá nhân đề nghị cấp mới; điều chỉnh, bổ sung lĩnh vực, nâng hạng chứng chỉ hành nghề:

Đề sát hạch bao gồm 05 câu hỏi về kiến thức pháp luật (bao gồm pháp luật chung và pháp luật về xây dựng theo từng lĩnh vực) và 20 câu hỏi về kiến thức chuyên môn có liên quan đến lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, số điểm tối đa cho mỗi đề sát hạch là 100 điểm, trong đó điểm tối đa cho phần kinh nghiệm nghề nghiệp là 80 điểm, điểm tối đa cho phần kiến thức pháp luật là 20 điểm.

Cá nhân có kết quả sát hạch phần kiến thức pháp luật tối thiểu 16 điểm và tổng điểm từ 80 điểm trở lên thì đạt yêu cầu để xem xét cấp chứng chỉ hành nghề.

Trường hợp cá nhân được miễn sát hạch về kiến thức chuyên môn:

Đề sát hạch bao gồm 10 câu về kiến thức pháp luật, số điểm tối đa cho mỗi đề sát hạch là 40 điểm. Cá nhân có kết quả sát hạch từ 32 điểm trở lên thì đạt yêu cầu để xem xét cấp chứng chỉ hành nghề.

Tổ chức phải có chứng chỉ năng lực khi tham gia hoạt động xây dựng thuộc các lĩnh vực sau đây:

Khảo sát xây dựng gồm: khảo sát địa hình; khảo sát địa chất, địa chất thủy văn công trình.

Lập quy hoạch xây dựng.

Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng gồm: thiết kế kiến trúc công trình; thiết kế kết cấu công trình; thiết kế điện – cơ điện công trình; thiết kế cấp – thoát nước công trình; thiết kế thông gió – cấp thoát nhiệt; thiết kế mạng thông tin – liên lạc trong công trình xây dựng.

Lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng.

Quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Thi công xây dựng công trình.

Giám sát thi công xây dựng gồm: giám sát công tác xây dựng công trình; giám sát lắp đặt thiết bị công trình; giám sát lắp đặt thiết bị công nghệ.

Kiểm định xây dựng.

Quản lý, thẩm tra chi phí đầu tư xây dựng.

Câu hỏi công ty thường gặp

1. Điều kiện cấp chứng chỉ xây dựng là gì?

Trả lời: Điều kiện cấp chứng chỉ xây dựng được quy định tại NĐ 15/2021/NĐ-CP. Vui lòng truy cập tại đây để xem thêm.

2. Thời hạn sử dụng chứng chỉ là bao lâu?

Trả lời: Căn cứ vào: Điều 64 Nghị định 15/2021/NĐ-CP Tối đa là 05 năm đối với cá nhân được cấp lần đầu.

3. Thời hạn giải quyết hồ sơ mất bao lâu?

Trả lời: Căn cứ: Điều 80 NĐ 15/2021/NĐ-CP Quy định: 20 ngày kể từ ngày cơ quan có thểm quyền nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4. Nộp hồ sơ bằng cách nào?

Trả lời: Có hai cách nộp hồ sơ: Qua đường bưu điện hoặc Nộp trực tiếp.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về thủ tục xin chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1. Để tìm hiểu chi tiết về dịch vụ hỗ trợ cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1, Quý khách hàng hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline để được tư vấn tốt nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139