Cấu thành tội trộm tài sản

Cấu thành tội trộm tài sản

Tội trộm cắp tài sản được hình thành bởi các yếu tố nào? Việc chiếm đoạt tài sản phải như thế nào, giá trị bao nhiêu mới cấu thành tội? Việc xử lý hành vi trộm cắp tài sản theo quy định của pháp luật hiện nay được quy định ở đâu? Đây là những thắc mắc của những người bị mất tài sản do trộm cắp, cũng như là mối quan tâm của toàn xã hội.

Trộm cắp tài sản là một trong những tội xảy ra phổ biến trong nhóm tội xâm phạm đến quyền sở hữu. Dấu hiệu đặc trưng của tội trộm cắp tài sản là thủ đoạn lén lút của người phạm tội, lợi dụng sơ hở của người bị hại để chiếm đoạt tài sản của họ. Người phạm tội luôn có ý thức che giấu hành vi của mình khi thực hiện, cố gắng thực hiện hành vi bằng cách thức mà người bị hại không phát hiện ra.

Cấu thành tội trộm tài sản
Cấu thành tội trộm tài sản

Thứ nhất, về căn cứ pháp lý

Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội trộm cắp tài sản như sau: “1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; đ) Tài sản là di vật, cổ vật. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; đ) Hành hung để tẩu thoát; e) Tài sản là bảo vật quốc gia; g) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Thứ hai, các yếu tố cấu thành của tội trộm cắp tài sản
(i) Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan: Trộm cắp tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn lén lút, lợi dụng sơ hở của người bị hại. Hành vi lén lút của tội phạm là lén lút đối với việc chiếm đoạt tài sản, có thể tội phạm thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trước mắt nhiều người nhưng người đó không biết được đó là hành vi trộm cắp tài sản (Ví dụ: lợi dụng lúc cả nhà A đi du lịch, không có người ở nhà, B lén cạy cửa nhà A, ngang nhiên vào nhà lấy tài sản trước sự chứng kiến của nhiều người nhưng họ không hay biết B đang chiếm đoạt bất hợp pháp tài sản của người khác mà đều nghĩ B là người thân của gia đình A). Cũng có thể người phạm tội thực hiện hành vi lén lút với người bị hại nhưng công khai với những người khác (Ví dụ: hành vi móc túi nơi công cộng).

Hậu quả: Hậu quả của tội phạm này là gây thiệt hại về tài sản cho người bị hại. Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của tội trộm cắp tài sản. Nếu một người có ý định trộm cắp tài sản của người khác nhưng chưa thực hiện được hành vi chiếm đoạt tài sản mà bị phát hiện thì chưa cấu thành tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, người phạm tội đã có hành vi dịch chuyển tài sản ra khỏi vị trí ban đầu của nó thì sẽ bị truy tố về tội trộm cắp tài sản dù mục đích chiến đoạt tài sản có đạt được hay không (Ví dụ: A lén vào nhà B trộm cắp tài sản, khi A đã lấy được tài sản đem ra góc tường nhà B, chưa kịp đem số tài sản trên đi thì bị phát hiện. Trong trường hợp này, A đã phạm tội trộm cắp tài sản, nếu A bị phát hiện trước khi lấy tài sản thì mới không phạm tội.)
(ii) Mặt chủ quan của tội phạm
Tội trộm cắp tài sản được người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý. Mục đích của tội phạm là chiếm đoạt tài sản của người khác. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, người đồng phạm với người trộm cắp tài sản nhưng không có mục đích chiếm đoạt tài sản mà không cấu thành tội khác thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản (Ví dụ: A ghét B nên xúi giục C trộm tài sản của B. Trường hợp này dù A không có mục đích chiếm đoạt tài sản của B nhưng A vẫn bị truy cứu về tội trộm cắp tài sản với vai trò đồng phạm).
(iii) Khách thể của tội phạm
Tội trộm cắp tài sản đã xâm phạm đến quan hệ sở hữu, cụ thể là xâm phạm đến quyền sở hữu của người khác.

Hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng cách lén lút chính là hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây thiệt hại về tài sản cho người bị trộm cắp. 

(iv) Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội trộm cắp tài sản là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự (đủ tuổi, có năng lực hành vi dân sự). Theo quy định tại Điều 12, Điều 173 Bộ luật Hình sự thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản theo khoản 3, 4 điều 173 Bộ luật Hình sự; đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên thì phải chịu trách nhiệm hình sự đối với cả những hành vi thuộc khoản 1, 2 Điều 173 Bộ luật Hình sự.
Thứ ba, hình phạt đối với người phạm tội trộm cắp tài sản

Mức hình phạt của tội phạm này được chia thành bôn khung, cụ thể như sau:

 Khung một (khoản 1)

Có mức hình phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan.

– Khung hai (khoản 2)

Có mức phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Được áp dụng đối vối một trong các trường hợp phạm tội sau đây:

+ Có tổ chức (xem giải thích tương tự ở tội cướp tài sản).

+ Có tính chất chuyên nghiệp (xem giải thích tương tự ở tội cướp tài sản).

+ Tái phạm nguy hiểm (xem giải thích tương tự ở tội cướp tài sản).

+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm. Được hiểu là các thủ đoạn tinh vi rất khó phát hiện (như bố trí trộm cắp xe gắn máy tại bãi giữ xe) và các thủ đoạn mang tính nguy hiểm gây thiệt hại thêm cho chủ sở hữu (như dỡ mái nhà để trèo vào trộm cắp…)

+ Hành hung để tẩu thoát (xem giải thích tương tự ở tội cướp giật tài sản).

+ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

+ Gây hậu quả nghiêm trọng (xem giải thích tương tự ở tội cướp tài sản).

– Khung ba (khoản 3)

Có mức phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:

+ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.

+ Gây hậu quả rất nghiêm trọng (xem giải thích tương tự ỏ tội cướp tội phạm).

Có mức phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau:

+ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên.

+ Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng (xem giải thích tương tự ỏ tội cướp tài sản)

– Khung bốn (khoản 4)

Có mức phạt tù từ mười hai đến hai mươi năm, được áp dụng với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá năm trăm triệu đồng đồng trở lên;

+ Trộm cắp tài sản trị giá từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự;

+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

 Hình phạt bổ sung (khoản 5)

Ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt chính nêu trên, tuỳ từng trường hợp cụ thể, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

Một số vấn đề cần chú ý:

+ Phân biệt dấu hiệu đặc trưng của tội trộm cắp tài sản với một số tội có dấu hiệu gần tương đồng.

+ Thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trường hợp người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối tiếp cận tài sản để đến khi có điều kiện mới lén lút chiếm đoạt tài sản của bị hại thì đó là dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản chứ không phải là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ví dụ: A giả làm người bị bệnh để B thương tình đưa vào nhà của B nghỉ. Trong lúc cả gia đình B lo làm việc, A lén lút lấy trộm tiền và xe mô tô của B bỏ trốn. Hành vi của A cấu thành tội trộm cắp tài sản chứ không phải là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

+ Thủ đoạn đặc trưng của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là không cần che giấu hành vi và thực hiện công khai hành vi chiếm đoạt. Nhiều người nhìn thấy và không nghi ngờ gì về hành vi chiếm đoạt tài sản. Trường hợp người phạm tội lợi dụng không có ai trực tiếp quản lý tài sản, giả làm ngưòi có trách nhiệm đến và chiếm đoạt tài sản đó. Trường hợp này người phạm tội đã thực hiện hành vi lén lút ở việc che giấu thân phận thật của mình (giả làm người có trách nhiệm) để lén lút với mọi người xung quanh và người quản lý tài sản, tiếp cận và thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Do vậy, họ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản chứ không phải tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

Ví dụ: A giả làm nhân viên khách sạn M, dọn dẹp một số cây kiểng trong khuôn viên của khách sạn. A đã dùng xe chở một số cây kiểng quý đi để chiếm đoạt số cây kiểng đó. Trường hợp này A lén lút với mọi người xung quanh nên phạm tội trộm cắp tài sản chứ không phải tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

+ Thủ đoạn đặc trưng của tội cướp giật tài sản là hành vi công khai và nhanh chóng giằng lấy, giật lấy tài sản thường là gọn nhẹ của người khác rồi nhanh chóng tẩu thoát. Trường hợp người phạm tội lợi dụng chỗ đông người lén giật tài sản của người khác để không bị phát hiện rồi sau đó chiếm đoạt tài sản ấy. Trường hợp này thực chất người phạm tội đã lén lút (không có ý thức công khai) chiếm đoạt tài sản bằng cách giật lấy tài sản thật nhanh chóng để không ai thấy. Người phạm tội đã lén lút cả đối với người bị hại và đối với người xung quanh. Do vậy, trường hợp này là tội trộm cắp tài sản chứ không phải là tội cướp giật tài sản.

Ví dụ: A lợi dụng xếp hàng chen lấn, giả làm khách hàng chen lấn xô đẩy mạnh làm phân tán sự chú ý của mọi người và cùng lúc đó giật dây chuyền của B rơi xuống đất để đồng bọn lấy. Trường hợp này, A không có ý thức công khai thực hiện hành vi này mà lén lút giật lấy tài sản (giật cho dây chuyền rơi xuống) rồi sau đó cùng đồng bọn chiếm đoạt. Do vậy, hành vi này phải cấu thành tội trộm cắp tài sản chứ không phải tội cướp giật tài sản.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139