Với việc nới lỏng giãn cách xã hội kể từ 6h ngày 21/09/2021 theo Chỉ thị số 22/CT-UBND nhưng vẫn giữ nguyên 22 chốt kiểm soát ở các cửa ngõ về Hà Nội, nhiều người ở Thủ đô có nhu cầu về quê nhưng băn khoăn không biết xin cấp giấy đi đường về quê ở đâu? Hồ sơ và trình tự xin giấy đi đường về quê như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Trần và Liên Danh sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn đọc về thủ tục xin cấp giấy đi đường và cách ghi giấy đi đường.
Căn cứ pháp lý cách ghi giấy đi đường
Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 20/09/2021
Quyết định số 1570/QĐ-BGTVT
Thủ tục xin cách ghi giấy đi đường
Theo Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 20/09/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, thành phố vẫn tiếp tục duy trì hoạt động 22 chốt tại các cửa ngõ ra/vào thành phố và 33 chốt tại các quận, huyện, thị xã giáp ranh các tỉnh lân cận để thực hiện kiểm soát người và phương tiện đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Thêm vào đó, các hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh, hoạt động vận tải công cộng đến Hà Nội và hoạt động vận tải công cộng nội bộ thành phố vẫn tiếp tục dừng hoạt động.
Bên cạnh đó, ngoại trừ các xe luồng xanh vận chuyển hàng hóa cần thiết phục vụ đời sống người dân, phục vụ công tác phòng chống dịch, công vụ, ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia được ưu tiên, các trường hợp khác muốn ra khỏi thành phố để đến các tỉnh thành khác đều phải có giấy đi đường về quê.
Thủ tục xin cách ghi giấy đi đường cho doanh nghiệp
Ngày 05/9/2021, Sở Công Thương TP. Hà Nội đã ban hành Công văn 3853/SCT-QLTM hướng dẫn cấp giấy đi đường có nhận diện cho người và phương tiện vận chuyển trong vùng 1 thuộc lĩnh vực Công Thương.
*Đối tượng doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thiết yếu thuộc lĩnh vực công thương:
– Lĩnh vực kinh doanh mặt hàng thiết yếu thuộc lĩnh vực Công Thương:
+ Doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh siêu thị.
+ Doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh chuỗi cửa hàng tiện ích.
+ Đơn vị quản lý kinh doanh khai thác chợ.
+ Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu sữa và thực phẩm chức năng cho trẻ em dưới 6 tuổi .
+ Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, LPG (đã được Sở Công Thương cấp Giấy chứng nhận của lĩnh vực này).
+ Doanh nghiệp, đơn vị tham gia chương trình bình ổn thị trường của TP Hà Nội.
+ Doanh nghiệp kinh doanh chuỗi nhu yếu phẩm thiết yếu khác thuộc lĩnh vực Công Thương (tã, bỉm, sữa, băng vệ sinh,…)
– Lĩnh vực logistics.
– Lĩnh vực xuất nhập khẩu
– Lĩnh vực thương mại điện tử.
Quy trình thực hiện cách ghi giấy đi đường
Bước 1: Các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thiết yếu thuộc lĩnh vực Công Thương chuẩn bị 03 file mềm/bản scan (theo nhu cầu đăng ký) các tài liệu sau:
– Công văn đề nghị của doanh nghiệp đơn vị (có ký tên, đóng dấu), lưu ý doanh nghiệp, đơn vị cung cấp đầu mối liên lạc (tên, địa chỉ, điện thoại, email…)
– Lập các danh sách theo mẫu
Để thuận tiện công tác tổng hợp, tùy theo nhu cầu đề xuất, Doanh nghiệp tạo các file Excel theo định dạng:: Nội dung hỗ trợ_Lĩnh vực_ Công ty
Ví dụ: Giấy đi đường_ Tên cửa hàng kinh doanh_Tên Công ty….
Xe máy_ Tên cửa hàng kinh doanh_tên Công ty…
Ô tô_ Tên cửa hàng kinh doanh_tên Công ty…
Bước 2: Doanh nghiệp gửi mail các tài liệu nêu trên về địa chỉ email: giaydiduong.soct@gmail.com
Bước 3: Sở Công Thương tiếp nhận và xử lý hồ sơ
– Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện giải quyết: Sở Công Thương sẽ tổng hợp và gửi Công an Thành phố xem xét, cấp xác nhận theo quy định.
– Trường hợp doanh nghiệp không thuộc lĩnh vực quản lý hoặc hồ sơ không hợp lệ: Sở Công Thương sẽ tổng hợp, lập danh sách nêu rõ lý do và niêm yết trên trang web www. congthuong.hanoi.gov.vn – mục Phòng chống Covid để doanh nghiệp, đơn vị biết, theo dõi.
Bước 4: Sau khi nhận được kết quả xử lý hồ sơ từ Công an Thành phố, Sở Công Thương sẽ gửi kết quả cho doanh nghiệp qua email doanh nghiệp đã đăng ký với Sở.
*Lĩnh vực điện năng:
Đối tượng: các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động điện lực gồm: truyền tải điện, phân phối điện và bán lẻ điện thuộc Vùng 1.
Quy trình thực hiện:
Bước 1: Các doanh nghiệp, đơn vị hoạt động điện lực chuẩn bị 03 file mềm/bản scan (theo nhu cầu đăng ký) các tài liệu sau:
– Công văn đề nghị của doanh nghiệp đơn vị (có ký tên, đóng dấu), lưu ý doanh nghiệp, đơn vị cung cấp đầu mối liên lạc (tên, địa chỉ, điện thoại, email…)
– Lập các danh sách theo mẫu
Để thuận tiện công tác tổng hợp, tùy theo nhu cầu đề xuất, Doanh nghiệp tạo các file Excel theo định dạng:: Nội dung hỗ trợ_Lĩnh vực_ Công ty…
Bước 2: Doanh nghiệp, đơn vị gửi email các tài liệu về địa chỉ email: nguyenvietanh_soct@hanoi.gov.vn
– Yêu cầu thông tin phải cụ thể vị trí, lịch trình, cung đường, ngày giờ đăng ký di chuyển.
– Đối với Lãnh đạo và nhân viện thực hiện xử lý công việc, xử lý các dịch vụ công: thực hiện chế độ làm việc luân phiên, có phân công rõ ràng, đăng ký rõ địa điểm lưu trú, địa điểm làm việc, cụ thể vị trí, lịch trình, cung đường, ngày giờ đăng ký di chuyển.
– Đối với cán bộ, nhân viên điều độ vận hành: thực hiện 3 tại chỗ, chỉ di chuyển trong ngày đổi ca và cụ thể lộ trình, địa điểm đi đến đầy đủ.
– Đối với cán bộ, nhân viên phục vụ công tác kiểm tra, xử lý sự cố lưới điện: đơn vị đăng ký và bố trí theo lịch đảm bảo duy trì tối thiểu theo từng khu vực cụ thể. Trong trường hợp phát sinh cần bổ sung, đơn vị liên hệ với Sở Công Thương qua số liên hệ nóng để phối hợp Công an Thành phố cấp bổ sung trong thời gian sớm nhất.
Bước 3: Sở Công Thương tiếp nhận và xử lý hồ sơ
– Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện giải quyết: Sở Công Thương sẽ tổng hợp và gửi Công an Thành phố xem xét, cấp xác nhận theo quy định.
– Trường hợp cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp không thuộc lĩnh vực quản lý hoặc hồ sơ không hợp lệ: Sở Công Thương sẽ tổng hợp, lập danh sách nêu lý do và niêm yết trên trang web www. congthuong.hanoi.gov.vn – mục Phòng chống Covid để doanh nghiệp biết, theo dõi.
Bước 4: Sau khi nhận được kết quả xử lý hồ sơ từ Công an Thành phố, Sở Công Thương sẽ gửi kết quả cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp qua email đã đăng ký với Sở.
*Lĩnh vực sản xuất công nghiệp
Thực hiện quy định tại nhóm 6 theo Thông báo Quy trình xét duyệt, cấp Giấy đi đường, Thẻ mua hàng thiết yếu tại Vùng 1 theo yêu cầu phòng, chống dịch Covid- 19 do Công an Thành phố ban hành. Thẩm quyền cấp Giấy đi đường: Công an xã, phường, thị trấn nơi doanh nghiệp đóng trên địa bàn
Giấy tờ đi đường xe ô tô
Ngày 24/8, Bộ Giao thông vận tải ban hành Quyết định số 1570/QĐ-BGTVT hướng dẫn tạm thời về tổ chức giao thông, kiểm soát dịch đối với hoạt động vận tải bằng ô tô trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19.
Trường hợp sau khi quét mã QR thể hiện đầy đủ thông tin theo yêu cầu thì cho phương tiện lưu thông ngay qua chốt kiểm soát dịch.
Trường hợp sau khi quét mã QR phát hiện có thông tin không đầy đủ, chính xác, nếu người trên phương tiện xuất trình bản chính Giấy xét nghiệm còn hiệu lực, Giấy phép lái xe (đối với người điều khiển phương tiện), căn cước công dân hoặc chứng minh thư còn hiệu lực (đối với người phục vụ trên xe, nhân viên bốc, xếp dỡ hàng hóa đi theo xe), khai báo y tế đầy đủ thì cho phương tiện lưu thông ngay qua chốt kiểm soát dịch và yêu cầu người trên phương tiện tiếp tục phải tự cập nhật lại các thông tin trên phần mềm tại địa chỉ www.luongxanh.drvn.gov.vn hoặc ứng dụng “Luồng xanh”.
Trường hợp sau khi quét mã QR phát hiện có thông tin không đầy đủ, chính xác, nếu người trên phương tiện không xuất trình được bản chính Giấy xét nghiệm còn hiệu lực hoặc chưa khai báo y tế thì hướng dẫn xe di chuyển vào khu vực kiểm tra phương tiện tại chốt kiểm soát dịch (không để xe dừng đỗ trên đường) để kiểm tra và xử lý theo quy định về phòng, chống dịch. Nếu phát hiện người trên phương tiện dương tính với SARS-CoV-2 thì tổ chức cách ly theo quy định.
Đối với phương tiện không có Giấy nhận diện hoặc có Giấy nhận diện nhưng đã hết hiệu lực, lực lượng kiểm soát yêu cầu, hướng dẫn xe di chuyển vào khu vực kiểm tra phương tiện tại chốt kiểm soát dịch (không để xe dừng đỗ trên đường) để kiểm tra.
Thủ tục xin cấp giấy đi đường tại Hà Nội
Nhóm 1: Các cơ quan, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công vụ, ngoại giao, quốc tế gồm: Cán bộ, công chức, công vụ làm việc tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính quyền, MTTQ, đoàn thể, chính trị xã hội đóng trên địa bàn TP (bao gồm cả các cơ quan trực thuộc và tương đương); cán bộ, người lao động làm việc tại các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế.
Thẩm quyền cấp giấy đi đường: Do Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm duyệt, cấp theo đúng đối tượng quy định tại Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Nhóm 2: Các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ công tác trong lĩnh vực dịch vụ công ích thiết yếu gồm: Cán bộ, công chức, công vụ, công nhân viên, người lao động trực tiếp thực hiện các hoạt động dịch vụ công ích thiết yếu.
Thẩm quyền cấp Giấy đi đường: Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP.
Về quy trình cấp:
Bước 1: Cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực (Sở quản lý theo chuyên ngành, lĩnh vực hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. Ví dụ: Sở Thông tin và Truyền thông quản lý doanh nghiệp lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; Sở giao thông quản lý doanh nghiệp vận tải; Sở Công thương quản lý doanh nghiệp lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, siêu thị…).
Thủ trưởng các tổ chức, doanh nghiệp trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ công tác trong lĩnh vực dịch vụ công ích thiết yếu cử 1 cán bộ đại diện cơ quan, đơn vị làm việc trực tiếp với cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực để cung cấp các thông tin, danh sách các cá nhân, người lao động, người điều khiển phương tiện môtô, người điều khiển ôtô theo biểu mẫu của Công an TP (danh sách cá nhân – biểu mẫu số 1; danh sách người điều khiển xe môô, danh sách người điều khiển xe ôtô: mỗi loại lập riêng theo biểu mẫu số 2) để đề nghị xem xét cấp giấy đi đường có mã nhận diện.
Bước 2: Gửi danh sách đề nghị cấp Giấy đi đường: Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực tổng hợp danh sách cá nhân, người lao động, người điều khiển phương tiện môtô, người điều khiển ôtô đề nghị cấp giấy đi đường của các cơ quan, tổ chức có nhu cầu kèm theo các Biểu mẫu của Công an TP, gửi Phòng Cảnh sát Giao thông (qua thư điện tử đã xác thực trên hệ thống) để duyệt, cấp Giấy đi đường có mã nhận diện.
Bước 3: Duyệt Giấy đi đường: Căn cứ vào danh sách đã được duyệt của Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực, Phòng Cảnh sát Giao thông cấp giấy đi đường.
Bước 4: Cấp Giấy đi đường: Đối với Giấy đi đường có mã nhận diện của phương tiện và người điều khiển ôtô: Phòng Cảnh sát giao thông gửi tới Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực (qua thư điện tử đã được hệ thống xác nhận). Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực chuyển Giấy đi đường có mã nhận diện cho các các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị, cơ quan, cá nhân có nhu cầu đã được phê duyệt để tổ chức in, cấp Giấy đi đường và sử dụng.
Đối với Giấy đi đường có mã nhận diện cho người điều khiển môtô: Phòng Cảnh sát giao thông in, ký, đóng dấu và gửi tới Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực để gửi trả cho các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu đã được phê duyệt.
Nhóm 3: Các cơ quan, tổ chức trực tiếp thực hiện, tham gia công tác phòng chống dịch gồm: Cán bộ, công chức, công vụ, công nhân viên, người lao động trực tiếp thực hiện tham gia công tác phòng chống dịch.
Thẩm quyền cấp Giấy đi đường: Do Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm duyệt, cấp theo đúng đối tượng quy định tại Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Nhóm 4: Các cơ quan báo chí, truyền thông: Cán bộ, người lao động làm việc tại các cơ quan báo chí, truyền thông.
Thẩm quyền cấp Giấy đi đường: Do Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm duyệt, cấp theo đúng đối tượng quy định tại Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Nhóm 5: Đối với các trường hợp cá nhân có nhu cầu lưu thông trên đường: Cá nhân đi mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, đồ dùng thiết yếu: Do Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn duyệt, cấp thẻ mua hàng thiết yếu theo đúng đối tượng quy định.
Cá nhân đi thực hiện các dịch vụ y tế bắt buộc (cấp cứu, khám chữa bệnh và mua thuốc định kỳ; đi tiêm vắc-xin và xét nghiệm Covid-19; người chăm sóc người bệnh và người xuất viện về): Không áp dụng giấy đi đường, cá nhân chỉ cần mang theo giấy tờ chứng minh kèm theo căn cước công dân (chứng minh thư nhân dân).
Cá nhân đi sân bay theo vé; cá nhân đi đến các cơ quan ngoại giao theo giấy hẹn của cơ quan ngoại giao; cá nhân đến tòa án theo giấy triệu tập của tòa án: Không áp dụng Giấy đi đường, cá nhân chỉ cần mang theo giấy tờ chứng minh kèm theo căn cước công dân (chứng minh thư nhân dân) và giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19 trong vòng 72 giờ.
Nhóm 6: Các tổ chức, cá nhân và các trường hợp cấp thiết khác phục vụ thực hiện các hoạt động công vụ, công ích thiết yếu: Các cá nhân, người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các trường hợp cấp thiết khác phục vụ thực hiện các hoạt động công vụ, công ích thiết yếu.
Thẩm quyền cấp Giấy đi đường: Công an xã, phường, thị trấn.
Bước 1: Cung cấp thông tin: Thủ trưởng các đơn vị cử 1 cán bộ đại diện làm việc trực tiếp với Công an xã/phường/thị trấn để cung cấp thông tin cần thiết theo quy định, cung cấp địa chỉ thư điện tử và thực hiện việc xác thực thư điện tử trên hệ thống với Ủy ban nhân dân xã/phường, thị trấn.
Bước 2: Gửi danh sách đề nghị cấp Giấy đi đường: Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức lập danh sách cán bộ, công chức, công vụ đề nghị cấp Giấy đi đường (theo biểu mẫu số 3) và các tài liệu có liên quan gửi về Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn qua địa chỉ thư điện tử đã xác thực trên hệ thống.
Bước 3: Duyệt Giấy đi đường: Trên cơ sở danh sách đề nghị của các cơ quan, tổ chức; căn cứ vào diện các đối tượng theo quy định, UBND các xã/phường/thị trấn duyệt danh sách cấp Giấy đi đường và chuyển cho Công an xã/phường/thị trấn cấp Giấy đi đường có mã nhận diện (ký, đóng dấu).
Bước 4: Cấp Giấy đi đường: Công an xã/phường/thị trấn trực tiếp gửi giấy đi đường có mã nhận diện tới các cơ quan, tổ chức theo địa chỉ đăng ký.
Để biết thêm thông tin chi tiết về xin giấy đi đường, cách ghi giấy đi đường và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật Trần và Liên Danh về tra số mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ logo công ty, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, các quy định pháp luật về luật bay flycam, hợp thức hóa lãnh sự và mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh…