Bình đẳng trong kinh doanh nghĩa là bình đẳng trong

binh dang trong kinh doanh nghia la binh dang trong

Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là việc mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế có quyền tự do lựa chọn ngành, nghề kinh doanh mà mình có tiềm năng phát triển, tự do lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp với ngành nghề và phù hợp với chủ thể kinh doanh

Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một hoặc một số cũng như là tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Để thúc đẩy kinh doanh phát triển cần tạo ra một môi trường kinh doanh tự do và bình đẳng trên cơ sở pháp luật. Bình đẳng trong kinh doanh nghĩa là bình đẳng trong lựa chọn là một tiêu chí hàng đầu để phát triển kinh doanh ở nước ta.

Sau đây, Chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị những nội dung sau để hỗ trợ khách hàng những thông tin cần thiết liên quan đến bình đẳng trong kinh doanh.

Bình đẳng trong kinh doanh là gì?

Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là việc mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế có quyền tự do lựa chọn ngành, nghề kinh doanh mà mình có tiềm năng phát triển, tự do lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp với ngành nghề và phù hợp với chủ thể kinh doanh, tự do lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp với nhân lực, nguồn vốn và sự phát triển (có thể là doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh hay công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn), ngoài ra pháp luật còn quy định các chủ thể có quyền và nghĩa vụ bình đẳng với nhau trong kinh doanh.

Nội dung bình đẳng trong kinh doanh về lựa chọn

Bình đẳng trong kinh doanh thể hiện ở việc bình đẳng trong lựa chọn thể hiện ở việc:

– Mọi công dân có quyền tự do lựa chọn hình thức trong kinh doanh. Mọi công dân, không phân biệt, nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì đều có thể thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn….

Ví dụ: có công dân muốn làm giàu một cách nhanh chóng họ tham gia vào công ty bán hàng đa cấp, lôi kéo người khác tham gia để bán được hàng thu về lợi nhuận cao. Nhưng có những người chỉ kiếm tiền bằng việc chạy xe ôm.

– Mọi doanh nghiệp có quyền tự chủ đăng ký kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Các ngành nghề bị cấm kinh doanh quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020 gồm:

+ Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật Đầu tư;

+ Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật Đầu tư;

+ Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật Đầu tư;

+ Kinh doanh mại dâm;

+ Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

+ Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

+ Kinh doanh pháo nổ;

+ Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Các nội dung khác của bình đẳng trong kinh doanh

– Mọi doanh nghiệp đều được bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Các doanh nghiệp luôn luôn được nhà nước tạo điều kiện để phát triển, nhà nước luôn tìm cách tháo gỡ các chính sách kìm chân doanh nghiệp để các doanh nghiệp bứt phá có cơ hội phát triển. Ví dụ: Cải thiện thủ tục hành chính để các doanh nghiệp có khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ ngân hàng nhà nước.

– Mọi doanh nghiệp đều có quyền chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh, chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng. Ví dụ: Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel ngoài kinh doanh thị trường trong nước, doanh nghiệp này đã vươn ra thị trường thế giới và chủ yếu ở khu vực Châu Phi đem về nguồn lợi rất lớn cho doanh nghiệp. Hay tập đoàn Vingroup trước đây kinh doanh bất động sản sau này đã mở rộng kinh doanh về thương mại, nông sản, giáo dục….

– Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh như kinh doanh đúng ngành nghề đăng ký, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính, tuân thủ pháp luật về bảo vệ tài nguyên môi trường….

Câu hỏi bình đẳng trong kinh doanh nghĩa là gì?

Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế từ việc lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, hình thức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.

doanh nghiệp tư nhân bình đẳng với doanh nghiệp nhà nước

các doanh nghiệp đều được hưởng miễn giảm thuế như nhau

doanh nghiệp nhà nước được ưu tiên hơn các doanh nghiệp khác

mọi doanh nghiệp đều được kinh doanh các mặt hàng như nhau

Đáp án đúng: 

Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là doanh nghiệp tư nhân bình đẳng với doanh nghiệp nhà nước.

binh dang trong kinh doanh nghia la binh dang trong
bình đẳng trong kinh doanh nghĩa là bình đẳng trong

Lý giải việc chọn đáp án đúng là do:

+ Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế từ việc lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, hình thức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.

+ Nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh:

– Mọi công dân có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh

– Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng ký kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

– Mọi doanh nghiệp đều được bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh Nhà nước trao giải cho các doanh nhân giỏi.

– Mọi doanh nghiệp đều có quyền chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng;chủ động lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn; tự do liên doanh với các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; tự chủ kinh doanh để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh

– Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh như kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng kí; nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước; tuân thủ pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường; …

Bình đẳng trong kinh doanh xăng, dầu

Trao đổi về việc này, đại diện Sở Công Thương Thanh Hóa cho biết hiện tượng này chỉ là số ít, tập trung ở các đại lý hoặc doanh nghiệp nhượng quyền thương mại. Các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu lớn vẫn chấp hành bán hàng bình thường.

Được biết nguồn cung xăng, dầu trong thời gian qua có những biến động nhất định, nhất là tỷ lệ chiết khấu đối với mặt hàng này.

Một số chủ doanh nghiệp bán lẻ xăng, dầu phản ánh tỷ lệ chiết khấu do doanh nghiệp đầu mối để cho đại lý có thời điểm bằng 0 cộng thêm các chi phí nhân công, vận chuyển… đã khiến doanh nghiệp phải chịu lỗ.

Tình trạng này dẫn đến việc một số doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu buộc phải tính toán việc nhập vào và bán ra như thế nào để doanh nghiệp không bị thiệt, nhưng vẫn đảm bảo hoạt động của cửa hàng.

Liên quan đến tình trạng này, nhiều ý kiến của người tiêu dùng cho rằng, khi doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu tham gia thị trường thì đều phải bình đẳng như nhau, chịu sự quản lý chung của một hệ thống pháp luật…

Thế nhưng lại có cửa hàng cho mình quyền hạn chế số lượng bán hàng hay đóng cửa tạm thời nếu muốn. Khi việc kinh doanh thuận lợi, lãi lớn, không thấy doanh nghiệp có ý kiến. Khi biến động lại phàn nàn và phản ứng tiêu cực, là điều khó chấp nhận.

Đã tham gia thị trường thì phải tuân theo quy luật thị trường.

Hoạt động kinh doanh xăng, dầu đã được quy định cụ thể tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và Nghị định số 95/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Cuối tháng 8-2022, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương đã có văn bản chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát mặt hàng xăng, dầu.

Riêng đối với các doanh nghiệp bán lẻ xăng, dầu nếu hết hàng, khi kiểm tra, giám sát phải thực hiện “đo bồn” và đối chiếu hóa đơn mua, bán hàng để xác định lượng hàng tồn kho. Nếu hết hàng do chủ quan của doanh nghiệp và các vi phạm khác, thì phải xử lý nghiêm. Đảm bảo phải kiểm tra tất cả các vụ việc mà cửa hàng bán lẻ thiếu hàng, hết hàng, đóng cửa.

Tiếp đó, ngày 2-11 Thủ tướng Chính phủ có công điện gửi bộ trưởng một số bộ, ngành và các địa phương yêu cầu nâng cao trách nhiệm theo chức năng, nhiệm vụ của từng bộ, ngành trong kiểm soát, điều tiết nguồn cung và thị trường xăng, dầu, đảm bảo thị trường xăng, dầu hoạt động ổn định, đáp ứng yêu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân. Đây là cơ sở điều hành thị trường xăng, dầu hiệu lực, hiệu quả, xử lý nghiêm các vi phạm.

Liên quan đến phản ứng tiêu cực của nhiều cửa hàng bán lẻ xăng, dầu trong cả nước thời gian qua, trên một số diễn đàn người tiêu dùng có ý kiến cho rằng phản ứng của cơ quan quản lý có phần chưa kịp thời.

Cơ quan quản lý có công cụ pháp luật và lực lượng trong tay nên có thể nắm tình hình sớm, xử lý nghiêm để ngăn chặn vi phạm. Một khi xử nghiêm thì các cửa hàng sẽ không dám tái phạm.

Bình đẳng trong kinh doanh theo quy định pháp luật

Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh theo pháp luật

Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ KT từ việc lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, hình thức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của PL.

Nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh

Mọi công dân có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh

Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng ký KD trong những ngành nghề  mà PL không cấm.

Mọi doanh nghiệp đều được bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh Nhà nước trao giải cho các doanh nhân giỏi.

Mọi doanh nghiệp đều có quyền chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng;chủ động lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn; tự do liên doanh với các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; tự chủ kinh doanh để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh

Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh như kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng kí; nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước; tuân thủ pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường; …

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan bình đẳng trong kinh doanh nghĩa là bình đẳng trong lựa chọn. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ với công ty luật uy tín chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139