Bảng giá làm báo cáo tài chính

bảng giá làm báo cáo tài chính

Hiện nay, các doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp có quy mô nhỏ, chưa có nguồn kinh phí nhiều và số lượng nghiệp vụ phát sinh cũng ít nên sử dụng dịch vụ làm báo cáo tài chính.

Việc sử dụng dịch vụ kế toán trọn gói, dịch vụ làm báo cáo tài chính mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Khi sang lĩnh vực dịch vụ kế toán, chúng tôi cũng mong muốn mang đến cho các doanh nghiệp dịch vụ kế toán, dịch vụ làm báo cáo tài chính với chất lượng tốt nhất. Vậy hiện nay bảng giá làm báo cáo tài chính là bao nhiêu?

Báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính (BCTC) cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp, như: tài sản, nợ, vốn chủ sở hữu, doanh thu, lợi nhuận, dòng tiền…

Báo cáo thường được công bố định kỳ vào cuối mỗi quý và vào cuối năm.

Báo cáo tài chính có mấy loại?

Báo cáo tài chính gồm có 2 loại:

Báo cáo tài chính tổng hợp

Báo cáo tài chính hợp nhất

Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính 

Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính gồm: Hoạt động liên tục; Cơ sở dồn tích; Nhất quán; Trọng yếu và tập hợp; Bù trừ; Có thể so sánh; Kết cấu và nội dung chủ yếu của báo cáo tài chính

Hoạt động liên tục

– Khi lập và trình bày báo cáo tài chính, Giám đốc doanh nghiệp cần phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.

– Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng như buộc phải ngừng hoạt động, hoặc phải thu hẹp đáng kể qui mô hoạt động của mình. 

Cơ sở dồn tích

– Doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo cơ sở kế toán dồn tích, ngoại trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền.

– Theo cơ sở kế toán dồn tích, các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của các kỳ kế toán liên quan.

– Các khoản chi phí được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.

– Việc áp dụng nguyên tắc phù hợp không cho phép ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán những khoản mục không thoả mãn định nghĩa về tài sản hoặc nợ phải trả.

Nhất quán

– Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi:

+ Có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp hoặc khi xem xét lại việc trình bày báo cáo tài chính cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện; hoặc

+ Một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày.

Trọng yếu và tập hợp

– Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong báo cáo tài chính.

– Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng.

– Khi trình bày báo cáo tài chính, một thông tin được coi là trọng yếu nếu không trình bày hoặc trình bày thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. 

Bù trừ

– Các khoản mục tài sản và nợ phải trả trình bày trên báo cáo tài chính không được bù trừ, trừ khi một chuẩn mực kế toán khác quy định hoặc cho phép bù trừ .

– Các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí chỉ được bù trừ khi:

+ Được quy định tại một chuẩn mực kế toán khác; hoặc

+ Các khoản lãi, lỗ và các chi phí liên quan phát sinh từ các giao dịch và các sự kiện giống nhau hoặc tương tự và không có tính trọng yếu. 

Có thể so sánh

– Các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính nhằm để so sánh giữa các kỳ kế toán phải được trình bày tương ứng với các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính của kỳ trước.

– Các thông tin so sánh cần phải bao gồm cả các thông tin diễn giải bằng lời nếu điều này là cần thiết giúp cho những người sử dụng hiểu rõ được báo cáo tài chính của kỳ hiện tại.

Lợi ích khi doanh nghiệp sử dụng dịch vụ báo cáo tài chính

Dịch vụ làm báo cáo tài chính phát triển khá mạnh và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn hiện nay. Loại hình dịch vụ này mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp sử dụng. 

Giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí

Dịch vụ báo cáo tài chính đặc biệt thích hợp đối với những doanh nghiệp mới thành lập hoặc các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Bởi những công ty này thường hoạt động chưa thực sự ổn định hoặc còn cần kinh phí vào những công việc khách chưa thể thuê nhân sự riêng cho mảng kế toán – tài chính cho doanh nghiệp. 

Việc sử dụng dịch vụ làm báo cáo tài chính thường ít tốn kém hơn so với chi trả lương cho nhân sự đảm nhiệm vai trò này. Đặc biệt là khi nhân viên đảm nhiệm tài chính kế toán của công ty chưa thực sự có kinh nghiệm “thực chiến” ở mảng này.

Đảm bảo được tính chính xác cho các báo cáo tài chính

Thông thường ở các doanh nghiệp nhân viên kế toán thường chỉ 1, 2 người. Họ phải kiêm nhiệm nhiều mảng khác nhau nên việc làm báo cáo tài chính sẽ tốn nhiều thời gian hơn. Ngoài ta còn dễ dẫn đến những sai sót, nhầm lẫn do không đủ thời gian để kiểm tra, rà soát lại.

Tại các công ty làm dịch vụ báo cáo tài chính thường quy tụ đội ngũ nhân viên dày dạn kinh nghiệm. Nhờ vậy có thể giải quyết nhanh chóng những bất cập, phát hiện những vấn đề bất thường và hoàn toàn báo cáo tài chính một cách nhanh chóng và chính xác. 

Bảng giá làm dịch vụ báo cáo tài chính

Mỗi công ty dịch vụ kế toán sẽ có chi phí dịch vụ làm báo cáo tài chính khác nhau. Tuy nhiên đối với các công ty làm việc uy tín thì mức chi phí này sẽ không chênh lệch quá nhiều. Nếu bạn nhận thấy có những công ty đưa ra mức giá quá thấp so với thị trường – hãy cẩn thận bởi đây rất có thể là các công ty thiếu uy tín.

Nhằm giúp khách hàng có thể tham khảo được bảng giá dịch vụ làm báo cáo tài chính một cách khách quan nhất công ty Thư viện kế toán chia sẻ về mức giá cụ thể tại Luật Trần và Liên Danh như sau.

Bảng giá dịch vụ làm báo cáo tài chính của ngành dịch vụ

STT

SỐ LƯỢNG CHỨNG TỪ

PHÍ THÁNG

1

Dưới 10 chứng từ/tháng

500.000 đồng/tháng

2

Từ 11 đến 20 chứng từ/tháng

800.000 đồng/tháng

3

Từ 21 đến 30 chứng từ/tháng

1.000.000 đồng/tháng

4

Từ 31 đến 50 chứng từ/tháng

1.500.000 đồng/tháng

5

Từ 51 đến 70 chứng từ/tháng

2.000.000 đồng/tháng

6

Từ 71 đến 100 chứng từ/tháng

2.500.000 đồng/tháng

7

Từ 101 đến 150 chứng từ/tháng

3.500.000 đồng/tháng

8

Từ 151 đến 200 chứng từ/tháng

4.500.000 đồng/tháng

9

Trên 200 chứng từ/tháng

5.500.000 đồng/tháng

Bảng giá dịch vụ làm báo cáo tài chính của ngành thương mại

STT

SỐ LƯỢNG CHỨNG TỪ

PHÍ THÁNG

1

Dưới 10 chứng từ/tháng

600.000 đồng/tháng

2

Từ 11 đến 20 chứng từ/tháng

1.000.000 đồng/tháng

3

Từ 21 đến 30 chứng từ

1.500.000 đồng/tháng

4

Từ 31 đến 50 chứng từ

2.000.000 đồng/tháng

5

Từ 51 đến 70 chứng từ

2.500.000 đồng/tháng

6

Từ 71 đến 100 chứng từ

3.000.000 đồng/tháng

7

Từ 101 đến 150 chứng từ/tháng

4.000.000 đồng/tháng

8

Từ 151 đến 200 chứng từ/tháng

5.000.000 đồng/tháng

9

Trên 200 chứng từ/tháng

6.000.000 đồng/tháng

bảng giá làm báo cáo tài chính
bảng giá làm báo cáo tài chính

Bảng giá dịch vụ làm báo cáo tài chính của ngành xây dựng

STT

SỐ LƯỢNG CHỨNG TỪ

PHÍ THÁNG

1

Dưới 10 chứng từ/tháng

800.000 đồng/tháng

2

Từ 11 đến 20 chứng từ/tháng

1.500.000 đồng/tháng

3

Từ 21 đến 30 chứng từ/tháng

2.000.000 đồng/tháng

4

Từ 31 đến 50 chứng từ/tháng

2.500.000 đồng/tháng

5

Từ 51 đến 70 chứng từ/tháng

3.000.000 đồng/tháng

6

Từ 71 đến 100 chứng từ/tháng

3.500.000 đồng/tháng

7

Từ 101 đến 150 chứng từ/tháng

4.000.000 đồng/tháng

8

Từ 151 đến 200 chứng từ/tháng

5.000.000 đồng/tháng

9

Trên 200 chứng từ/tháng

6.500.000 đồng/tháng

Bảng giá dịch vụ làm báo cáo tài chính của ngành sản xuất

STT

SỐ LƯỢNG CHỨNG TỪ

PHÍ THÁNG

1

Dưới 10 chứng từ/tháng

1.500.000 đồng/tháng

2

Từ 11 đến 20 chứng từ/tháng

2.000.000 đồng/tháng

3

Từ 21 đến 30 chứng từ

2.500.000 đồng/tháng

4

Từ 31 đến 50 chứng từ

3.000.000 đồng/tháng

5

Từ 51 đến 70 chứng từ

3.500.000 đồng/tháng

6

Từ 71 đến 100 chứng từ

4.000.000 đồng/tháng

7

Từ 101 đến 150 chứng từ/tháng

4.500.000 đồng/tháng

8

Từ 151 đến 200 chứng từ/tháng

5.500.000 đồng/tháng

9

Từ 151 đến 200 chứng từ/tháng

7.000.000 đồng/tháng

Quy trình thực hiện Dịch vụ Báo cáo tài chính của Luật Trần và Liên Danh

Trước khi biết rõ về giá dịch vụ làm báo cáo tài chính, bạn cần biết về quy trình làm việc của chúng tôi. Khi quý khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ báo cáo tài chính của Luật Trần và Liên Danh, chúng tôi sẽ thực hiện những nhiệm vụ theo quy trình sau đây:

Bước 1: Sắp xếp chứng từ kế toán

Anh/chị cần sắp xếp các chứng từ của doanh nghiệp chi tiết theo trình tự thời gian. Từ đó, việc lưu trữ, kiểm tra sẽ trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn.

Bước 2: Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế

Dựa trên những chứng từ kế toán được tổng hợp ở bước trên, nhân viên kế toán sẽ ghi chép vào sổ những nghiệp vụ phát sinh như:

Nhập phiếu nhập

Phiếu xuất

Phiếu thu

Phiếu chi,…

Sau đó, tiến hành hoàn thiện các chứng từ hợp lệ theo các quy định của pháp luật.

Bước 3: Phân bổ các nghiệp vụ phát sinh theo tháng/quý

Anh/chị nên tiến hành phân bổ các nghiệp vụ phát sinh theo thời hạn như:

Phân bổ chi phí trả trước

Phân bổ khấu hao,… từ chính nghiệp vụ phát sinh trên.

Bước 4: Kiểm tra tổng hợp theo từng nhóm tài khoản

Kiểm tra hàng tồn kho: Nếu hàng tồn kho bị âm, cần tìm lại nguyên nhân hoặc sử dụng phương pháp chỉnh sửa, điều chỉnh lại. Có thể chạy giá vốn theo phương pháp tính giá hàng tồn kho đã đăng ký áp dụng.

Kiểm tra công nợ phải thu, trả: Cần phải đối chiếu bằng biên bản công nợ cuối năm. Sau đó, kiểm tra các phát sinh bên có, bên nợ để phản ánh đúng nghiệp vụ, tính toán được rủi ro công nợ/thuế.

Kiểm tra các khoản đầu tư: Cân đối chứng từ giữa bản hồ sơ đầu tư và biên bản họp, tài liệu báo cáo tài chính bên nhận đầu tư cung cấp.

Kiểm tra các khoản chi phí trả trước: Rà soát lại giá trị, thời gian phân bổ, yêu cầu theo dõi chi tiết từng khoản và phản ánh đúng chi phí phân bổ theo nguyên tắc phù hợp.

Kiểm tra tài sản cố định: Tính toán nguyên giá, thời gian sử dụng, nguyên tắc ghi nhận và phân bổ khấu hao theo quy định tại TT45/2013/TT-BTC, Thông tư 28/2017/TT-BTC.

Kiểm tra doanh thu: Xem lại doanh thu từng sản phẩm đã phản ánh theo giá thị trường chưa, biến động của giá bán, nguyên nhân biến động.

Kiểm tra giá vốn: Rà soát lại giá vốn từng mã hàng, hợp đồng chưa, mức độ chính xác thể hiện ở lãi gộp.

Kiểm tra chi phí quản lý: Hồ sơ, tỷ lệ chi phí trên doanh thu đã nằm trong mức chấp nhận và hợp lý chưa? Các tài khoản phản ánh đúng chưa? Việc ghi nhận có phù hợp với nguyên tắc kế toán không?

Bước 5: Thực hiện bút toán tổng hợp và kết chuyển

Anh/chị thực hiện bút toán kết chuyển doanh thu, chi phí, kết chuyển lãi lỗ. Anh chị đảm bảo các tài khoản đầu 5 đến đầu 9 không có số dư cuối kỳ.

Bước 6: Lập báo cáo tài chính

Lập BCTC theo chế độ kế toán hiện hành.

Lập quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân.

Các báo cáo trên được lập trên phần mềm hỗ trợ kê khai của cơ quan thuế.

Xuất ra excel BCTC để lưu trữ, kết xuất file XML để nộp cơ quan thuế theo quy định.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về bảng giá làm báo cáo tài chính Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139