Tổng hợp An lệ về thừa kế

thành lập hộ kinh doanh

Thừa kế là một trong những quan hệ pháp luật thường diễn ra tranh chấp, đặc biệt thời gian gần đây. Tranh chấp thừa kế thường phức tạp kéo dài khó giải quyết do liên quan đến nhiều người, nhiều thế hệ, sinh sống nhiều nơi, nhiều nước. Do vậy một vụ án tranh chấp thừa kế từ lúc thụ lý đến lúc giải quyết xong thường kéo dài hàng năm thậm chí là nhiều năm.

Tại Việt Nam do thói quen không để lại di chúc, hơn nữa việc quản lý di sản và người được hưởng thừa kế không được chú trọng, hoặc tiêu cực đặc biệt là việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người quản lý di sản thừa kế mà không được sự đồng ý của các hàng thừa kế nên dẫn đến việc xung đột lợi ích phát sinh tranh chấp. Thừa kế từ lâu đã trở thành nội dung quan trọng trong pháp luật Việt Nam. Bộ luật dân sự 2015 dành riêng một chương với 53 điều luật từ điều 609 đến 662 quy định về thừa kế điều này thể hiện tính chất quan trọng của nó. Tuy nhiên bản chất quan hệ thừa kế trong thực tiễn phức tạp mà pháp luật cũng không thể quy định hết, nên Tòa án tối cao đã xem xét và quyết định ban hành các Án lệ  để làm hành lang pháp lý cho việc xét xử vụ án tranh chấp thừa kế, hỗ trợ các quy định pháp luật về thừa kế.
Biết được tầm quan trọng các án lệ về thừa kế nên Luật Trần và Liên Danh chúng tôi xin tổng hợp án lệ về thừa kế. khái quát lại 5 án lệ về thừa kế để quý khách hàng tìm hiểu phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp thừa kế của mình đặc biệt là việc chuẩn bị trước khi khởi kiện về thừa kế như sau:

Án lệ là gì?

Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố là án lệ để Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.
Một án lệ thường có các giá trị sau:

  • Thứ nhất, có giá trị làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau, phân tích giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc đừng lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể hoặc thể hiện lẽ công bằng đối với những vấn đề chưa có điều luật quy định cụ thể;
  • Thứ hai, có tính chuẩn mực;
  • Thứ ba, có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.

Áp dụng án lệ trong xét xử:

  • Thứ nhất, án lệ được nghiên cứu, áp dụng trong xét xử sau 30 ngày kể từ ngày công bố;
  • Thứ hai, khi xét xử Thẩm phán, hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ, bảo đảm những vụ việc có tình huống pháp lý tương tự thì phải được giải quyết như nhau. Trường hợp vụ việc có tình huống pháp lý tương tự nhưng tòa án không áp dụng án lệ thì phải nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Tòa Án.
  • Thứ ba, trường hợp tòa án áp dụng án lệ để giải quyết vụ việc thì số, tên án lệ, tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý trong án lệ và tính huống pháp lý của vụ việc đang được giải quyết phải được viện dẫn, phân tích trong phần “nhận định của Tòa án”; tùy từng trường hợp cụ thể có thể trích dẫn toàn bộ hoặc một phần nội dung của án lệ để làm rõ quan điểm của tòa án trong việc xét xử, giải quyết vụ việc tương tự.

Nội dung khái quát tổng hợp án lệ về thừa kế

1. Án lệ 05/2016/AL về vụ án tranh chấp di sản thừa kế

Khái quát Án lệ: Trong vụ án tranh chấp di sản thừa kế, có đương sự thuộc diện được hưởng một phần di sản thừa kế và có công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế nhưng không đồng ý việc chia thừa kế (vì cho rằng đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế), không có yêu cầu cụ thể về việc xem xét công sức đóng góp của họ vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế; nếu Tòa án quyết định việc chia thừa kế cho các thừa kế thì phải xem xét về công sức đóng góp của họ vì yêu cầu không chia thừa kế đối với di sản thừa kế lớn hơn yêu cầu xem xét về công sức.

NỘI DUNG ÁN LỆ VỀ THỪA KẾ

“Cụ Hưng chết năm 1978, theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 thì ông Trải được hưởng 1/7 kỷ phần thừa kế của cụ Hưng. Phần tài sản ông Trải được hưởng của cụ Hưng là tài sản chung của vợ chồng ông Trải, bà Tư. Bà Tư chết năm 1980, các thừa kế của bà Tư gồm ông Trải và 03 người con của ông Trải, bà Tư trong đó có chị Phượng.

Tuy chị Phượng không phải thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ Hưng, cụ Ngự, nhưng là cháu nội của hai cụ và có nhiều công sức quản lý, đã chi tiền sửa chữa nhà nhưng trong quá trình giải quyết vụ án, chị Phượng không yêu cầu xem xét công sức vì chị Phượng cho rằng vụ án đã hết thời hiệu chia thừa kế, không đồng ý trả nhà đất cho các thừa kế. Như vậy, yêu cầu của chị Phượng đề nghị xác định quyền lợi là lớn hơn yêu cầu xem xét về công sức, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm chưa xem xét công sức cho chị Phượng là giải quyết chưa triệt để yêu cầu của đương sự.”

Xem chi tiết án lệ tại: https://luatsutran.vn/an-le-so-052016al

2. Án lệ 06/2016/AL về vụ án tranh chấp thừa kế

Khái quát Án lệ: Trong vụ án tranh chấp thừa kế có người thuộc diện thừa kế ở nước ngoài, nếu Tòa án đã thực hiện ủy thác tư pháp, thu thập chứng cứ theo đúng quy định của pháp luật nhưng vẫn không xác định được địa chỉ của những người đó thì Tòa án vẫn giải quyết yêu cầu của nguyên đơn; nếu xác định được di sản thừa kế, diện hàng thừa kế và người để lại di sản thừa kế không có di chúc thì giải quyết việc chia thừa kế cho nguyên đơn theo quy định của pháp luật; phần tài sản thừa kế của những người vắng mặt, không xác định được địa chỉ sẽ tạm giao cho những người sống trong nước quản lý để sau này giao lại cho những thừa kế vắng mặt.

NỘI DUNG ÁN LỆ VỀ THỪA KẾ

“Lẽ ra, Tòa án cấp sơ thẩm phải thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp theo quy định, thu thập chng cứ đi với ông Đường, bà Thảo để làm rõ thời điểm những người này chết và nếu hai người chết này còn có người thừa kế thì hỏi họ về quan đim giải quyết vụ án. Tùy từng trường hợp căn cứ chứng cứ mới để giải quyết vụ án theo quy định. Nếu không thu thập được chứng cứ gì hơn thì vn phải giải quyết yêu cu của ông Hưng để được hưởng thừa kế theo pháp luật, phần thừa kế của ông Đường bà Thảo sẽ tạm giao cho những người đang sống trong nước quản lý để sau này người thừa kế của họ có quyền hưởng theo pháp luật, như vậy mới giải quyết dứt điểm vụ án. Đối với những người đansống tại phần nhà bà Tiến bán thì nghĩa vụ cung cấp tên tuổi của họ là của bà Tiến. Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu ông Hưng cung cấp tên tuổi của những người này là không đúng đi tượng. Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng ông Hưng không cung cấp được tên, địa chỉ của con ông Đường, bà Thảo, người mua nhà của bà Oanh để đình chỉ giải quyết vụ án là không đúng. Tòa án cấp phúc thẩm lẽ ra phải hủy quyết định sơ thẩm để giao giải quyết lại nhưng lại giữ nguyên quyết định sơ thẩm là không đúng.”

Xem chi tiết: https://luatsutran.vn/an-le-so-062016al

3. Án lệ 24/2018/AL về di sản thừa kế chuyển thành tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân

Khái quát Án lệ: Nhà, đất là tài sản chung của vợ chồng mà một người chết trước. Người còn lại và các thừa kế của người chết trước đã thống nhất phân chia nhà, đất. Thỏa thuận phân chia không vi phạm quyền lợi của bất cứ thừa kế nào. Việc phân chia nhà, đất đã được thực hiện trên thực tế và đã được điều chỉnh trên sổ sách giấy tờ về đất đai. Sau khi người còn lại chết mới phát sinh tranh chấp thì di sản thừa kế chuyển thành quyền sử dụng đất hợp pháp của các cá nhân. Trường hợp này, phải xác định nhà, đất đó đã chuyển thành quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của các cá nhân. Những người này chỉ có quyền khởi kiện đòi lại nhà, đất được chia đang bị người khác chiếm hữu, sử dụng bất hợp pháp mà không có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế là nhà, đất. 

NỘI DUNG ÁN LỆ VỀ THỪA KẾ

“[4]…nhà đất của cụ V, cụ H đã được cụ V và các thừa kế của cụ H thống nhất phân chia tài sản chung xong từ năm 1991 và đủ cơ sở xác định phần đất 110m2 trong đó phần bà H, bà H1 và bà H2 là 44,4m2. Việc phân chia đã được thực hiện trên thực tế và đã được điều chỉnh trên sổ sách giấy tờ về đất đai; thỏa thuận phân chia không vi phạm quyền lợi của bất cứ thừa kế nào, không ai tranh chấp nên có cơ sở xác định nhà, đất không còn là di sản thừa kế của cụ V, cụ H nữa mà đã chuyển thành quyền sử dụng đất hợp pháp của các cá nhân. Vì vậy, bà H, bà H1, bà H2 chỉ có quyền khởi kiện đòi lại 44,4m2 đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp do được chia từ năm 1991; tài sản là di sản thừa kế của cha mẹ không còn nên không có cơ sở chấp nhận yêu cầu chia di sản của cụ H, cụ V nữa.”

Xem chi tiết: https://luatsutran.vn/an-le-so-242018al

án lệ về thừa kế
án lệ về thừa kế

4. Án lệ 26/2018/AL về xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu và thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản 

Khái quát Án lệ: Người để lại di sản thừa kế là bất động sản chết trước ngày công bố Pháp lệnh Thừa kế ngày 30-8-1990. Tại thời điểm Tòa án xét xử sơ thẩm, Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 đang có hiệu lực pháp luật. Trường hợp này, phải xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là ngày công bố Pháp lệnh Thừa kế ngày 30-8-1990. Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế được xác định theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

NỘI DUNG ÁN LỆ VỀ THỪA KẾ

“[5] Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2017), thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.

[6] Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015, đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật Dân sự này có hiệu lực, thì thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này.  

[7] Như vậy kể từ ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành, Tòa án áp dụng quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 để xác định thời hiệu đối với trường hợp mở thừa kế trước ngày 01-01-2017. Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế ngày 30-8-1990 và Bộ luật Dân sự năm 2015, trong trường hợp này thời hiệu khởi kiện chia di sản của cụ T cho các đồng thừa kế vẫn còn theo quy định của pháp luật.”

Xem chi tiết: https://luatsutran.vn/an-le-so-262018al

5. Án lệ số 34/2020/AL về quyền lập di chúc định đoạt giá trị bồi thường về đất trong trường hợp đất bị Nhà nước thu hồi có bồi thường 

Khái quát Án lệ: Quyền sử dụng đất do cá nhân tạo lập hợp pháp mà khi người đó còn sống, Nhà nước đã có quyết định thu hồi đất và việc thu hồi đất đó thuộc trường hợp được bồi thường. Trường hợp này, phải xác định giá trị quyền sử dụng đất bị thu hồi được bảo đảm bằng giá trị bồi thường nên người có đất bị thu hồi có quyền lập di chúc định đoạt giá trị bồi thường đó.

NỘI DUNG ÁN LỆ VỀ THỪA KẾ

“[5]… di sản của cụ D, cụ C để lại là quyền sử dụng đất tại thửa đất số 38, Tờ bản đồ số 13 đã bị thu hồi theo Quyết định số 1208/QĐ-UBND ngày 21-7-2010 của Ủy ban nhân dân thành phố V nhưng giá trị quyền sử dụng đất của người có đất bị thu hồi vẫn được pháp luật bảo đảm theo quy định của Luật Đất đai nên hai cụ có quyền lập di chúc định đoạt tài sản trên cho ông D1…”

Xem chi tiết: https://luatsutran.vn/an-le-so-342020al

Trên đây là một số án lệ về thừa kế được Luật Trần và Liên Danh tổng hợp lại, nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách và quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139