Lương khoán là gì

Lương khoán là gì

Bên cạnh các hình thức trả lương theo tháng, theo tuần, theo ngày, giờ thì hình thức trả lương khoán cũng rất phổ biến trong mối quan hệ lao động. Vậy hiểu lương khoán như thế nào cho đúng? lương khoán là gì? Bài viết dưới đây sẽ phân tích cụ thể:

Khái niệm về lương khoán

Lương khoán là một hình thức mà người sử dụng lao động trả lương cho người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 96 Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ 01 tháng 01 năm 2021 như sau: người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo sản phẩm, theo thời gian hoặc là khoán.

Như vậy, trả lương khoán là một hình thức trả lương được pháp luật quy định và hình thức trả lương khoán là hoàn toàn hợp pháp.

Bên cạnh đó, theo điểm c Khoản 1 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động ban hành ngày 14 tháng 12 năm 2020 có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 02 năm 2021 quy định: tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán can cứ vào khối lượng công việc, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành công việc.

Hiện nay, pháp luật không có nội dung quy định chi tiết về khái niệm lương khoán. Dựa trên những quy định nêu trên, lương khoán có thể được hiểu là khoản lương được trả dựa theo khối lượng, chất lượng và thời gian hoàn thành công việc của người lao động. Lương khoán thường được áp dụng cho các công việc mang tính chất thời vụ, tạm thời.

Cách tính lương khoán

Lương khoán sẽ được tính dựa trên khối lượng hoàn thành công việc theo đúng chất lượng, thời gian công việc và đơn giá lương khoán.

Lương khoán được tính với công thức như sau:

Lương khoán = Mức lương khoán x Tỷ lệ % sản phẩm hoàn thành

Với ví dụ Chị A được thuê làm thêu tranh trong vòng 05 tháng, mỗi một bức tranh hoàn thành chị sẽ được trả 400.000 đồng.

Nếu chị A hoàn thành một bức tranh đảm bảo được chất lượng và thời gian theo thỏa thuận thì chị sẽ nhận được 400.000 đồng.

Nếu trong trường hợp chị A làm bỏ dở mà mới chỉ thêu được 50% bức tranh thì chị sẽ được hưởng: 400.000 x 50% = 200.000 đồng

Như vậy, với công thức tính lương khoán như trên, người sử dụng lao động cần phải xây dựng được đơn giá lương khoán để làm căn cứ tính lương khoán cho người lao động.

Hình thức trả lương khoán

Theo quy định của pháp luật về lao động thì người lao động và người sử dụng lao động được phép thỏa thuận trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm và lương khoản dựa trên cơ sở về tính chất công việc, điều kiện sản xuất kinh doanh. Cụ thể Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP :

– Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian căn cứ vào thời gian làm việc từng ngày, từng tuần, từng ngày, giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động:

+ Tiền lương tháng trả cho một tháng làm việc

+ Tiền lương tuần được trả cho 1 tuần làm việc. Nếu hợp đồng lao động thỏa thuận về tiền lương theo tháng thì tiền lương tuần sẽ được xác định bằng tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần.

+ Tiền lương ngày được trả cho thời gian 1 ngày làm việc.

Nếu hợp đồng lao động thỏa thuận lương theo tháng thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc trong tháng.

Nếu hợp đồng lao động thỏa thuận về trả lương theo tuần thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tuần chia cho số ngày làm việc theo tuần.

+ Tiền lương được trả cho một giờ làm việc. Nếu hợp đồng thỏa thuận trả tiền lương theo tháng, theo tuần hay theo ngày thì tiền lương giờ làm việc được xác định bằng tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày.

– Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm và căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm được giao.

– Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.

Tiền lương được quy định như trên sẽ được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản ngân hàng của người lao động.

Như vậy, tiền lương khoán sẽ được căn cứ theo khối lượng, chất lượng và thời gian hoàn thành công việc. Tiền lương khoán được người sử dụng lao động trả vào tài khoản ngân hàng hoặc trả tiền mặt cho người lao động.

Lương khoán là gì
lương khoán là gì

Lương khoán có phải đóng bảo hiểm xã hội không ?

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;”

Như vậy, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên hoặc hợp đồng lao động không xác định thời gian; thì thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán căn cứ vào khối lượng công việc, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành công việc, theo đó là tiền lương theo công việc mà người sử dụng lao động trả cho người lao động, chưa được tính đến các khoản phụ cấp, các khoản bổ sung.

Điều 6 Quy trình Thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có quy định:

2.2. Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại Điểm 2.1 Khoản này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.

Theo quy định trên, tiền lương khoán theo hợp đồng lao động được xác định là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Cũng theo các quy định tại Quy trình này thì:

+ Người lao động đóng BHTN theo chế độ tiền lương do đơn vị quyết định thì tiền lương tháng đóng BHTN là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản 2 Điều 6. Trường hợp mức tiền lương tháng của người lao động cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng BHTN bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng. (khoản 2 Điều 15)

+ Đối tượng tại Điểm 1.1, 1.2, Khoản 1 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều 6. (khoản 1 Điều 18)

Theo đó, tiền lương khoán theo hợp đồng lao động cũng được sử dụng làm căn cứ để đóng các loại bảo hiểm khác (bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế).

Từ ngày 1/1/2021 – khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, quy định: “ Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.” được áp dụng, theo đó các hợp đồng khoán có nội dung thể hiện việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động, theo đó, các bên trong hợp đồng được xác định là người lao động và người sử dụng lao động và có trách nhiệm đóng bảo hiểm theo quy định.

Hợp đồng giao khoán là gì?

Hợp đồng giao khoán là sự thỏa thuận của 2 bên. Theo đó bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định theo yêu cầu của bên giao khoán. Và sau khi đã hoàn thành phải bàn giao cho bên giao khoán kết quả công việc đó. Bên giao khoán nhận kết quả công việc và có trách nhiệm trả cho bên nhận khoán tiền thù lao đã thỏa thuận.

Có 2 loại hợp đồng giao khoán:

– Hợp đồng giao khoán việc toàn bộ

Bên giao khoán trao cho bên nhận khoán toàn bộ các chi phí. Bao gồm cả chi phí vật chất lẫn chi phí công lao động có liên quan đến các hoạt động để hoàn thành công việc.

Trong khoản tiền người giao khoán trả cho người nhận khoán bao gồm chi phí vật chất, công lao động và lợi nhuận từ việc nhận khoán.

– Hợp đồng giao khoán việc từng phần

Người nhận khoán phải tự lo công cụ lao động. Người giao khoán phải trả tiền khấu hao công cụ lao động và tiền công lao động.

Mẫu hợp đồng giao khoán

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—-***—–

HỢP ĐỒNG KHOÁN VIỆC

(Số:………../HĐKV)

Hôm nay, ngày …. tháng ….. năm …., tại …………… 

Chúng tôi gồm:

BÊN A (Bên giao khoán): ………………………………… 

Đại diện: …………  Chức vụ: ………………………… 

Địa chỉ: ………………………………………………… 

Điện thoại: …………………………………………………….. 

Mã số thuế: …………………………………………………… 

Số tài khoản :………… Tại Ngân hàng:…………… 

BÊN B (Bên nhận khoán) :………………………… 

Ngày tháng năm sinh :………………………………… 

Địa chỉ: ……………………………………………………………. 

Số CMND :……… Nơi cấp :…..  Ngày cấp:…………… 

Sau khi thỏa thuận, hai bên đồng ý ký kết và thực hiện Hợp đồng khoán việc với các điều khoản sau đây:

Điều 1. Nội dung công việc(1)

……………………………………………………………… 

……………………………………………………………… 

Điều 2. Nơi làm việc(2)

……………………………………………………………… 

……………………………………………………………… 

Điều 3. Tiến độ thực hiện công việc

Bên B phải thực hiện công việc đã ghi tại Điều 1 trong vòng ….. ngày, tính từ ngày……/…./…… đến ngày …../…../…..

Điều 4. Lương khoán và nghĩa vụ thuế

– Số tiền: ……………..VNĐ.

Bằng chữ:……………………………….

– Nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân: Tiền lương khoán nêu trên chưa bao gồm tiền thuế thu nhập cá nhân. Bên A có trách nhiệm nộp tiền thuế thu nhập cá nhân thay cho bên B.

– Thời hạn thanh toán: Sau khi bên B đã hoàn thành công việc ghi tại Điều 1.

– Hình thức thanh toán: Chuyển khoản/tiền mặt.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

– Yêu cầu bên B thực hiện đúng phần công việc đã ghi tại Điều 1, trong thời gian tại Điều 3.

– Thanh toán đầy đủ số tiền lương khoán cho bên B theo Điều 4 khi bên B đã hoàn thành công việc ghi tại Điều 1.

– Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Hợp đồng này và quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên B

– Được cấp phát vật tư, công cụ, dụng cụ để thực hiện công việc (nếu có) (4).

– Được trả lương theo Điều 4 sau khi hoàn thành công việc theo Điều 1 với thời hạn tại Điều 3.

– Thực hiện đúng công việc đã ghi tại Điều 1.

– Hoàn thành công việc đúng thời hạn đã ghi tại Điều 3.

– Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Hợp đồng này và quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 7. Điều khoản chung

– Hai bên cam kết thi hành nghiêm chỉnh các điều khoản của hợp đồng này.

– Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ được giải quyết trước tiên thông qua thương lượng. Trường hợp không thương lượng được thì tranh chấp sẽ do Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

– Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và tự động thanh lý khi hai bên đã hoàn thành trách nhiệm với nhau.

– Hợp đồng này được lập thành …… bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ …… bản./.

BÊN A
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

BÊN B
(ký, ghi rõ họ tên)

Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về câu hỏi lương khoán là gì? Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139