Vốn đầu tư là gì?

Vốn đầu tư là gì

Vốn đầu tư là gì?: Từ trước đến nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về vốn, mỗi quan điểm đều có cách tiếp cận riêng. Chúng ta cùng đi tìm hiểu rõ ràng về khái niệm vốn đầu tư.

Vốn đầu tư là gì?

Vốn đầu tư là toàn bộ các chi phí bỏ ra để thực hiện mục đích đầu tư. Như vậy theo quan điểm kinh tế vĩ mô vốn đầu tư trong kinh tế bao gồm ba nội dung chính là: Vốn đầu tư làm tăng tài sản cố định; Vốn đầu tư tài sản lưu động và Vốn đầu tư vào nhà ở.

Nhưng có thể nói với thực chất chính là biểu hiện bằng tiền, là giá trị tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ. Vốn (C) là biểu hiện bàng tiền của tất cả các nguồn lực đã bỏ ra để đầu tư. Nguồn lực có thể là của cải vật chất tài nguyên thiên nhiên là sức lao động và tất cả các tài sản vật chất khác. Trong nền kinh tế thị trường, vốn được quan niệm là toàn bộ giá trị ứng ra ban đầu trong các quá trình sản xuất tiếp theo của doanh nghiệp. Như vậy, vốn là yếu tố không thể thiếu của hoạt động sản xuất kinh doanh, là điều kiện đầu tiên để tiến đến hoạt động kinh doanh.

Chỉ tiêu “Vốn đầu tư” với nội dung như trên là rất cần thiết cho việc tính toán các chỉ tiêu liên quan như: tích luỹ tài sản, vốn hiện có,… và dùng trong phân tích về hiệu quả của đầu tư và các phân tích khác có liên quan đến vốn đầu tư, đồng thời khái niệm này cũng bảo đảm phạm vi của chỉ tiêu trong so sánh quốc tế, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;

Trước những năm 2000, do chế độ và điều kiện hạch toán, chỉ tiêu “vốn đầu tư cơ bản” hay thường gọi là “vốn đầu tư xây dựng cơ bản” được sử dụng phổ biến. Nhưng từ năm 2000 trở lại đây do thay đổi cơ chế quản lý, chế độ và điều kiện hạch toán, đồng thời do quan điểm của các nhà lãnh đạo, chỉ tiêu “Vốn đầu tư phát triển” đã trở thành một chỉ tiêu thay thế chỉ tiêu “vốn đầu tư XDCB” (trong niêm giám của ngành thống kê hiện nay chỉ công bố số liệu của chỉ tiêu “vốn đầu tư phát triển”).

Do vậy, phần này tôi muốn so sánh nội dung của hai chỉ tiêu “Vốn đầu tư cơ bản” và “Vốn đầu tư phát triển” với nội dung của “Vốn đầu tư trong kinh tế”.

– Khái niệm nguồn vốn: Nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tích lũy được thể hiện dưới dạng giá trị được chuyển hóa thành vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ các nguồn tập trung và phân phối vốn cho đầu tư phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước và xã hội.

– Khái niệm nguồn vốn của doanh nghiệp: Nguồn vốn của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ tài sản của doanh nghiệp.

Phân loại vốn đầu tư

Tài sản của doanh nghiệp được chia thành 2 loại:

+ Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: tài sản dài hạn

+ Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: tài sản ngắn hạn

Vì vậy vốn của doanh nghiệp cũng được chia thành vốn cố định (VCĐ) và vốn lưu động (VLĐ)

Vốn đầu tư cơ bản và vốn đầu tư trong kinh tế

Vốn đầu tư cơ bản (hay vẫn quen gọi là vốn đầu tư XDCB) là toàn bộ chi phí dành cho việc tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định cho nền kinh tế (xem [11]).

Nội dung của vốn đầu tư cơ bản gồm: các khoản chi phí cho khảo sát thiết kế và xây lắp nhà cửa và vật kiến trúc; mua sắm và lắp đặt thiết bị máy móc; chi phí trồng mới cây lâu năm; mua sắm súc vật đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định và một số chi phí khác phát sinh trong quá trình tái sản xuất tài sản cố định.

Vốn đầu tư cơ bản không bao gồm chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định của các cơ sở sản xuất; chi phí khảo sát thăm dò chung không liên quan trực tiếp đến việc xây dựng một công trình cụ thể.

Vốn đầu tư cơ bản gồm: vốn đầu tư xây lắp; vốn đầu tư mua sắm thiết bị và vốn đầu tư cơ bản khác.

– Vốn đầu tư xây lắp (vốn xây lắp) là phần vốn đầu tư cơ bản dành cho công tác xây dựng và lắp đặt thiết bị, máy móc gồm: vốn đầu tư dành cho xây dựng mới, mở rộng và xây dựng lại nhà cửa, vật kiến trúc; vốn đầu tư để lắp đặt thiết bị, máy móc.

– Vốn đầu tư mua sắm thiết bị (vốn thiết bị) là phần vốn đầu tư cơ bản dành cho việc mua sắm thiết bị, máy móc, công cụ, khí cụ, súc vật, cây con đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định bao gồm cả chi phí vận chuyển, bốc dỡ và chi phí kiểm tra, sửa chữa thiết bị máy móc trước khi lắp đặt. Đối với các trang thiết bị chưa đủ là tài sản cố định nhưng có trong dự toán của công trình hay hạng mục công trình để trang bị lần đầu của các công trình xây dựng thì giá trị mua sắm cũng được tính vào vốn đầu tư mua sắm thiết bị,  xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư;

– Vốn đầu tư cơ bản khác là phần vốn đầu tư cơ bản dùng để giải phóng mặt bằng xây dựng, đền bù hoa màu và tài sản của nhân dân, chi phí cho bộ máy quản lý của ban kiến thiết, chi phí cho xây dựng công trình tạm loại lớn.

Như vậy, so với tổng số vốn đầu tư trong kinh tế như trên đề cập ta thấy như sau: nội dung của “Vốn đầu tư cơ bản” là trùng với 2 nội dung chính (trong 3 nội dung) của vốn đầu tư cho nền kinh tế đó là đầu tư tài sản cố định và đầu tư xây dựng nhà ở (trình bày ở phần 1).

Tuy nhiên, ở đây có một vấn đề còn gây tranh luận là phần vốn chi cho việc sửa chữa lớn tài sản cố định tại các doanh nghiệp có tính vào tổng vốn đầu tư trong kinh tế hay không? vì trong nội dung của vốn đầu tư cơ bản không bao gồm phần vốn này và cách tính này là hoàn toàn phù hợp với hạch toán của các doanh nghiệp hiện nay. Tại các doanh nghiệp phần vốn này không được quyết toán vào tăng tài sản của doanh nghiệp mà được tính vào phần chi phí và được phép hạch toán vào giá thành sản phẩm. Nguồn vốn sửa chữa lớn TSCĐ thường lấy từ phần trích khấu hao tài sản nên không coi là đầu tư mới trong năm. Điều này hiện nay là mâu thuẫn với chỉ tiêu “Tích luỹ tài sản (giá trị tài sản tăng trong kỳ)” của Tài khoản quốc gia.

Như vậy để có nội dung đầy đủ của chỉ tiêu vốn đầu tư trong kinh tế, chúng ta chỉ cần cộng thêm phần vốn đầu tư bổ sung tài sản lưu động (đầu tư hàng tồn kho) và phần vốn mua sắm TSCĐ không thuộc công trình xây dựng) vào vốn đầu tư cơ bản là đủ, tức là:

Vốn ĐT trong kinh tế = Vốn ĐTCB (bao gồm cả vốn mua sắm TSCĐ không thuộc công trình XD)+ Vốn bổ sung tài sản lưu động

Vốn đầu tư phát triển và vốn đầu tư trong kinh tế

Khái niệm và nội dung vốn đầu tư phát triển hiện nay còn nhiều tranh luận. Tôi xin trình bày hai khái niệm về vốn đầu tư phát triển đang sử dụng trong ngành thống kê như sau:

a. Vốn đầu tư phát triển là những chi phí bỏ ra để thực hiện các hoạt động đầu tư nhằm tăng thêm tài sản tài chính (tiền vốn); tài sản vật chất (nhà máy, thiết bị, vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu, hàng hoá, cầu cống, đường xá); tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực (trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, trình độ khoa học kỹ thuật).

Vốn đầu tư phát triển gồm: vốn đầu tư XDCB và sửa chữa lớn tài sản cố định; vốn lưu động bổ sung; vốn đầu tư phát triển khác.

Vốn đầu tư phát triển khác bao gồm: chi phí thăm dò, khảo sát và qui hoạch ngành, vùng lãnh thổ; chi phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, Chương trình 773 phủ xanh đất trống ven sông ven biển, Chương trình 135 hỗ trợ các xã nghèo, Chương trình sắp xếp lao động và giải quyết việc làm, chương trình giáo dục và đào tạo, chương trình y tế; Chương trình văn hoá; Chương trình phủ sóng phát thanh; chương trình mục tiêu về truyền hình; Chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình; Chương trình phát triển công nghệ thông tin, chương trình hành động phòng chống ma tuý, Chương trình phòng chống HIV/AIDS, chương trình phòng chống tệ nạn mại dâm…); chi phí cho các hoạt động nghiên cứu, triển khai, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực không thuộc vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

b. Vốn đầu tư phát triển là vốn được bỏ ra để thực hiện mục đích đầu tư nhằm sau một chu kỳ hoạt động hoặc sau một thời gian nhất định thu về một giá trị nhất định lớn hơn giá trị vốn đã bỏ ra ban đầu. Nội dung của vốn đầu tư phát triển gồm: vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn đầu tư mua sắm thiết bị máy móc, tài sản cố định dùng cho sản xuất kinh doanh, vốn đầu tư cho sửa chữa lớn tài sản cố định; vốn đầu tư bổ sung cho vốn lưu động và các nguồn vốn đầu tư phát triển khác như vốn đầu tư để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, cho khoa học công nghệ, cho đào tạo nguồn nhân lực con người…

Như vậy, khái niệm và nội dung của vốn đầu tư phát triển như trình bày trong phần a và b là thống nhất, không có gì mâu thuẫn, nhưng xét về khía cạnh thống kê thì khái niệm và nội dung của chỉ tiêu này được trình bày trong phần a “Tài liệu điều tra vốn 2000” là dễ nhận dạng hơn. Tuy nhiên, nội dung của phần “vốn đầu tư phát triển khác” có thể dễ gây ra hiện tượng tính trùng trong vốn đầu tư XDCB (vì theo qui định của nhà nước thì bất kể nguồn vốn nào thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện mục đích đầu tư XDCB thì đều được thống kê vào vốn đầu tư XDCB),  Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư.

So sánh giữa nội dung của chỉ tiêu “Vốn đầu tư trong kinh tế” và “Vốn đầu tư phát triển” ta thấy: nội dung của chỉ tiêu “Vốn đầu tư” trong kinh tế không bao gồm những phần đầu tư cho người lao động (hoặc nguồn lao động) như: Chi cho giáo dục, đào tạo nguồn lao động kể cả đào tạo của các doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp; chi sự nghiệp khoa học công nghệ và chi cho nghiên cứu không trực tiếp liên quan đến công trình xây dựng nào; chi sự nghiệp y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng,… và các khoản chi khác không được quyết toán vào tăng tài sản của nền kinh tế.

Vốn đầu tư là gì
vốn đầu tư là gì?

Kết luận về vốn đầu tư

Cả hai chỉ tiêu “Vốn đầu tư XDCB” và “Vốn đầu tư phát triển” như Tổng cục Thống kê đang thực hiện đều có ý nghĩa nhất định cho công tác quản lý vốn và phân tích hiệu quả của vốn đầu tư theo các góc độ khác nhau. Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang thực hiện hạch toán theo hệ thống Tài khoản quốc gia (SNA) và tham gia hội nhập quốc tế, nếu chúng ta không làm rõ về nội dung của chỉ tiêu “Vốn đầu tư” trong kinh tế thì rất khó khăn cho việc phân tích về hiệu quả đầu tư cho quá trình phát triển sản xuất và khó khăn cho việc so sánh với các nước về các chỉ tiêu liên quan đến vốn đầu tư hiện nay (tính vốn hiện có từ vốn đầu tư, phân tích về hiệu quả vốn đầu tư và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế,…).

Đồng thời gây ra sự nhầm lẫn cho người sử dụng số liệu (nhiều người hiện nay đã dùng số liệu về vốn đầu tư phát triển để tính hệ số ICOR và ước tính chỉ tiêu vốn hiện có,…) và có thể mâu thuẫn giữa các chỉ tiêu: tích luỹ tài sản và đầu tư (thực tế tích luỹ tài sản là kết quả của quá trình đầu tư trong kinh tế)

Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật uy tín, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với Công ty luật để được tư vấn một cách nhanh chóng và tốt nhất!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139