Sử dụng pháp luật là một hình thức tuân thủ pháp luật, khi một cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi cụ thể, chủ động và tích cực đối với các quyền của mình trong những việc mà pháp luật cho phép. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ví dụ về áp dụng pháp luật.
Pháp luật là gì ?
Pháp luật được hiểu là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính chất bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điểu chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.
Theo khái niệm trên, có thể thấy pháp luật có những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất: Pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện
Thứ hai: Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, gồm những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung
Thứ ba: Pháp luật có tính chặt chẽ về hình thức
Như đã phân tích ở trên, pháp luật được xây dựng thông qua các trình tự, thủ tục nhất định. Do đó, khi xây dựng văn bản pháp luật cần tuân thủ quy định về hình thức. Như vậy, những quy định của pháp luật được chứa đựng trong các văn bản luật, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản dưới luật, tập quán pháp, tiền lệ pháp,…
Sự chặt chẽ về hình thức của pháp luật là điều kiện để phân biệt giữa pháp luật với những quy định, văn bản không phải là pháp luật. Điều này cũng tạo nên sự thống nhất, chặt chẽ, rõ ràng, chính xác về mặt nội dung.
Ngoài các đặc điểm cơ bản nói trên, pháp luật còn có những điểm khác nữa như tính ổn định, tính hệ thống,…
Khái niệm sử dụng pháp luật
Sử dụng pháp luật là một hình thức tuân thủ pháp luật, khi một cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi cụ thể, chủ động và tích cực đối với các quyền của mình trong những việc mà pháp luật cho phép.
Dựa vào khái niệm trên chúng ta có thể thấy đặc điểm của sử dụng pháp luật được thể hiện trên một số các phương diện sau đây:
– Thứ nhất: Đối tượng sử dụng pháp luật là mọi chủ thể của quan hệ pháp luật, chứ không riêng gì một cá nhân hay bất cứ tổ chức nào.
– Thứ hai: Hình thức thực hiện sử dụng pháp luật là những quy phạm trao quyền. Trong đó, pháp luật quy định về những quyền hạn của mỗi chủ thể.
– Thứ ba: Sử dụng pháp luật không mang tính bắt buộc. Như đã phân tích ở trên, việc sử dụng pháp luật là việc các chủ thể thực hiện quyền hạn của mình trong phạm vi mà pháp luật cho phép. Việc tuân thủ pháp luật là bắt buộc đối với mọi đối tượng, nhưng việc sử dụng pháp luật dựa trên ý chí và sự lựa chọn, chủ động của các chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật. Có thể thấy rằng việc sử dụng pháp luật là hành động hoặc hành vi không thực hiện hành động.
Ví dụ về áp dụng pháp luật
Ví dụ về áp dụng pháp luật – Ví dụ 1:
A và B là bạn làm ăn, do sự tranh chấp về lợi nhuận nên A đã xảy ra xô xát với B. A đã dùng chai bia gây ra thương tích cho B là dưới 11% với tội cố ý gây thương tích theo quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Sau khi hành vi đó xảy ra, hai bên đã thỏa thuận với nhau về việc bồi thường thiệt hại sức khỏe. B và gia đình đã ký cam kết không khiếu kiện, khiếu nại về hành vi trên của A do A đã bồi thường cho B.
Như vậy, trong tình huống trên, B mặc dù về mặt sức khỏe đã bị xâm phạm. Nhưng theo quy định của pháp luật, tội phạm trên sẽ được khởi tố theo yêu cầu của bị hại, nên B đã không sử dụng quyền yêu cầu khởi tố của mình theo đúng quy định của pháp luật. Đây là một ví dụ cho việc sử dụng pháp luật.
Ví dụ về áp dụng pháp luật – Ví dụ 2:
C thảo thuận với D về việc bán mảnh đất 200m2 thuộc quyền sử dụng của D. C và D ký một hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, có công chứng theo đúng quy định của pháp luật. Hai bên thỏa thuận, sau khi làm xong thủ tục sang tên bên mua là C sẽ thanh toán nốt 300 triệu.
Tuy nhiên, sau khi làm xong thủ tục sang tên trên văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện. C là bên mua đã không thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo đúng thỏa thuận. Do quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm D đã khởi kiện ra tòa án để đòi số tiền trên.
Như vậy, ví dụ này cho thấy D đã sử dụng quyền của mình đối với vấn đề yêu cầu thanh toán. Khi đó, theo đúng quy định của pháp luật D được quyền khởi kiện để yêu cầu C trả số tiền theo đúng thỏa thuận của hai bên.
Vai trò của pháp luật
Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Pháp luật đảm bảo cho sự vận hành, tồn tại của xã hội. Pháp luật đươc xây dựng dựa trên những nguyên tắc của đạo đức xã hội, nghề nghiệp. Pháp luật không chỉ là công cụ quản lý xã hội nó còn là công cụ quản lý của nhà nước giúp tạo ra một xã hội có tính trật tự, đề cao ý thức đạo đức, tạo nên một môi trường sống khoa học và lành mạnh hơn
Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống, xã hội. Một bộ máy nhà nước có hoàn chỉnh đến đâu cũng cần phải có pháp luật để làm phương tiện quản lý. Bởi lẽ, nhà nước không thể đứng ra giải quyết hết mọi vấn đề. Việc để ra pháp luật yêu cầu mọi đối tượng phải tuân thủ giúp cho xã hội vận hành theo những nguyên tắc nhất định mà không cần phải có sự theo dõi sát sao của các cấp chính quyền nhà nước. Việc giải quyết tranh chấp trong xã hội cũng đã có sự điều chỉnh của pháp luật.
Pháp luật còn lại phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Pháp luật mọi quốc gia đều có sự quy định rõ ràng và chặt chẽ về quyền và nghĩa vụ của công dân. Pháp luật đặt ra sự công bằng, bình đẳng giữa các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Ngay cả đối với nhóm yếu thế, pháp luật cũng đặt ra những quy định nhất định để bảo đảm quyền lợi của họ. Mọi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân đều bị cấm và phải chịu những chế tài của pháp luật.
Thực tiễn áp dụng pháp luật là gì?
Áp dụng pháp luật không chỉ là một hình thức thực hiện pháp luật mà còn là biện pháp bảo đảm cho pháp luật được thực hiện trong thực tiễn.
Thực tiễn áp dụng pháp luật có thể hiểu là hoạt động giải quyết các vụ việc thực tế cụ thể của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật, khi trong hệ thống pháp luật không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó. Tức để các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật. Hoặc ban hành các quyết định cụ thể để làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể.
Bên cạnh những mặt tích cực trong thực tiễn hoạt động thực hiện áp dụng pháp luật ở nước ta hiện nay thì trong thực tế vẫn còn tồn đọng một số hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện áp dụng pháp luật. Mặc dù có sự chỉ đạo của các cơ quan chức năng có thẩm quyền, đường lối chính trị đúng đắn của nhà nước. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn tồn tại một bộ phận không nhỏ thực hiện pháp luật trái với quy định nhà nước.
– Trong quá trình áp dụng pháp luật còn có tình trạng xét xử chưa đúng người, đúng tội. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do sai sót của người có thẩm quyền áp dụng quy phạm pháp luật. Hoặc do việc xét xử án chưa khách quan, minh bạch.
– Thủ tục xét xử còn rườm rà, tạo ra nhiều kẽ hở để người có thẩm quyền áp dụng pháp luật thực hiện các hành vi tiêu cực.
– Trong quá trình phát triển của đất nước về mọi mặt mà tiêu biểu là quá trình hội nhập đất nước, pháp luật càng xuất hiện nhiều “kẽ hở”, thiếu tính “dự đoán” dẫn tới việc áp dụng pháp luật gặp nhiều khó khăn.
– Có nhiều văn bản luật chồng chéo, không thống nhất gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật.
Cụ thể áp dụng pháp luật trong các lĩnh vực:
Trong lĩnh lực hình sự: Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cho thấy, xác định không đúng lỗi của người phạm tội đối với hậu quả chết người là cố ý hay vô ý sẽ dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực như định không đúng tội, không đảm bảo được tính công minh, có căn cứ và đúng pháp luật của hình phạt được quyết định. Làm giảm hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Trong lĩnh vực dân sự: Trong lĩnh vực dân sự không phải bao giờ và khi nào cũng có các quy phạm pháp luật sẵn có để có thể áp dụng trực tiếp. Do vậy việc áp dụng tập quán và áp dụng quy phạm pháp luật vẫn có thể còn được sử dụng trong lĩnh vực dân sự.
Khi hệ thống pháp luật dân sự của Nhà nước ta ngày một hoàn thiện hơn, phù hợp với cuộc sống thực tế. Thì lúc này việc áp dụng pháp luật sẽ chỉ được áp dụng trong trường hợp thật sự cần thiết. Có như vậy thì mới có thể từng bước đảm bảo các yêu cầu của một nhà nước pháp quyền.
Trong lĩnh vực hành chính: Các hoạt động áp dụng pháp luật này được thực hiện thường xuyên, liên tục trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Và liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. Do đó, đây là một hình thức quản lý quan trọng do rất nhiều chủ thể có thẩm quyền thực hiện trong quản lý hành chính nhà nước.
Tuy nhiên, trong thực tiễn của hoạt động xử phạt, không ít trường hợp: chủ thể có thẩm quyền xử phạt đã vi phạm các yêu cầu của hoạt động xử phạt. Đó là xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Ngoài ra, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính cũng còn những “kẽ hở” để các chủ thể có thẩm quyền thực hiện hành vi tiêu cực. Bởi vì các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính còn bộc lộ nhiều hạn chế.
Câu hỏi thường gặp
Điểm giống nhau giữa văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật là gì?
– Đều là văn bản có tính pháp lý, tức là văn bản do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ban hành.
– Đều có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các tổ chức hoặc cá nhân có liên quan.
– Đều được ban hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
– Đều được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp nhất định.
– Đều được dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Áp dụng pháp luật có mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào?
Có 4 giai đoạn, đó là:
Phân tích đánh giá nội dung, điều kiện hoàn cảnh sự kiện thực tế cần áp dụng pháp luật;
Lựa chọn quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc đưa ra các quyết định áp dụng pháp luật;
Đưa ra quyết định áp dụng pháp luật: giai đoạn phản ánh kết quả thực tế quá trình áp dụng pháp luật;
Tổ chức thực hiện quyết định áp dụng pháp luật trên thực tế.
Mọi vướng mắc về ví dụ về áp dụng pháp luật bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ công ty luật uy tín Luật Trần và Liên Danh.