Tội xâm phạm quyền khiếu nại tố cáo quy định tại Điều 166 Bộ luật hình sự

Tội xâm phạm quyền khiếu nại tố cáo quy định tại Điều 166 Bộ luật hình sự

Tội xâm phạm quyền khiếu nại tố cáo tại Điều 166 Bộ luật hình sự

Theo quy định tại Điều 166 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về Tội xâm phạm quyền khiếu nại tố cáo như sau:

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc hành vi khác cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Trả thù người khiếu nại, tố cáo;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

d) Dẫn đến biểu tình;

đ) Làm người khiếu nại, tố cáo tự sát.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Tội xâm phạm quyền khiếu nại tố cáo quy định tại Điều 166 Bộ luật hình sự
Tội xâm phạm quyền khiếu nại tố cáo quy định tại Điều 166 Bộ luật hình sự

Cấu thành Tội phạm tại Điều 166 Bộ luật hình sự

Mặt khách quan 

Mặt khách quan của Tội xâm phạm quyền khiếu nại tố cáo có các dấu hiệu sau:

– Về hành vi. Có một trong các hành vi sau:

+ Có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc khiếu nại, tố cáo. Được hiểu là người phạm tội đã sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình (như một phương tiện phạm tội) để làm cho người khác không thực hiện được việc khiếu nại, tố cáo (như thủ trưởng ra lệnh cấm nhân viên không khiếu nại…)

+ Có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc cản trở việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo. Được hiểu là người có chức vụ, quyền hạn đã sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để làm cho việc xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo không được tiến hành hoặc tuy tiến hành nhưng rất khó khăn.

Ví dụ:

Thủ trưởng không cho phép cấp dưới tiến hành xác minh vụ khiếu nại, làm cho việc khiếu nại không giải quyết được.

+ Có hành vi của người có trách nhiệm cố ý không chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét khiếu nại, tố cáo giải quyết khiếu nại, tố cáo. Được hiểu là người phạm tội cố tình không thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực thi hành của cơ quan có thẩm quyền.

Ví dụ: Thủ trưởng cơ quan đã từ chối không nhận nhân viên trở lại làm việc sau khi đã có quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan cấp trên buộc khôi phục lại quyền lợi của người này do trước đó họ bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật.

+ Có hành vi trả thù người khiếu nại, tố cáo: Được hiểu là xuất phát từ việc người bị hại có khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật nên người bị khiếu nại, tố cáo đã có hành vi trái pháp luật người khiếu nại, tố cáo nhằm gây thiệt hại cho họ về vật chất hoặc tinh thần.

Ví dụ: Thủ trưởng cơ quan đã cho thôi việc người đã tố cáo mình mặc dù họ không vi phạm kỷ luật gì.

– Về hậu quả. Đối với hành vi cố ý không chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo thì việc gây thiệt hại cho ngươi khiếu nại, tố cáo là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Lưu ý:

+ Khiếu nại được hiểu là việc công dân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật khiếu nại tố cáo, đề nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ công chức khi cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

+ Tố cáo được hiểu là việc công dân theo qui định của pháp luật vê khiêu nại tố cáo báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân, người có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

+ Nếu hành vi trả thù gây thiệt hại nhưng cấu thành một tội phạm khác độc lập với tình tiết định khung của tội này thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh đó mà không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.

Còn nếu hành vi trả thù đó cũng phạm vào một tội độc lập nhưng không có tình tiết định khung vì động cơ trả thù thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội gồm tội này và tội tương ứng đó.

Ví dụ: A bị B tố cáo nên đã có hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến B lột trần truồng B trước đám đông. A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác và tội xâm phạm quyền khiếu nại tố cáo. 

Đối với điểm a khoản 1 và khoản 2 điều này, tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có hành vi cụ thể nhằm cản trở việc khiếu nại tố cáo hay cản trở việc xét giải quyết khiếu nại tố cáo hoặc hành vi cụ thể nhằm trả thù người khiếu nại tố cáo. Hậu quả của các hành vi phạm tội trên không phải là dấu hiệu bắt buộc nhưng là tình tiết đánh giá tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.

Khách thể

Hành vi phạm tội xâm phạm đến quyền khiếu nại, tố cáo của công dân (được Hiến pháp, pháp luật về khiếu nại, tố cáo quy định).

Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Chủ thể

Đối với trường hợp cản trở việc khiếu nại, tố cáo, không chấp hành quyết định xét khiếu nại, tố cáo của công dân thì chủ thể là người có chức vụ, quyển hạn (chủ thể đặc biệt) hoặc người có trách nhiệm khác trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Đối với trường hợp trả thù người khiếu nại, tố cáo thì chủ thể vừa có thể là người có chức vụ, quyền hạn vừa có thể là bất kỳ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Hình phạt tại Điều 166 Bộ luật hình sự

Mức hình phạt của phạm Tội xâm phạm quyền khiếu nại tố cáo được chia thành hai khung, cụ thể như sau:

– Khung một (khoản 1)

Có mức hình phạt là phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan.

– Khung hai (khoản 2)

Có mức hình phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Được áp dụng đôí với trường hợp người bị khiếu nại, tố cáo có hành vi trả thù người khiếu nại, tố cáo (xem giải thích ở mặt khách quan).

– Hình phạt bổ sung

Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tuỳ từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

Trên đây là nội dung tội phạm theo tại Điều 166 Bộ luật hình sự về Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới  Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách có thể liên hệ với Luật Trần và Liên Danh để được hỗ trợ nhanh nhất.

 

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139