Skc là đất gì

skc la dat gi

Trên bản đồ địa chính, chúng ta thường thấy xuất hiện những ký hiệu đất để phân biệt từng khu vực khác nhau, đặc biệt là ký hiệu đất SKC. Vậy skc là đất gì ? ký hiệu đất skc là gì? Có được xây dựng nhà ở trên đất SKC không? Thủ tục xin chuyển đất SKC sang đất ở như thế nào? Bài viết sau, chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn những  kiến thức xoay quanh  các vấn đề liên quan về đất SKC.

Đất SKC là đất gì?

Đất SKC là đất phi nông nghiệp, được sử dụng vào mục đích sản xuất công nghiệp, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp và kinh doanh, dịch vụ; bao gồm đất khu công nghiệp; cơ sở sản xuất, kinh doanh; cho hoạt động khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng…

Có thể hiểu đơn giản đây là loại đất để sản xuất, kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp không được sử dụng cho nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, làm vườn,….

Thời hạn sử dụng đất SKC

Tất cả các loại đất đều có thời hạn sử dụng. Trong đó đất SKC có thời hạn sử dụng tối đa từ 50 đến 70 năm. 

Đất phi nông nghiệp SKC có được xây dựng nhà ở không?

Sau khi đã biết về loại đất SKC là gì thì việc sử dụng đất phải “đúng mục đích sử dụng đất” thì mới không vi phạm pháp luật (Theo Khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai 2013). Như đã nói ở trên đất SKC là đất dùng vào mục đích sản xuất, kinh doanh. Vì vậy đất SKC không phải là đất ở, xây nhà. Do đó, để xây nhà trên đất phi nông nghiệp bắt buộc phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Nếu được các cơ quan có thẩm quyền chấp nhận thì bạn mới có thể xây nhà trên đất SKC.

Đất sản xuất kinh doanh có được thế chấp hay không?

Căn cứ điều 188 Luật đất đai 2013, điều kiện thực hiện các quyền như: Chuyển đổi, chuyển nhượng, …trong đó có thế chấp quyền sử dụng đất như sau:

–        Đất phải có giấy chứng nhận, không có tranh chấp,  không bị tòa án kê biên tài sản và đất còn trong thời hạn sử dụng.

Như vậy, nếu đất đã có giấy chứng nhận là sổ đỏ và thỏa các điều kiện trên thì được phép giao dịch dân sự thế chấp, cầm cố bình thường.

Trên thực tế, tuy pháp luật cho phép thế chấp, nhưng thông thường đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp bị giới hạn một số quyền như:

–        Hạn chế đối tượng giao dịch chuyển nhượng, mua bán.

–        Phải sử dụng đúng mục đích, tính chất và đối tượng, vì theo khoản 1, điều 65, luật đất đai có quy định:“Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm: Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm”

Cho nên, vì các điểm hạn chế nêu trên, mà gây bất lợi về tính thanh khoản của bất động sản có mục đích sử dụng là “đất sản xuất kinh doanh”.

Chuyển đổi đất sản xuất, kinh doanh sang đất ở phải xin phép

Căn cứ theo điểm e khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013, khi chuyển mục đích sử dụng từ đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp sang đất ở phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; nếu không có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nhưng tự ý chuyển sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.

Khi người sử dụng đất có nhu cầu chuyển đất sản xuất, kinh doanh sang đất ở phải chuẩn bị hồ sơ và nộp theo quy định để xin phép chuyển mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên cơ quan Nhà nước dựa theo 02 căn cứ sau để ra quyết định:

– Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt có cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không? Nếu không cho phép thì không được chuyển mục đích sử dụng đất.

– Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.

Như vậy, chỉ khi nào có đủ 02 căn cứ trên thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới ban hành quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Thủ tục chuyển đất sản xuất, kinh doanh sang đất ở

Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm

– Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Quy trình chuyển đất sản xuất, kinh doanh sang đất ở

Bước 1: Nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

– Sau khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện những công việc sau:

    Thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất.

    Trình UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

    Chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

– Hộ gia đình, cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định (nộp đúng số tiền và đúng thời hạn theo thông báo của cơ quan thuế).

Bước 4: Trả kết quả

Thời gian giải quyết: không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

skc la dat gi
skc là đất gì

Mức phạt tiền khi tự ý chuyển đất phi nông nghiệp sang đất ở

Theo Điều 12 Nghị định 29/2019/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai. Sử dụng đất trong nhóm đất phi nông nghiệp vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm đ, e và g khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai 2013, sẽ bị xử phạt.

Phân biệt đất SKC và đất ONT 

Khi tìm hiểu về đất skc là gì, nhiều người thường băn khoăn, so sánh với đất ONT là gì? Vậy hai loại đất này có điểm gì giống và khác nhau? Cùng Homedy.com tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây. ONT và SKC đều ký hiệu các loại đất, trong đó:

ONT là đất thổ cư. Vì vậy, chủ sở hữu có thể xây dựng nhà ở. Nếu chưa dùng để xây nhà, chủ sở hữu cũng có thể sử dụng để trồng cây hàng năm mà không bị xử phạt do chưa có điều luật quy định về điều này.

Còn SKC là đất phi nông nghiệp. Như đã nói ở trên, nó được sử dụng cho các mục đích sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, tiểu công nghiệp hoặc kinh doanh dịch vụ. Đây không phải là loại đất để xây dựng nhà ở. Nếu muốn xây nhà trên đất SKC, chủ sở hữu phải thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp.

Quy định về việc sử dụng đất SKC là gì?

Sau khi đã hiểu đất SKC là gì, nhà đầu tư cần nắm rõ những quy định về loại đất này để tránh vi phạm cũng như đảm bảo quyền lợi của mình trong quá trình sử dụng đất.

Chế độ sử dụng đất SKC

Khoản 2 điều 153 Luật Đất đai 2013 đã quy định đầy đủ, chi tiết và rõ ràng về chế độ sử dụng đất SKC. Trong đó, việc dùng đất skc phải phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng do Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 

Ngoài ra, cá nhân, tổ chức sử dụng đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp cần phải thực hiện nghiêm chỉnh theo các quy định về bảo vệ môi trường.

Hình thức sử dụng đất SKC

Theo Khoản 3 Điều 3 thuộc Luật đất đai 2013, công dân được sử dụng đất  theo hình thức sở hữu, mua lại hoặc thuê lại, cụ thể như sau:

– Cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức kinh tế được sử dụng đất skc dưới hình thức Nhà nước cho thuê; thuê lại đất có liên kết với kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất của cá nhân, gia đình hay các tổ chức kinh tế, người dân Việt Nam định cư ở nước ngoài.

– Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, công dân có thể thông qua hình thức thuê đất của Nhà nước để sử dụng đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đồng thời được quyền thuê lại đất của cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức kinh tế tại Việt Nam.

– Người dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định theo Khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai 2013 có quyền được tặng quyền sử dụng đất hoặc nhận thừa kế, xây dựng mặt bằng cơ sở sản xuất, thương mại dịch vụ.

– Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được sử dụng đất SKC dưới hình thức: thuê đất của Nhà nước Việt Nam; thuê hay thuê lại đất của các tổ chức kinh tế, người dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; thuê lại đất có liên kết với kết cấu hạ tầng của công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Quy định về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất SKC

Theo Khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai 2013, công dân không được phép xây dựng nhà ở trên đất phi nông nghiệp. Do đó, người sử dụng có mong muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất của mình cần chuẩn bị đầy đủ và chính xác hồ sơ, thủ tục xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất và nộp tài liệu cho Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất. 
Cơ quan chức năng sẽ phụ thuộc vào 2 tiêu chí: nhu cầu sử dụng có hợp lý và đất chuyển đổi có phù hợp với kế hoạch sử dụng đất của địa bàn hay không để cấp phép chuyển đổi mục đích sử dụng cho chủ sở hữu.

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 3 Luật đất đai 2013, chủ sở hữu đất sử dụng đất thương mại dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sử dụng đất dưới các hình thức sau:

Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế sử dụng đất SKC thông qua hình thức Nhà nước cho thuê đất; thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của cá nhân, gia đình hoặc tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp thông qua hình thức thuê đất của Nhà nước; thuê đất, thuê lại đất của gia đình, tổ chức kinh tế,  cá nhân hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định trong Khoản 1 Điều 186, Luật Đất đai 2013 còn được tặng cho quyền sử dụng đất, được nhận thừa kế để xây dựng mặt bằng cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, thương mại, dịch vụ.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất SKC thông qua hình thức thuê đất của Nhà nước; thuê đất hoặc thuê lại đất của tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Trên đây chúng tôi đã giải thích cho bạn chi tiết về khái niệm đất skc là gì, các quy định về việc sử dụng đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp. Hy vọng đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139